- Bùi Thanh Tuấn (2013), đề tài “Những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước về nông nghiệp”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 16/2013. Mặc dù là bệ đỡ của nền kinh tế trong bối cảnh suy giảm kinh tế trong nước và thế giới những năm gần đây, song nông nghiệp nước ta đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tình trạng nông dân bỏ ruộng. Vì vậy, ngoài những giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp… thì yêu cầu về việc nâng cao hơn nữa vai trò quản lý của Nhà nước ngày càng trở nên cấp thiết.
Hiện nay ngành nông nghiệp và công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp còn có nhiều hạn chế yếu kém, như chưa có sự thống nhất trong việc xác định vị trí, vai trò của ngành nông nghiệp trong tổng thể nền kinh tế. Quy hoạch phân bổ tài nguyên phục vụ phát triển nông nghiệp chưa hợp lý, chưa hướng tới
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Mức đầu tư vào nông nghiệp thời gian qua không tương xứng với vai trò của nó đối với phát triển kinh tế, cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hiện đại. Chính sách trong nông nghiệp, nông thôn còn chưa hợp lý, chưa đủ sâu, chưa đủ mạnh và chưa phù hợp với thực tiễn. Tổ chức sản xuất nông, lâm, thủy sản còn phân tán, tính liên kết trong sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn hạn chế...
Trên cơ sởđó tác giảđã đề xuất một số giải pháp:
Một là, xác định rõ quy hoạch dài hạn về ngành nông, lâm, thủy sản phù hợp với từng vùng, miền thích ứng với thị trường, rà soát quy hoạch sử dụng đất để phát triển các loại cây trồng có giá trị cao theo tín hiệu thị trường trên mỗi vùng sinh thái, phù hợp với đặc tính thổ nhưỡng của đất canh tác.
Hai là, Xây dựng Luật Nông nghiệp, tạo cơ sở để quản lý và phát triển nông nghiệp thống nhất và đồng bộ, hoàn thiện chính sách về quản lý đất đai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; khuyến khích sự liên kết “bốn nhà”, khuyến khích lập trang trại, đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn, chính sách tín dụng; thị trường, hợp tác quốc tế; cải cách bộ máy hành chính và lành mạnh hóa đội ngũ công chức trong nông thôn.
Ba là, ứng dụng công nghệ canh tác mới và công nghệ sau thu hoạch phù hợp; tổ chức lại mạng lưới thu gom nông sản hàng hóa gắn sản xuất với các cơ sở chế biến và thương mại trên mỗi vùng sản xuất.
Bốn là, tập trung nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm phục vụ sản xuất hàng hóa, như thủy lợi, điện, đường giao thông, mặt bằng phục vụ sản xuất, chế biến và thông tin…
Năm là, đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp cho phát triển kết cấu hạ tầng theo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, có sản lượng hàng hóa lớn và giá trị cao.
Sáu là, điều chỉnh phương thức chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ, nuôi thả tự nhiên sang phương thức chăn nuôi trang trại theo quy hoạch vùng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31
Bảy là, phát triển ngành, nghề phi nông nghiệp, khu, cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống và làng nghề mới ở theo hướng “mỗi làng một nghề” gắn với việc xây dựng làng văn hóa - du lịch ở nông thôn.
- Đào Hữu Hòa (2010), đề tài “Vai trò của trang trại gia đình trong quá trình phát triển một nền nông nghiệp bền vững”. Phát triển kinh tế trang trại (KTTT) là bước đi tất yếu, phổ biến của tất cả các nền sản xuất nông nghiệp trên thế giới. Ở Việt Nam, phong trào phát triển trang trại đã và đang được đẩy mạnh tại tất cả các địa phương trong toàn quốc. Vấn đề đặt ra là cần định hướng phát triển trang trại theo hướng nào: quy mô lớn hay nhỏ, sản xuất chuyên canh hay đa canh? Bài báo này dựa trên kinh nghiệm phát triển KTTT tại các nước trên thế giới đểđưa ra một số gợi ý cho Việt Nam trong quá trình phát triển một nền nông nghiệp bền vững, thực tế phát triển trang trại tại nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy chính các trang trại gia đình quy mô nhỏ mới thực sự là chìa khóa để phát triển một nền nông nghiệp bền vững, lâu dài. Bởi các lý do sau:
Một là: Trang trại gia đình quy mô nhỏ có tác dụng tốt hơn các trang trại quy mô lớn trong việc tạo ra sự thịnh vượng cho khu vực nông thôn, bao gồm nhà cửa tốt hơn, giáo dục, dịch vụ y tế, giao thông, sựđa dạng hoá các hoạt động kinh doanh tại địa phương, và có nhiều cơ hội đối với giải trí và văn hoá hơn. Vì vậy, đẩy mạnh phát triển KTTT nhỏ tại những khu vực chậm phát triển sẽ là cơ hội để cải thiện và nâng cao mức sống cho dân nghèo, tiền đề để CNH, HĐH tại các khu vực đó.
Hai là: Trang trại gia đình quy mô nhỏ bền vững hơn so với trang trại quy mô lớn, được thể hiện trong suốt quá trình lịch sử tồn tại của nó. Trang trại nhỏ có mặt ở khắp mọi nơi, nó tồn tại trong mọi môi trường, trong tất cả mọi bối cảnh chính trị và kinh tế, trong mọi thời kỳ lịch sử trải qua suốt 5.000 năm, và trong mọi nền văn minh được biết đến. Mặc dù trong ngắn hạn, các trang trại gia đình quy mô nhỏ có thể không đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên hạn chế của cộng đồng cũng như phải gánh chịu nguy cơ phá sản cao hơn. Nhưng trong dài hạn, những trang trại gia đình lại đạt được sự ổn định cao
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32 hơn và hiệu suất sản xuất lớn hơn trên mỗi đơn vị ruộng đất canh tác so với các trang trại quy mô lớn hoạt động trong điều kiện tương tự.
Ba là: Trang trại gia đình quy mô nhỏ góp phần tích cực hơn trong việc bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển tính đa dạng của nông nghiệp, nông thôn. Các trang trại quy mô nhỏ, kiểu gia đình rất có ý thức trong việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đất đai, ngăn ngừa và khắc phục tình trạng xói mòn và bạc màu của đất. Ở khu vực đồi núi, biên giới, hải đảo trang trại quy mô nhỏ tại những khu vực này sẽ có tác dụng rất lớn trong việc nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tăng cường bảo vệ rừng đầu nguồn để giữ nước, chống hạn hán, lũ lụt cho vùng hạ lưu và đặc biệt, giúp đưa ánh sáng văn minh đến với các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, những nơi có điều kiện kinh tế, xã hội chậm phát triển.
Bốn là: Trang trại gia đình quy mô nhỏ hiệu quả hơn trang trại quy mô lớn, các trang trại nhỏ sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn so với các trang trại lớn trên mỗi đơn vị diện tích canh tác. Việc phát triển kinh tế trang trại nên đi theo trình tự từđơn giản lên hiện đại, lấy việc phát triển kinh tế hộ làm tiền đềđể hình thành KTTT, tránh sử dụng các công cụ kích thích kinh tế trực tiếp để tạo ra một hệ thống các trang trại phong trào, không có tính ổn định và bền vững.
Năm là: Việc phát triển kinh tế trang trại là bước đi tất yếu của nền sản xuất nông nghiệp nước ta trên con đường CNH, HĐH. Tuy nhiên do đặc điểm ở nông thôn Việt Nam tồn tại tính cộng đồng làng xã rất cao nên khi đẩy mạnh phát triển KTTT cần phải tính đến yếu tố này. Nghĩa là các trang trại phải dựa trên nền tảng gia đình là chủ yếu, lao động chủ yếu trong trang trại là người nhà hoặc bà con làng xóm. Trang trại phải là một hạt nhân văn hoá của làng xã về mặt cấu
trúc, không nên biến trang trại thành một thực thểđộc lập với cộng đồng làng xã. - Nguyễn Khắc Hoàn và Lê Thị Kim Liên(2005), đề tài “Khảo sát quy mô
trang trại ở Thừa Thiên Huế”. Kinh tế trang trại đã và đang là một loại hình kinh tế nông nghiệp quan trọng trong nền nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế. Mặc dù mới xuất hiện trong mấy năm gần đây nhưng kinh tế trang trại ở tỉnh Thừa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 Thiên Huế đã có những bước phát triển đáng kể cả về số lượng, quy mô và loại hình sản xuất tại hầu hết các địa phương với những kết quả và hiệu quả to lớn về nhiều mặt, góp phần tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa cho xã hội, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương. Qui mô trang trại khá đa dạng và tùy theo từng loại hình trang trại khác nhau. Nhìn chung, qui mô trang trại của Tỉnh là không lớn, trong đó qui mô về diện tích, lao động và vốn đầu tư còn rất khiêm tốn. Kết quả kinh doanh của các trang trại thể hiện ở qui mô về tổng thu bình quân một trang trại là không quá thấp, trong đó có những loại hình trang trại có doanh thu cao như các trang trại về thủy sản. Bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế trang trại ở tỉnh Thừa Thiên Huếđang đứng trước nhiều vấn đề cần giải quyết. Đa số các trang trại được hình thành tự phát, thiếu định hướng rõ ràng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật thô sơ, thiếu vốn, trình độ dân trí, văn hóa, chuyên môn, quản lý của đội ngũ các chủ trang trại còn thấp, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Thị trường và giá cảđầu vào, đầu ra thiếu ổn định, gặp khó khăn trong tiêu thụ. Những vấn đềđặt ra cho sự phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay là:
Một là: Các loại hình trang trại phát triển một cách tự phát, kinh tế trang trại phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
Hai là: Những điều kiện kinh tế và pháp lý cho sự tồn tại và phát triển kinh tế trang trại còn nhiều bất cập. Qui mô đất đai, lao động, vốn đầu tư, kiến thức khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý của các chủ trang trại còn rất hạn chế.
Ba là: Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, chất lượng sản phẩm thấp, khả năng cạnh tranh không cao.
Bốn là: Hiệu quả kinh tế, thu nhập của các trang trại thấp. Việc khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên chưa hiệu quả, thiếu bền vững.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34
PHẦN III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Nga Sơn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Nga Sơn là huyện ven biển nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thanh Hoá, thuộc vùng Bắc Trung bộ, có toạ độ địa lý: Từ 19056’23” đến 200 04’10” độ vĩ Bắc; Từ 1050 54’45” đến 200 04’30” độ kinh Đông; Phía Bắc giáp huyện Kim Sơn và Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Phía Nam giáp huyện Hậu Lộc, Phía Đông giáp biển Đông, Phía Tây giáp với huyện Hà Trung và Thị xã Bỉm Sơn.
Thị trấn Nga Sơn là trung tâm kinh tế, chính trị của huyện cách thành phố Thanh Hoá 40 km về phía Đông Bắc, cách thị xã Bỉm Sơn khoảng 10 km về phía Đông Nam, cách thị trấn Kim Sơn tỉnh Ninh Bình khoảng 17 km về phía Nam.
Toàn huyện có 27 đơn vị hành chính bao gồm 26 xã và một thị trấn huyện lỵ. Nga Sơn ở vị trí chuyển tiếp giữa các huyện đồng bằng với các huyện ven biển, có đường quốc lộ, hệ thống đường tỉnh lộ chạy qua và được bao quanh bởi hai con sông Lèn và sông Hoạt nên rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hoá với các huyện trong và ngoài tỉnh cũng như các địa phương trong cả nước.
3.1.1.2. Địa hình
Địa hình Nga Sơn có độ cao trung bình 3 - 5 m so với mặt nước biển, tuy nhiên, có những xã phía Tây của huyện như Ba Đình, Nga Văn địa hình lại thấp hơn độ cao trung bình toàn huyện từ 1 - 1,5 m.
Địa hình Nga Sơn tương đối đặc biệt, do quá trình bồi đắp của phù sa sông, biển nên địa hình có dạng lượn sóng tạo ra những dải đất cao thấp xen kẽ nhau. Tổng thể nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía Tây Bắc huyện là dãy núi đá thuộc vòng cung Tam Điệp phân chia địa hình huyện thành 3 vùng:
- Vùng đồng chiêm (phía Tây): gồm 7 xã có tổng diện tích tự nhiên 4.573,30 ha, chiếm 28,89% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Địa hình
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 khá bằng phẳng, có hệ thống tưới tiêu chủ động. Đây là vùng chuyên canh lúa của huyện.
- Vùng giữa: gồm 12 xã có tổng diện tích tự nhiên là 5.058,06 ha chiếm 31,95% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Vùng giữa nằm trên dải đất cao hơn của huyện thoải dần về hai phía nên thường không bị ngập úng, thoát nước nhanh, đất đai chủ yếu là đất cát biển. Đây là vùng chuyên canh lúa, hoa màu, có khả năng phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
- Vùng ven biển: gồm 8 xã có tổng diện tích đất tự nhiên 619,97 ha, chiếm 39,16% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Là vùng đất được hình thành do quá trình bồi đắp, lấn biển. Địa hình thấp hơn so với các vùng khác và nghiêng dần về phía biển, là vùng thoát nước cho toàn huyện về mùa mưa. Vùng này chuyên canh trồng cói, nuôi trồng thuỷ sản và dịch vụ.
3.1.1.3. Khí hậu
Nga Sơn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng biển, giống như các địa phương khác ở miền Bắc, khí hậu nơi đây được chia làm hai mùa là mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa khí hậu nóng, ẩm do sự tương tác mạnh mẽ giữa khí hậu nóng đặc trưng của miền Bắc với hiệu ứng gió phơn Tây Nam (gió Lào) của miền Trung tạo nên hiện tượng thời tiết khô nóng; cuối mùa mưa thường có mưa, bão gây hiện tượng úng lụt ở một vài nơi; Mùa khô hanh và có sương muối.
- Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ năm từ 8400 - 86000C. Nhiệt độ không khí trung bình cả năm là 23,50C.
+ Mùa Hè từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình 250C, khi cao lên tới 39,50C thường vào tháng 6 và tháng 7.
+ Mùa Đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình 16 - 180C; nhiệt độ trung bình thấp nhất trong ngày dưới 120c, những ngày có sương muối, gió Bắc nhiệt độ xuống dưới 5 - 60C.
- Mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm 1600 - 1900 mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10 chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm, lớn nhất là 800
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 mm vào tháng 9 thường gây ra lũ lụt. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thường gây ra hạn hán.
- Độẩm: Độẩm quanh năm khá cao, trung bình 85 - 86%, thường là 83% trong tháng 7 và 79% trong tháng 3.
- Nắng: Trung bình năm có 1648 giờ nắng. Tháng có nắng nhiều nhất là tháng 7, ít nhất là tháng 2. Số ngày không có nắng trung bình năm là 83 ngày.
- Lượng bốc hơi: Trung bình năm là 58,5 mm, cao nhất là 81,1 mm vào tháng 7, thấp nhất 49,7 mm vào tháng 2, tháng 5 hàng năm.