hoạt động cho vay
Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đó là quá trình đồng bộ, có tính chất liên hoàn, theo trình tự nhất định và có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau.
Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc xây dựng một mô hình tổ chức thích hợp cho hoạt động của ngân hàng. Trong đó nhiệm vụ các phòng ban, đơn vị chức năng được xác định rõ ràng công việc liên quan cho hoạt động cho vay, đó là cơ sở cho việc phân công nhiệm vụ cho từng vị trí, cá nhân.
Quy trình tín dụng còn là cơ sở để kiểm soát tiến trình cấp tín dụng cho phù hợp với thực tiễn. Thông qua kiểm soát thực hiện quy trình tín dụng, nhà quản trị ngân hàng nhanh chóng xác định những khâu, những công việc cần điều chỉnh cũng như hướng đào tạo và phân công tương lai nhằm hạn chế tối đa rủi ro trong việc ra quyết định tín dụng. Ngoài ra việc tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau cho vay cũng như kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình nghiệp vụ của cán bộ tín dụng sẽ đảm bảo an toàn trong kinh doanh vì chất lượng tín dụng cũng là một tiền đề quan trọng để thực hiện mở rộng tín dụng vững chắc, an toàn, lâu dài.
Thông qua kiểm tra, kiểm soát sẽ giúp Techcombank nắm bắt được thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Trên cơ sở đó có biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Do đó, Ngân hàng cần phải:
Thứ nhất, thiết lập một cơ chế vận hành hợp lý có hiệu quả để giám sát các
Thứ hai, tiến hành một cách thường xuyên, có kế hoạch việc kiểm tra, kiểm soát theo những nội dung nhất định. Trên cơ sở kểt quả kiếm tra phát hiện những sai sót tồn tại cần được thông báo kịp thời những tồn tại đó cho các cấp lãnh đạo có liên quan để có biện pháp xử lý kịp thời theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Thứ ba, thực hiện nghiêm ngặt kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Trong quá trình kiểm tra, giám sát vốn vay, ngân hàng cần thường xuyên đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích và hiệu quả hay không. Nếu phát hiện những vi phạm Ngân hàng phải thực hiện xử lý theo quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật, và có những biện pháp đối phó thích hợp nhằm bảo toàn cho đồng vốn.
Thứ tư, kết hợp với việc kiểm tra đột xuất các vụ việc, những điểm, những
khâu mà thông qua thông tin thu nhận được cho thấy có những vấn đề không ổn có thể dẫn tới rủi ro. Từ đó có kết luận tồn tại, sai phạm, tìm ra nguyên nhân và biện pháp giải quyết triệt để những tồn tại đó.
Thứ năm, cần có biện pháp quản lý chặt chẽ đối với khách hàng có dư nợ lớn
như bố trí cán bộ có năng lực phụ trách, thường xuyên bám sát đơn vị, phân tích đánh giá khách hàng để có định hướng quản lý dư nợ và đầu tư trong từng thời kỳ.
Thứ sáu, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ toàn Ngân hàng nhằm thanh lọc những cán bộ tín dụng mất phẩm chất, tiêu cực, gây thất thoát tài sản và làm mất uy tín của Ngân hàng.