lớn tại Techcombank
Hiện nay Techcombank đã và đang tập trung cải tiến quy trình cung cấp sản phẩm tín dụng sát với thực tế kinh doanh và theo từng nhóm đối tượng khách hàng. Các sản phẩm được sửa đổi và điều chỉnh phù hợp với từng nhóm khách hàng nhỏ. Những hoạt động này giúp Techcombank có tăng trưởng trên nhóm khách hàng vay tốt. Ngân hàng tiếp tục đi tiên phong trong công cuộc tối ưu hóa các quy trình hoạt động, đặc biệt đối với quy trình phê duyệt tín dụng, giải ngân, và quản lý tài sản bảo đảm. Cụ thể Techcombank đã cắt giảm số lượng các khâu xử lý quy trình riêng lẻ, nâng cao chất lượng hoạt động của từng khâu, và nhờ đó mang lại giá trị về thời gian cho khách hàng. Những cải tiến này sẽ đặt nền móng cho việc nâng cao hơn nữa chất lượng các quy trình hoạt động trong hệ thống, đồng thời góp phần giúp cho quá trình giải ngân diễn ra nhanh chóng và dễ dàng, theo đó dư nợ tín dụng và doanh số tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn cũng sẽ tăng lên.
3.2.3.1. Quy mô và tốc độ phát triển Doanh số tín dụng KHDNL
Biểu đồ 3.6: Quy mô và tốc độ phát triểnDoanh số tín dụng KHDNL giai đoạn 2012–2014
(Nguồn: Báo cáo Tài chính hợp nhất Techcombank 2012-2014)
- Về quy mô Doanh số tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn: Doanh
sau cao hơn năm trước trong giai đoạn 2012-2014. Năm 2012, doanh số tín dụng của các doanh nghiệp lớn này là 4.641 tỷ đồng và đã tăng thêm 726 tỷ đồng để đạt 5.367 tỷ đồng vào năm 2013. Sang năm 2014 doanh số tín dụng chỉ tăng 375 tỷ đồng so với năm 2013 để dạt mức Doanh số là 5.742 tỷ đồng.
- Về tốc độ phát triển Doanh số tín dụng khách hàng doanh nghiệp lớn: Các
chỉ tiêu từng năm trong giai đoạn 2012-2014 đều trên 100%, chứng tỏ hoạt động tín dụng KHDNL của Techcombank luôn có sự phát triển, tuy nhiên xu hướng phát triển không ổn định. Năm 2013, Tốc độ phát triển Doanh số tín dụng của nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn đạt cao nhất (tăng 16% so với 2012), năm 2014 tốc độ phát triển có giảm và ở mức thấp nhất trong 3 năm (2012-2014) tăng trưởng 7% so với năm trước.
3.2.3.2. Quy mô và tốc độ phát triển Dư nợ tín dụng KHDNL
Biểu đồ 3.7: Quy mô và tốc độ phát triểnDƣ nợ tín dụng KHDNL Giai đoạn 2012-2014
(Nguồn: Báo cáo Tài chính hợp nhất Techcombank 2012-2014)
- Về quy mô Dư nợ tín dụng đối với KHDNL: Cùng với sự tăng trưởng của
Doanh số tín dụng, Dư nợ tín dụng của các doanh nghiệp lớn tại Techcombank cũng có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 2012, Dư nợ tín dụng của các doanh nghiệp lớn này là 3.622 tỷ đồng, tăng 271 tỷ đồng so với năm 2011. Năm 2013 dư nợ tín dụng
khách hàng doanh nghiệp lớn là 4.061 tỷ đồng, tăng 439 tỷ đồng so với năm 2012. Sang năm 2014 Dư nợ tín dụng tăng nhẹ (58 tỷ đồng) so với năm 2013.
- Về tốc độ phát triển Dư nợ tín dụng KHDNL: Các Chỉ tiêu từng năm trong
giai đoạn 2012-2014 lớn hơn 100% chứng tỏ hoạt động tín dụng KHDNL của Techcombank luôn có sự phát triển, tuy nhiên sự phát triển không ổn định qua các năm, xu hướng biến động giống chỉ tiêu Doanh số tín dụng. Năm 2013, Tốc độ phát triển Dư nợ tín dụng của nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn đạt cao nhất (tăng 12% so với năm 2012), năm 2014 tố độ phát triển có giảm và ở mức thấp nhất trong 3 năm (tăng trưởng 1% so với năm 2013).
3.2.3.3 Cơ cấu Dư nợ hoạt động tín dụng KHDNL
Bảng 3.2: Cơ cấu Dƣ nợ tín dụng của Techcombank giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: Tỷ đồng/% Năm Dƣ nợ tín dụng KHDNVVN Dƣ nợ tín dụng KHDNL Dƣ nợ tín dụng KHDN Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2012 37.107 91,1% 3.622 8,9% 40.729 100% 2013 43.362 91,4% 4.061 8,6% 47.423 100% 2014 45.285 91,7% 4.119 8,3% 49.404 100%
(Nguồn: Báo cáo Tài chính hợp nhất Techcombank 2012-2014)
Bảng số liệu trên cho thấy Tỷ trọng Dư nợ tín dụng KHDNL của Techcombank có sự giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2012-2014 (từ 8,9% năm 2012 xuống còn 8,6% trong năm 2013, còn 8,3% năm 2014). Điều đó chứng tỏ hoạt động tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển mạnh hơn hoạt động tín dụng KHDNL trong Ngân hàng.
3.2.3.4. Mức tăng số lượng KHDNL
Bảng 3.3: Số lƣợng khách hàng doanh nghiệp giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: doanh nghiệp
tuyệt đối 2013 & 2012 2014 & 2013 2013 & 2012 2014 & 2013 Số lượng KHDN 47.325 45.368 48.739 - 1.957 3.371 95,9% 107,4% Số lượng KH DNVVN 47.010 45.047 48.403 - 1.963 3.356 95,8% 107,4% Số lượng KHDNL 315 321 336 6 15 101,9% 104,7% Tỷ trọng KHDNL 0,67% 0,71% 0,69%
(Nguồn: Báo cáo Tài chính hợp nhất Techcombank 2012-2014)
Có thể nhận thấy số lượng khách hàng doanh nghiệp lớn luôn ổn định và tăng đều qua các năm. Tuy năm 2013, số lượng khách hàng doanh nghiệp giảm tới 1.957 doanh nghiệp so với 2012 song sự sụt giảm này chủ yếu đến từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn đối tượng là khách hàng doanh nghiệp lớn vẫn có sự tăng trưởng thêm 6 doanh nghiệp (tăng 1,9%). Năm 2014, số KHDNL tăng thêm 15 doanh nghiệp (tăng 4,7%) so với năm 2013.
Trong điều kiện kinh tế có nhiều biến động thì số lượng khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ cũng biến động theo nhưng với khách hàng là các doanh nghiệp lớn thì con số này không có nhiều biến động. Sự tăng lên về số lượng khách hàng doanh nghiệp lớn cũng là nguyên nhân giúp cho dự nợ của đối tượng này tăng đều qua các năm. Sự tăng lên về số lượng khách hàng là do Techcombank đã biết phát triển hệ thống sản phẩm, chính sách phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường thông qua việc triển khai hơn 20 sản phẩm trong năm 2014, trong đó có 13 sản phẩm chuyên biệt theo ngành. Không dừng lại ở đó, Techcombank còn liên tục cải tiến trong phương thức vận hành, quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tối đa các nhu
cầu tài chính doanh nghiệp thông qua các hoạt động tìm hiểu chuyên sâu về đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2.3.3. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng KHDNL
Bảng 3.4: Thu nhập lãi thuần KHDNL giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Thu nhập lãi thuần chung 5.116 4.336 5.773
Thu nhập lãi thuần KHDNL 812 674 871
Tỷ trọng thu nhập lãi thuần KHDNL
15,9% 15,5% 15,1%
(Nguồn: Báo cáo Tài chính hợp nhất Techcombank 2012-2014)
Trong giai đoạn 2012-2014 số lượng KHDNL chỉ chiếm khoảng 0,7% số lượng khách hàng doanh nghiệp nhưng tỷ trọng thu nhập lãi thuần của các doanh nghiệp lớn luôn chiếm hơn 15% thu nhập lãi thuần. Để đạt đượt những điều này là do ngân hàng đã thực hiện được một loạt các biện pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng đối với đối tượng khách hàng này, cụ thể đó là:
- Tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm và dịch vụ cho mỗi phân khúc, thiết lập cơ cấu tổ chức nhằm định vị giá trị khách hàng tối ưu cho tất cả các khách hàng ở mỗi phân khúc mục tiêu.
- Định hướng tập trung phát triển các giải pháp về Ngân hàng giao dịch, trước mắt là các giải pháp Quản lý dòng tiền, Hệ thống tài trợ chuỗi cung ứng trực tuyến, Thanh toán quốc tế/tài trợ dựa trên các nền tảng công nghệ hiện đại.
- Kết hợp chặt chẽ với các giải pháp của mảng Nguồn Vốn và thị trường tài chính và mảng Ngân hàng Đầu tư nhằm xây dựng các giải pháp tài chính cao cấp và hiệu quả cho khách hàng.
- Tập trung vào bán chéo với các Khối kinh doanh khác nhằm tạo ra chuỗi giá trị cho ngân hàng; khai thác hiệu quả cao nhất từ chuỗi khách hàng.
3.2.3.6. Tỷ lệ nợ xấu KHDNL
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2013 2012 Nợ xấu KHDNL 75 116 76 Tổng dư nợ KHDNL 4.119 4.061 3.622 Tỷ lệ nợ xấu KHDNL 1,8% 2,9% 2,1% Tỷ lệ nợ xấu chung 2,4% 3,6% 2,7%
(Nguồn: Báo cáo Tài chính hợp nhất Techcombank 2012-2014)
Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của đối tượng khách hàng doanh nghiệp lớn tại Techcombank là khá thấp vào thời điểm cuối năm, tỷ lệ này luôn ổn định dưới 3% và luôn thấp hơn tỷ lệ nợ xấu chung của toàn ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu của KHDNL tại Techcombank tăng từ 2,1% cuối năm 2012 lên 2,9% năm 2013. Trong năm 2013, ngân hàng đã thực hiện hàng loạt biện pháp để tăng cường kiểm soát quản trị rủi ro. Tuy nhiên, nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng liên tục phải đối mặt với nhiều thách thức, chất lượng danh mục của toàn ngành Ngân hàng tại Việt nam nói chung phải đối mặt với tỷ lệ nợ xấu tăng cao và Techcombank cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, Ngân hàng tiếp tục giảm rủi ro cho bảng cân đối bằng mức trích lập dự phòng cao và bán tương đương hơn 2 nghìn tỷ đồng nợ xấu cho VAMC trong năm 2013. Techcombank Ngân hàng tiếp tục đặt trọng tâm vào công tác tăng cường chất lượng tín dụng, và các hoạt động giảm thiểu rủi ro để đảm bảo một bảng cân đối mạnh.
Với việc quản trị rủi ro nhất quán, thận trọng và minh bạch, Ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro 1.414 tỷ đồng cho các khoản nợ. Tính đến 31/12/2013, Ngân hàng đã bán gần 2 nghìn tỷ đồng nợ xấu cho Công ty Quản lý Tài sản của các Tổ chức Tín dụng Việt Nam (VAMC). Dự phòng rủi ro mất vốn được duy trì ở mức 1.414 tỷ đồng, giảm 36 tỷ so với năm 2012 do tác động của môi trường kinh tế khó khăn và cách tiếp cận thận trọng trong việc đánh giá nợ xấu (NPL). Tính đến ngày 31/12/2013, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng đang ở mức 3,6%, giảm mạnh so với mức 5,9% tại thời điểm 30/9/2013, riêng tỷ lệ nợ xấu của KHDNL giảm với mức tương ứng từ 4,5% tại thời điểm 30/9/2013 về mức 2,9% vào cuối năm 2013. Ngân hàng
đã và đang chú trọng công tác quản lý và thu hồi nợ xấu, song song với việc kiểm soát rủi ro tín dụng theo các chuẩn mực quốc tế.
Đến năm 2014, tỷ lệ nợ xấu đối với các doanh nghiệp lớn đã giảm từ 2,9% vào cuối năm 2013 còn 1,8% cuối năm 2014. Mặc dù đã có những dấu hiệu khôi phục, năm 2014 vẫn chứng kiến nhiều thách thức trong nền kinh tế vĩ mô. Ngành ngân hàng cũng tiếp tục trải qua những thay đổi cơ cấu chưa từng có tiền lệ, các ngân hàng và định chế tài chính gặp nhiều khó khăn khi cố gắng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, trong khi vẫn chịu sức ép của chỉ số nợ xấu cao.
Với những biện pháp quản trị rủi ro thận trọng, minh bạch và các sáng kiến nhằm giảm thiểu rủi ro cho bảng cân đối kế toán, Ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro 2.258 tỷ đồng cho các khoản nợ quá hạn, tăng 60% so với mức trích lập năm 2013. Chi phí trích lập dự phòng cao hơn phần lớn là do định giá lại tài sản đảm bảo trong năm 2014 và do trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu đã bán sang Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức Tín dụng Việt Nam (VAMC). Ngân hàng đã bán tổng 1.738 tỷ đồng nợ xấu, nâng tổng khối lượng nợ xấu đã bán sang VAMC lên 3.807 tỷ đồng. Cùng với các biện pháp quản trị rủi ro chặt chẽ và hiệu quả nhằm kiểm soát các nợ xấu hiện tại cũng như ngăn ngừa nợ xấu mới, tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2014 ở mức 2,38% cải thiện đáng kể so với mức 3,56% tại thời điểm cuối năm 2013.
(Nguồn: Báo cáo Tài chính hợp nhất Techcombank 2012-2014)