Khách hàng doanh nghiệp lớn trong hoạt động tín dụng của Techcombank

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (Trang 51)

3.2.1.1. Điều kiện khách hàng doanh nghiệp lớn của Techcombank

Tại Techcombank các doanh nghiệp được phân loại theo nhóm khách hàng (lớn, vừa và nhỏ) thông qua một hệ thống chấm điểm dựa trên các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Hệ thống chấm điểm xác định quy mô của khách hàng dựa trên các tiêu chí chủ yếu là vốn, lao động, doanh thu thuần và tổng tài sản,… trong đó lưu ý:

- Vốn điều lệ: thu thập số liệu trên Báo cáo tài chính;

- Lao động: Căn cứ trên bảng trả lương tại thời điểm cuối năm hoặc trong thuyết minh Báo cáo tài chính. Nếu doanh nghiệp có sử dụng lao động

thời vụ thì chỉ tính số công nhân làm tối thiểu 3 tháng trở lên;

- Doanh thu thuần: lấy số liệu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; - Tổng tài sản: căn cứ trên báo cáo tài chính của khách hàng.

Dựa theo các tiêu chí trên các khách hàng được chấm điểm và tổng điểm của khách hàng sẽ là căn cứ để ngân hàng xếp hạng quy mô của khách hàng là doanh

nghiệp siêu lớn, doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ. Cụ thể với những khách hàng đạt được tổng điểm từ 90-100 điểm sẽ được xếp là doanh nghiệp siêu lớn, từ 70-89 điểm là doanh nghiệp lớn, 30-69 điểm là doanh nghiệp vừa và nhỏ, và dưới 30 điểm là doanh nghiệp siêu nhỏ.

3.2.1.2. Một số khách hàng doanh nghiệp lớn chủ yếu giai đoạn 2012-2014

Hiện nay Techcombank đang giao dịch với hơn 300 khách hàng doanh nghiệp lớn trong nước, trong đó một số khách hàng doanh nghiệp lớn điển hình như Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tập đoàn Masan, Công ty Samsung Vina, Công ty unilever Việt Nam, Công ty Cổ phần FPT, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát…

Thông tin chung một số khách hàng doanh nghiệp lớn điển hình:

- Công ty Cổ phần FPT: Thành lập ngày 13/09/1988, trong gần 26 năm phát triển, FPT luôn là công ty Công nghệ thông tin và Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam với doanh thu 28.647 tỷ đồng, tương đương 1,36 tỷ USD (Báo cáo tài chính 2013), tạo ra hơn 17.000 việc làm và giá trị vốn hóa thị trường (tại 28/2/2014) đạt 17.608 tỷ đồng, nằm trong số các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất tại Việt Nam (theo báo cáo của Vietnam Report 500). Với các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin và Viễn thông, FPT cung cấp dịch vụ tới 57/63 tỉnh thành tại Việt Nam, không ngừng mở rộng thị trường toàn cầu. Đến thời điểm hiện tại, FPT đã có mặt tại 17 quốc gia gồm: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Singapore, Mỹ, Anh, Nhật Bản, Malaysia, Úc, Pháp, Philippines, Đức, Myanmar, Kuwait, Bangladesh và Indonesia.

- Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát: Tập đoàn Hòa Phát là tập đoàn sản xuất công nghiệp tư nhân hàng đầu của Việt Nam. Sản xuất các sản phẩm liên quan như than coke, quặng sắt chiếm tỷ trọng khoảng 75% doanh thu là lĩnh vực chủ lực của Tập đoàn. Kết thúc năm 2013, Tập đoàn Hòa Phát đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch sản xuất kinh doanh. Cụ thể, doanh thu đạt 19.200 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.010 tỷ đồng lần lượt vượt 4% và 68% kế hoạch. Tổng số nộp NSNN toàn Tập đoàn trên toàn quốc đạt 1.836 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (Trang 51)