0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Trình độ, năng lực của chủ trang trại trên địa bàn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 99 -99 )

- Trình độ năng lực của các chủ trang trại: (Phụ lục 4: Trình độ năng lực của các chủ trang trại).

Theo điều tra ở 62 trang trại trên địa bàn huyện cho thấy, độ tuổi của các chủ trang trại khá trẻ, bình quân là 46,4 tuổi, người có tuổi đời nhỏ nhất là 28 tuổi, người có tuổi đời cao nhất là 64 tuổi, người trẻ tuổi thường năng động, sáng tạo, mạnh dạn hơn trong tư duy và hành động, nhanh tiếp cận với cái mới, người nhiều tuổi có kinh nghiệm. Điều này cho thấy đây là độ tuổi rất phù hợp, họ vừa có sức khỏe lại vừa đạt độ chín chắn trong tư duy và hành động.

- Về trình độ của chủ trang trại: Theo khảo sát 100% các chủ trang trại đều có học vấn trung học cơ sở và trung học phổ thông, 5 người có trình độ đại học và cao đẳng chuyên ngành kinh tế và nông nghiệp, có 20 người có trình độ trung cấp hoặc sơ cấp các chuyên ngành quản lý nhà nước, chính trị, nông nghiệp. Phần lớn chủ trang trại còn thiếu hiểu biết về thị trường, khoa học kỹ thuật và quản lý, thiếu vốn sản xuất để phát triển lâu dài, thường lúng túng và chịu thua thiệt khi giá nông sản xuống thấp, tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn. Trình độ nhận thức, trình độ học vấn của người dân nói chung và của các chủ trang trại nói riêng còn hạn chế nên khó tiếp cận với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cũng như các tiến bộ về khoa học công nghệ mới, quy trình kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, cập nhật thông tin, điều hành, quản lý trang trại gặp nhiều khó khăn.

- Về ý chí quyết tâm làm giàu từ trang trại: Theo khảo sát, phỏng vấn sâu các chủ trang trại họ đều có mong muốn đầu tư vào nông nghiệp, nơi gắn kết gia đình, dòng họ, làng xóm. Bên cạnh đó các chủ trang trại cũng băn khăn về các chính sách hiện hành đối với trang trại như chính sách về đất đai, chính sách thuế, vốn đầu tư và thị trường tiêu thụ.

- Về quy mô trang trại: Các trang trại trên địa bàn huyện có quy mô tương đối nhỏ, từ diện tích đất đai, quy mô đầu tư, lao động và phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, nên rất khó trong định hướng sản xuất cũng như quản lý nhà nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89 Những vấn đề nêu trên chậm được giải quyết sẽ hạn chế việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế trang trại, cũng như hiệu quả trong công tác quản lý trang trại đạt thấp.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 99 -99 )

×