3.2.1. Phương pháp tiếp cận
- Tiếp cận có sự tham gia: Sự tham gia của các bên liên quan bắt đầu từ việc điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát triển trang trại ở huyện Nga Sơn; trong đó, sự tham gia của các chủ thể bao gồm: Cán bộ thuộc phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Tài nguyên và Môi trường; phòng Công
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50 Thương, UBND cấp xã, các chủ trang trại. Một số công cụ của đánh giá nhanh có sự tham gia sẽđược sử dụng một cách linh hoạt để thu thập các thông tin cần thiết.
- Tiếp cận hệ thống: Được sử dụng trong đánh giá các nhân tốảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển trang trại tại huyện Nga Sơn. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng, trong đó những nhân tố chủ yếu là: Chủ trương, chính sách của Nhà nước, năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước (phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Công Thương, UBND cấp xã), Điều kiện hoạt động của các trang trại trên địa bànhuyện Nga Sơn.
- Tiếp cận thể chế: Trong nghiên cứu này là phân tích các vấn đề có liên quan dựa vào việc thực hiện các văn bản chính sách của Nhà nước như quy hoạch phát triển trang trại; chính sách đất đai, thuế, đầu tư tín dụng, lao động, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, hỗ trợ phát triển trang trại…
3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đề tài tiến hành phân vùng nghiên cứu và loại hình trang trại đểđiều tra.
Bảng 3.4. Chọn điểm nghiên cứu STT STT Loại hình trang trại Vùng đồng chiêm Vùng đồng màu Vùng đồng biển Cộng Nga Thiện Nga Lĩnh Nga Thành Nga Bạch Nga Tân Nga Thạch 1 Tổng hợp 10 - 10 - 2 3 25 2 Chăn nuôi - 5 4 6 - 2 17 3 Thuỷ sản - - - - 10 10 20 4 Cộng 10 5 14 6 12 15 62 Nguồn: Tác giả, 2014
Loại hình trang trại tổng hợp, loại hình trang trại chăn nuôi, loại hình trang trại thủy sản gắn với 3 vùng đại diện về vị trí địa lý (địa hình, điều kiện phát triển KT - XH, phong tục tập quán, khả năng kết nối trung tâm huyện hoặc trung tâm các huyện lân cận), vùng đồng chiêm điều tra ở 2 xã là Nga Thiện, Nga Lĩnh, vùng đồng màu điều tra 2 xã là Nga Thành, Nga Bạch và vùng đồng biển điều tra 2 xã Nga Thạch, Nga Tân. Tổng số trang trại được điều tra là 62; Trong đó loại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51 hình trang trại tổng hợp là 25, loại hình trang trại chăn nuôi là 17 và loại hình trang trại thủy sản là 20.
3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp:
Số liệu thứ cấp được thu thập từ sách, báo, internet, các văn bản pháp luật, qua báo cáo của phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Tài nguyên - Môi trường, phòng Công Thương, phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thống kê của huyện Nga Sơn.
Bảng 3.5. Nội dung, nguồn và phương pháp thu thập số liệu thứ cấp TT Nội dung Nguồn thu thập Phương pháp TT Nội dung Nguồn thu thập Phương pháp
thu thập
1 Thông tin về cơ sở lý luận, thực tiễn ở Việt Nam và thế giới
Sách, báo, Internet có liên quan, các văn bản pháp luật, chính sách của Nhà nước Tra cứu, chọn lọc thông tin 2 Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên…
Phòng Nông nghiệp & PTNT, Phòng Tài nguyên - Môi trường Tham khảo và chọn lọc thông tin 3 Số liệu về số lượng, phân loại trang trại, tình hình phát triển chung trong khoảng thời gian trên địa bàn huyện Nga Sơn
Phòng Nông nghiệp & PTNT, Phòng Tài nguyên - Môi trường, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thống kê
Tìm hiểu, khảo sát
- Thu thập số liệu sơ cấp:
Số liệu sơ cấp bao gồm các thông tin liên quan đến tổ chức thực hiện và đánh giá về công tác quản lý nhà nước về phát triển trang trại đối với cơ quan quản lý nhà nước là phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Tài nguyên - Môi trường, phòng Công Thương, UBND các xã, chủ trang trại đối với sự tác động của công tác quản lý nhà nước đến sự phát triển trang trại…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52
Bảng 3.6. Đối tượng, phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Đối tượng Phương pháp Số lượng phiếu (phiếu) Nội dung 1. Phòng Nông nghiệp và PTNT Bảng hỏi, phỏng vấn sâu 3
Thu thập thông tin liên quan đến cơ chế, chính sách đang được áp dụng cho phát triển trang trại ở Nga Sơn; những thuận lợi và khó khăn trong thực thi các chính sách này; những đánh giá về công tác quản lý nhà nước về phát triển trang trại từ phía cơ quan quản lý
2. Phòng Tài nguyên và Môi trường Bảng hỏi, phỏng vấn sâu 3
Thu thập thông tin liên quan đến cơ chế, chính sách đang được áp dụng cho phát triển trang trại ở Nga Sơn; những thuận lợi và khó khăn trong thực thi các chính sách này; những đánh giá về công tác quản lý nhà nước về phát triển trang trại từ phía cơ quan quản lý
3. Phòng Công Thương Bảng hỏi, phỏng vấn sâu 3
Thu thập thông tin liên quan đến cơ chế, chính sách đang được áp dụng cho phát triển trang trại ở Nga Sơn; những thuận lợi và khó khăn trong thực thi các chính sách này; những đánh giá về công tác quản lý nhà nước về phát triển trang trại từ phía cơ quan quản lý
4. UBND các xã
Bảng hỏi, phỏng
vấn sâu 12
Thu thập thông tin liên quan đến cơ chế, chính sách đang được áp dụng cho phát triển trang trại ở Nga Sơn; những thuận lợi và khó khăn trong thực thi các chính sách này; những đánh giá về công tác quản lý nhà nước về phát triển trang trại từ phía cơ quan quản lý
5. Chủ trang trại Bảng hỏi, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu 62
Thu thập thông tin tác động của cơ chế, chính sách đến sự phát triển trang trại, những đánh giá tác động về mặt chính sách; thu thập thông tin đánh giá về công tác tổ chức thực hiện của các cơ quan quản lý. Đây là các thông tin từ phía chủ trang trại
Tổng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53 * Phỏng vấn cá nhân
Đây là công cụ sử dụng bảng hỏi gợi ý đã được chuẩn bị sẵn, các cuộc phỏng vấn được thực hiện riêng rẽ phù hợp với từng đối tượng phỏng vấn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp các cán bộ và chủ trang trại nhằm thu thập các thông tin liên quan đến công tác quy hoạch phát triển trang trại, công tác quản lý, hỗ trợ... Trong đó, phỏng vấn lãnh đạo và cán bộ chuyên môn của phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Công Thương, UBND các xã có liên quan trực tiếp đến công tác quản lý nhà nước về phát triển trang trại; phỏng vấn 62 chủ trang trại đại diện cho 3 loại hình chủ yếu là trang trại chăn nuôi, thủy sản và tổng hợp.
- Nội dung phỏng vấn:
+ Phỏng vấn cán bộ phòng Nông nghiệp & PTNT, UBND xã: Công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch, triển khai, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về trang trại.
+ Phỏng vấn cán bộ phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Công Thương, phòng Tài chính – Kế hoạch, phòng Tài nguyên – Môi trường, UBND xã: Công tác tiếp nhận đăng ký, thẩm định, phê duyệt dự án xây dựng trang trại.
+ Phỏng vấn cán bộ phòng Công Thương, phòng Tài nguyên – Môi trường, UBND xã: Công tác quản lý nhà nước về đất đai, môi trường, lao động, xây dựng đối với các trang trại.
+ Phỏng vấn cán bộ phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Công Thương, phòng Tài chính – Kế hoạch, phòng Tài nguyên – Môi trường: Công tác nghiệm thu và thực hiện các cơ chế chính sách đối với các trang trại.
+ Phỏng vấn các chủ trang trại: Việc thực hiện các chính sách của Nhà nước, đầu tư xây dựng, quản lý trang trại, sản xuất hàng hóa.
* Quan sát trực tiếp: Quan sát trực tiếp là quan sát một cách có hệ thống các sự vật, sự kiện với các mối quan hệ và trong một bối cảnh nào đó, đây là một cách tốt để kiểm tra chéo câu trả lời của người được phỏng vấn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54 * Sử dụng phương pháp PRA: Phỏng vấn bán cấu trúc các bên liên quan, từ đó tổng hợp nhận xét, đánh giá cũng như nguyện vọng, nhu cầu của cán bộ và chủ trang trại trong công tác quản lý nhà nước; cùng tham gia thảo luận và lắng nghe những khó khăn mà họ đang gặp phải từ đó làm cơ sở để đưa ra các giải pháp có căn cứ khoa học.
* Phương pháp chuyên gia: Tham vấn các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan thuộc nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng công tác quản lý Nhà nước trong phát triển trang trại
+ Số lượng các văn bản quy định.
+ Số lượng trang trại được thành lập qua các năm. + Số lượt thanh tra, kiểm tra hàng năm.
+ Số vụ phát hiện vi phạm.
+ Số lớp tập huấn và lượt người tham gia tập huấn.
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý Nhà nước trong phát triển trang trại
+ Mức độđánh giá của chủ trang trại về công tác lập quy hoạch. + Mức độđánh giá của chủ trang trại về thủ tục thành lập trang trại. + Mức độđánh giá của cơ quan quản lý Nhà nước và chủ trang trại về cơ chế chính sách.
+ Mức độ đánh giá của cơ quan quản lý Nhà nước về trình độ của chủ trang trại.
+ Mức độ đánh giá của chủ trang trại về năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước.
3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi khảo sát được tổng hợp, phân loại và xử lý bằng phần mềm Excel theo các mục tiêu nghiên cứu: phân tổ, tính tỷ lệ, vẽ biểu đồ… Cụ thể: Với các thông tin tổng hợp từ bảng hỏi, chúng tôi tiến hành mã hóa và thực hiện tính toán trên Excel để có được những chỉ tiêu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55
3.2.6. Phương pháp phân tích
3.2.6.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập từ nghiên cứu thực tế qua các cách thức khác nhau. Dựa trên các chỉ tiêu phân tích số tuyệt đối, số bình quân, số tương đối, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất để đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát triển trang trại.
3.2.6.2. Phương pháp so sánh
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh về thời gian, loại hình trang trại, tình hình thực hiện các loại văn bản để làm cơ sở cho việc nhận xét đánh giá về quản lý nhà nước trong phát triển trang trại đối với các tiêu chí khác nhau.
3.2.6.3. Phương pháp đánh giá theo Thang đo Likert
Để thực hiện đánh giá sâu công tác quản lý Nhà nước trong phát triển trang trạng, nghiên cứu sử dụng Thang đo Likert 3 cấp độ (từ 1 – 3, tương đương với các mức đánh giá "Chưa tốt", "Đạt yêu cầu" và "Tốt"). Cụ thể:
Mức đánh giá "Chưa tốt" Mức đánh giá "Đạt yêu cầu" Mức đánh giá "Tốt" Là đánh giá của chủ trang trại dưới mức “Đạt yêu cầu” dành cho cơ quan quản lý Nhà nước; trong trường hợp này, họ có nhu cầu Cơ quan quản lý Nhà nước phải thay đổi, điều chỉnh để quản lý tốt hơn Là đánh giá của chủ trang trại ở mức “Đạt yêu cầu” dành cho cơ quan quản lý Nhà nước. Họ cho rằng công tác quản lý hiện tại là chấp nhận được, chưa xuất hiện nhu cầu cần phải thay đổi từ phía cơ quan quản lý nhà nước nhưng cũng có kỳ vọng công tác quản lý sẽ tốt hơn trong tương lai Là đánh giá của chủ trang trại trên mức “Đạt yêu cầu” dành cho cơ quan quản lý Nhà nước; ở mức này, chủ trang trại không kỳ vọng cơ quan quản lý Nhà nước làm được tốt hơn nữa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng quản lý Nhà nước trong phát triển kinh tế trang trại, huyện Nga Sơn - tỉnh Thanh Hóa