Tình hình phát triển trang trại trên thế giới

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu về quản lý nhà nước trong phát triển trang trại trên địa bàn huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 32)

Hiện nay trên thế giới kinh tế trang trại phát triển khá mạnh cả về quy mô số lượng và các hình thức khác nhau như trang trại theo kiểu tư bản tư nhân khá phát triển, chủ trang trại không trực tiếp quản lý mà thuê hoàn toàn lao động, trang trại chăn nuôi khá phát triển nhưng chủ yếu là trang trại chăn nuôi bò sữa điển hình như ở Mỹ, Nga, Nhật Bản… Còn đa số là phát triển trang trại sản xuất cây lương thực, cây ăn quả, cây hàng năm, cây công nghiệp nhưở Malaysia, Đài Loan…

Ởđây ta chỉ xem xét tình hình phát triển kinh tế trang trại của một số nước trong cùng khu vực có điều kiện tự nhiên, khí hậu gần giống với Việt Nam xem đặc thù trang trại của những nước này phát triển như thế nào.

a) Malaysia: Là nước ở Đông Nam Á, có diện tích rộng 329.200km2 nhưng có ít diện tích đất rừng, nổi tiếng giàu tài nguyên thiên nhiên. Malaysia có khoảng 600.000 trang trại gia đình, quy mô trung bình 2 đến 3 ha trên một trang trại ngoài ra còn một sốđồn điền trồng cây công nghiệp quy mô hàng trăm ha trở lên của nhà nước và các công ty tư nhân trong và ngoài nước. Kinh tế trang trại đã tạo ra số lượng sản phẩm hàng hoá lớn cho xã hội. Các trang trại ở Malaysia chủ yếu trồng cây công nghiệp cây ăn quả với sản lượng dầu cọ và cao su đứng hàng đầu Thế giới. Sản phẩm công nghiệp chiếm 90% sản phẩm trồng trọt hàng năm, các trang trại sản xuất 4 triệu tấn dầu cọ và chiếm 73% sản lượng dầu cọ thế giới. 1,6 đến 1,8 triệu tấn cao su(trên diện tích 2 triệu ha),đạt giá trị xuất khẩu 3 tỷ đôla, 6,3 triệu tấn dầu thực vật, 72 000 tấn dừa quả, 23.000 tấn hồ tiêu, 274.000 tấn ca cao. Tổng diện tích cây ăn quả của các trang trại gia đình năm 1999 là 130.000ha, năm 2000 là 260.000ha. Ngoài cây ăn quả, cây công nghiệp các trang trại đã tự túc được 80% lương thực và 25 - 30% sản phẩm chăn nuôi. Nhiều cơ sở chăn nuôi gia đình đã bắt đầu hiện đại hoá, có cơ sở đã dùng máy tính để quản lý. Ngành trồng trọt đang phát triển cơ giơí hoá ở khâu làm đất, tưới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 nước, thu hoạch, chế biến nông sản xuất khẩu. Như vậy có thể nói Malaysia là một nước trong cùng khu vực thế nhưng nền kinh tế tranh trại cũng chủ yếu là phát triển trang trại cây công nghiệp, cây hàng năm. Nhưng trang trại về trồng trọt và chăn nuôi chưa phát triển vẫn ở quy mô hộ gia đình nhưng cũng có tiến bộ về khoa học công nghệ, sử dụng máy tính để quản lý (Giang Văn Thịnh, 2004).

b) Đài Loan: Là một vùng lãnh thổ châu Á có diện tích 36.000 km2, trang trại gia đình là lực lượng sản xuất nông nghiệp của Đài Loan, trang trại ở Đài Loan phát triển từ rất sớm: Năm 1952 Đài Loan có 679.750 trang trại, đến năm 1981 đã lên tới 821.564 trang trại nhưng quy mô trang trại ở Đài Loan nhỏ chỉ khoảng 1 ha. Đài Loan có các loại hình trang trại sau (Giang Văn Thịnh, 2004):

+ Trang trại có ruộng đất tự có tự canh.

+ Trang trại có một phần ruộng đất và thuê thêm đất để sản xuất. + Trang trại không có đất hoàn toàn phải thuê đất để sản xuất. + Trang trai nhận ruộng đất của hộ khác uỷ thác để sản xuất.

Sau khi nghiên cứu 4 loại hình kinh tế trang trại ở Đài Loan trong đó có một loại hình trang trại độc đáo đó là hình thức trang trại uỷ thác, đây là hình thức trang trại mà nhân viên tại chức hoặc về hưu có thể tham khảo và vận dụng. Hình thức này đem lại lợi ich cho cả hai phía. Người uỷ thác yên tâm công tác mà vẫn có thu nhập từ trang trại không sợ mất quyền sở hữu và quyền sử dụng đất. Người được uỷ thác có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, thâm canh tăng năng suất cây trồng vật nuôi mang lại lợi ích cho cá nhân và tăng sản phẩm cho xã hội. Hiện nay hình thức trang trại uỷ thác cho một nông dân khác làm hoặc quản lý được phát triển để sản xuất rộng rãi và trở thành một tập quán phổ biến trong nông thôn nhất là hình thức này sau khi được chính quyền công nhận và được bổ sung vào đạo luật phát triển nông nghiệp của Đài Loan (1/5/1983). Có hai mức độ uỷ thác (Giang Văn Thịnh, 2004):

+ Trang trại uỷ thác cho một nông dân làm một hoặc nhiều khâu như (làm đất, giao thông, chăm sóc, thu hoạch trong từng thời vụ) trên một phần hoặc toàn bộ ruộng đất của mình, chi phí thanh toán theo giá thoả thuận.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 + Chủ trang trại uỷ thác cho một nông dân khác quản lý theo hình thức khoán gọn toàn bộ đất đai, hoặc toàn bộ quy trình sản xuất một cây trồng hoặc một sản phẩm trong thời gian thoả thuận và thanh toán theo giá thoả thuận.

c) Nhật Bản: Nhật Bản là một nước ở châu Á, trang trại phát triển khá mạnh, hiện nay Nhật Bản có 4 loại hình trang trại sau (Giang Văn Thịnh, 2004):

+ Các trang trại chuyên làm nông nghiệp: Không làm việc gì khác và nguồn thu nhập duy nhất là sản xuất nông nghiệp. Năm 1988 có 62.000 cơ sở quy mô diện tích từ 2 - 3ha trở lên, bình quân 4ha, sản xuất 45% sản lượng thóc gạo của cả nước. Ngoài ra còn có các loại trang trại chăn nuôi: Lợn, gà, bò sữa, bò thịt có quy mô lớn và chuyên môn hoá.

+ Các trang trại làm nông nghiệp chính: Thu nhập từ nông nghiệp là chủ yếu, ngoài ra còn làm các công việc ngoài nông nghiệp nhưng thu nhập không đáng kể. Năm 1988 có 404.000 cơ sở có quy mô từ 1 - 2 ha. Sử dụng lao động gia đình sản xuất nông nghiệp trong lúc thời vụ khẩn trương, lúc nông nhàn đi làm công nhân ở các xí nghiệp hoặc làm ngành nghề thủ công ngay ở trang trại như lắp ráp linh kiện điện tử, nghề thủ công mỹ nghệ.

+ Các trang trại coi nông nghiệp là nghề phụ, còn ngoài nông nghiệp là nghề chính: Loại này năm 1987 có 3 triệu cơ sở thường có ruộng đất (0,5 - 1ha). Các trang trại giành thời gian chủ yếu làm các công việc như làm công nhân thường xuyên hoặc thời vụ cho các xí nghiệp công nghiệp. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu vào các ngày nghỉ hàng tuần,ngày lễ, nghỉ phép.

+ Loại trang trại ở nông thôn của những người dân thành phố: Những năm gần đây loại này xuất hiện càng nhiều do những người công nhân, viên chức, nhà buôn… Ở thành phố về nông thôn thuê những mảnh đất nhỏđể lao động sản xuất nông nghiệp trong những ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ, ngày nghỉ phép để thay đổi môi trường làm việc, lao động và sinh hoạt tránh không khí ô nhiễm ở thành phố và tăng thêm một phần thu nhập.

Ruộng đất của các trang trại gia đình ở Nhật Bản hiện nay vẫn chủ yếu là sở hữu riêng, số lượng lĩnh canh ít.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 Qua nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế trang trại của một số nước có cùng khu vực có những nhận xét chung sau đây:

+ Các nước phổ biến là trang trại gia đình trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

+ Quy mô phổ biến từ 1-3ha.

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu về quản lý nhà nước trong phát triển trang trại trên địa bàn huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 32)