- Hiện nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành rất nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến phát triển kinh tế trang trại. Tuy nhiên vấn đề triển khai chính sách trong thực tế còn gặp phải nhiều bất cập và hạn chế. Thời gian qua, Chính phủđưa ra rất nhiều chính sách hỗ trợ cho trang trại, nhưng chưa đủ sâu, chưa đủ mạnh và có một số chính sách chưa phù hợp với thực tiễn Thực tế cả tỉnh và huyện có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ trang trại như hỗ trợ từ 300 - 500 triệu đồng cho một trang trại chăn nuôi lợn, hỗ trợ từ 150 - 300 triệu đồng cho một trang trại chăn nuôi gia cầm đạt tiêu chí. Điều này tạo điều kiện rất lớn cho các hộ có nhu cầu đầu tư xây dựng trang trại, trong điều kiện nguồn vốn gặp khó
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85 khăn. Bên cạnh đó huyện có chủ trương, kế hoạch vận động các cán bộ, đảng viên đi đầu trong phong trào xây dựng trang trại. Theo số liệu điều tra hiện có 26/62 chủ trang trại, chiếm 42% là cán bộ từ cấp huyện, cấp xã và cấp thôn. Đây là những điển hình có sức thu hút cho sự phát triển của mô hình trang trại. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì chính sách giao đất cho trang trại, chính sách thuế thuê đất, UBND huyện có cơ chế giao đất làm trang trại không thu thuế sử dụng đất, thực tế chi cục thuế vẫn thu.
- Rất nhiều văn bản pháp quy liên quan đến phát triển trang trại, nhiều chính sách trùng lặp, chồng chéo dẫn đến khó cập nhật và khó thực hiện, như chính sách tín dụng, tiếp cận vốn vay, tiếp cận thị trường, KHKT của chủ trang trại và chính sách về môi trường.
- Chưa có sự thống nhất trong việc xác định vị trí, vai trò của trang trại nông nghiệp trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện qua sự đánh giá khác nhau về vai trò, vị trí của trang trại, sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn, dẫn đến nhiều bất cập trong hoạch định và thực thi các chính sách phát triển trang trại thời gian qua.
- Về chính sách đất đai: Thực hiện theo Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai 2013, thì đất sản xuất nông nghiệp được giao lâu dài cho nông dân, theo đầu nhân khẩu từ năm 2004 và đến năm 2014 tiếp tục ổn định. Năm 2012 huyện Nga Sơn đã tiến hành dồn đổi ruộng đất. Kết quả sau dồn đổi bình quân còn 1,53 thửa/hộ, hộ có thửa lớn nhất là 20.000 m2 (2 ha), hộ có thửa nhỏ nhất là 149 m2. Từđó việc tích tụ ruộng đất cho phát triển trang trại gặp nhiều khó khăn. Hiện tại có 44/62 trang trại có diện tích đất là do thuê thầu quỹđất công của địa phương, có một số hộ đất được mua bán, chuyển nhượng hoặc do chính quyền cấp. Về diện tích đất, đa số các trang trại có diện tích nhỏ từ 0,5 - 2 ha, một số trang trại tổng hợp và thủy sản có diện tích đất lớn hơn, đối với đất lúa thì thực hiện theo Nghị định 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Điều này cho thấy việc tích tụđất đai để làm trang trại còn hạn chế. Đặc biệt việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho trang trại chậm, đến nay chưa có hộ nào được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, làm cơ sở cho các giao dịch tín dụng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86 - Về chính sách tín dụng phát triển trang trại rất khó thực hiện. Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn quy định cụ thể: Đối với các đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh ở nông thôn, các hợp tác xã, chủ trang trại, tổ chức tín dụng được xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 500 triệu đồng đối với đối tượng là các hợp tác xã, chủ trang trại. Trong thực tế ngành ngân hàng đặt ra nhiều rào cản yêu cầu chủ trang trại phải có như: Dự án trang trại, giấy chứng nhận trang trại và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay. Nhưng theo quy mô của các trang trại tại huyện Nga Sơn trong tổng số 912 trang trại chỉ có 71 trang trại chăn nuôi là đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại và chưa có trang trại nào có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên thực tế chưa có trang trại nào được vay vốn theo Nghị định 41/NĐ-CP.
- Về chính sách thị trường: Các cơ quan nhà nước tổ chức việc cung cấp thông tin thị trường, giúp trang trại định hướng sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Hướng dẫn việc ký kết hợp đồng cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản, kêu gọi đầu tư phát triển chợ nông thôn, các trung tâm giao dịch mua bán nông sản và vật tư nông nghiệp. Tạo điều kiện cho các chủ trang trại được tiếp cận và tham gia các chương trình, dự án hợp tác, hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, tạo sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên việc thực hiện còn rất hạn chế, hầu hết các trang trại đang tự tìm hiểu thị trường, việc liên kết giữa "4 nhà" còn khiêm tốn, sản phẩm của trang trại làm ra bị ép giá, bấp bênh, khó tiêu thụ.
- Về chính sách bảo vệ môi trường: Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản pháp quy quy định về bảo vệ môi trường đối với trang trại là rất cụ thể và có tính khoa học cao. Tuy nhiên trong thực tế rất khó thực hiện:
+ Thứ nhất: Trình độ KHKT, nhận thức của các chủ trang trại còn thấp. + Thứ hai: Phương tiện kiểm tra xử lý mức độ vi phạm của các trang trại của cấp huyện và cấp xã hầu như không có.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87 + Thứ ba: Hiệu quả đầu tư đối với trang trại là không cao, trong khi để thực hiện theo đúng cam kết bảo vệ môi trường cần có chi phí lớn.
Như vậy, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước chưa tạo ra được những tác động tích cực đến sự phát triển trang trại trên địa bàn huyện Nga Sơn; cơ chế, chính sách vẫn chưa thực sự “cởi trói” và tạo ra động lực mạnh mẽ cho 2 vấn đề quan trọng hàng đầu là tích tụ đất đai và nguồn vốn cho phát triển trang trại trong điều kiện nguồn lực của các chủ trang trại rất hạn chế.