Kiến nghị đối với Chính phủ và cơ quan Nhà nước

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (Trang 91)

- Nhà nước cần tôn trọng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. NHTM hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, nên có khả năng nắm bắt và luân chuyển cung ứng tiền tệ trên thị trường. Qua NHTM, Nhà nước thực hiện nhiệm vụ điều tiết tiền tệ của mình.

- Tạo một môi trường pháp lý lành mạnh: Để đảm bảo cho nền kinh tế xã hội ổn định và phát triển nhanh đòi hỏi phải có pháp luật điều chỉnh, tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh trong nền kinh tế. Nhà nước cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế cho phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, cần thiết cho hoạt động kinh tế, trước mắt tập trung vào lĩnh vực quan trọng nhằm phát huy nội lực, huy động cho đầu tư phát triển, xây dựng cơ chế quản lý tài chính, đất đai, các văn bản triển khai luật doanh nghiệp.

- Chính phủ cần hoàn thành khung pháp lý, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, thiết lập mối quan hệ bảo hộ cạnh tranh đối với sản xuất trong và ngoài nước. Bảo hộ để phát huy năng lực sản xuất của các doanh nghiệp, thực hiện điều chỉnh mức thuế nhập khẩu và hàng rào thuế quan giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh. Nhưng Chính phủ cũng cần phải có chính sách hợp lý để các doanh nghiệp này không ỷ vào đó mà không chịu nâng cao tính cạnh tranh của mình.

- Nhà nước cần củng cố và phát triển hiệp hội ngân hàng để có thể giúp đỡ cho các ngân hàng tạo chỗ đứng trên thị trường quốc tế, giúp cho các ngân hàng học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau hòa nhập vào môi trường kinh doanh thế giới đầy hấp dẫn nhưng cũng tiềm ẩn vô vàn nguy cơ.

- Chính phủ cũng cần có biện pháp tác động đối với các công trình xây dựng

cơ bản thường xuyên gặp phải vấn đề về vốn giải ngân chậm. Đồng thời các doanh nghiệp cũng gặp phải khó khăn do giá cả tăng cao. Chính phủ cũng cần có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành xây dựng nhanh chóng có vốn sản xuất kinh doanh để từ đó có thể trả được nợ ngân hàng.

- Nhà nước cần có những biện pháp đồng bộ để ổn định tiền tệ: Nền kinh tế

nước ta trên đà phát triển theo hướng một nền kinh tế mới công nghiệp hóa và hiện đại hóa, muốn vậy chúng ta cần có đồng tiền ổn định. NHNN phải xây dựng, sử dụng đồng bộ và có hệ thống các công cụ quản lý vĩ mô tạo nền kinh tế ổn định. Chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, các công cụ lãi suất, tỷ giá hối đoái phải thực sự phù hợp với biến động thị trường, tránh gây đột biến cho hoạt động kinh doanh của đơn vị cũng như ngân hàng. Có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm và phát triển sản xuất kinh doanh.

- Các chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp lớn: Đối với doanh

nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhà nước tập trung tạo điều kiện để có đủ vốn cần thiết cho kinh doanh và có ưu đãi. Chiến lược tài chính quốc gia cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hỗ trợ vốn đầu tư nghiên cứu thị trường, nghiên cứu phát triển sẩn phẩm mới. Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu các thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp cải tiến phương thức tự sản xuất mới, chiếm lĩnh thị trường. Như vậy chúng ta cần sớm hoạch định một chiến lược tài chính quốc gia nghiên cứu đề ra các giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Chúng ta cũng cần đánh giá đúng vai trò của thông tin trong nền kinh tế thị trường. Việc xây dựng các trung tâm thông tin, sắp xếp lại doanh nghiệp, đẩy mạnh công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp, đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp sẽ tạo ra bộ mặt mới, sức cạnh tranh hiệu quả của nền kinh tế Việt Nam.

- Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp: thực hiện các biện pháp lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp, bổ sung cơ chế quản lý tài chính và hạch toán. Mỗi doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán thống kê, kiểm toán, xây dựng quy chế công khai hóa tài chính doanh nghiệp.

- Nhà nước cần có hệ thống chính sách thuế quy định phù hợp với từng loại

hình doanh nghiệp và hoàn thiện luật thuế hiện hành để đảm bảo bình đẳng trước pháp luật về nghĩa vụ thuế với các loại hình doanh nghiệp.

- Đề nghị Chính phủ và NHNN khi ban hành các nghị định, văn bản hướng

dẫn, quyết định, chỉ thị cần có sự điều hành đồng bộ thống nhất giữa các ban ngành, các bộ cho phù hợp tình hình thực tế,trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, ngân hàng hoạt động dễ dàng.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)