Tình hình quản lý Nhàn ước trong phát triển trang trại ở Việt

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu về quản lý nhà nước trong phát triển trang trại trên địa bàn huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 35)

a) Quản lý nhà nước trong phát triển trang trại ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Theo báo cáo của UBND huyện Thọ Xuân (2014), kinh tế trang trại ở huyện Thọ Xuân phát triển với nhiều loại hình hoạt động đa dạng, phong phú, toàn huyện hiện có 451 trang trại, trong đó: Trang trại chăn nuôi: 109 trang trại, trang trại Lâm nghiệp - trồng trọt: 17 trang trại, trang trại thuỷ sản: 22 trang trại, trang trại tổng hợp: 303 trang trại. Quá trình hình thành và phát triển của mỗi loại hình trang trại đều gắn với lợi thế của từng vùng, tiểu vùng cụ thể. Các xã trung du miền núi phát triển trang trại trồng cây lâm nghiệp, các xã đồng bằng phát triển các loại hình trang trại chăn nuôi, lúa cá kết hợp chăn nuôi lợn, gia cầm, thủy sản... Tổng diện tích đất đai các trang trại đang sử dụng là 1.518,17ha. Diện tích bình quân 1 trang trại là 3,36 ha.

Về quy mô: Nhìn chung số lượng trang trại đủ tiêu chí trên địa bàn huyện tương đối ít. Trong tổng số 451 trang trại hiện nay trên địa bàn huyện chỉ có có 72 trang trại đảm bảo đủ tiêu chí, trong đó mới có 41 trang trại được cấp giấy chứng nhận.

Nguồn gốc đất: Nguồn gốc đất của hộ trang trại rất đa dạng như đất được giao lâu dài, đất nhận khoán thầu, đất công ích 5%, đất thuê lại và nhận chuyển nhượng của các hộ khác... Hiện nay việc giao đất đối với UBND các xã, thị trấn không quá 5 năm đang là rào cản cho việc đầu tư mở rộng sản xuất, gây tâm lý không an tâm đầu tư mở rộng sản xuất cho các chủ trang trại.

Về tổ chức sản xuất: Những mô hình tiêu biểu về hiệu quả kinh tế cao và áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến tuy có nhưng chưa nhiều và chưa thật xuất sắc. Nhiều trang trại do hình thành tự phát nên tuỳ tiện trong bố trí sản xuất, chưa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 theo quy hoạch chung, làm ảnh hưởng đến môi trường. Các trang trại chủ yếu còn hoạt động phân tán, chưa đẩy mạnh hợp tác, thiếu sự liên doanh, liên kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau và thiếu tính tổ chức.

Về cơ chế chính sách: KTTT hiện nay còn thiếu sự quy hoạch và đầu tư đồng bộ trong xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, có sở chế biến, điện, nước... Các chính sách của Nhà nước triển khai thực hiện chưa đồng bộ, thiếu sự quan tâm của chính quyền địa phương.

b) Quản lý nhà nước trong phát triển trang trại ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Tính đến hết năm 2013 toàn huyện Hậu Lộc có 1.005 trang trại, trong đó có 59 đạt tiêu chí. Tổng thu nhập bình quân hàng năm của mô hình này trong năm đạt từ 40 - 100 triệu đồng/hộ, trừ chi phí hàng tháng mỗi hộ thu được từ 3- 5 triệu đồng. Về loại hình trang trại chủ yếu là trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thủy sản và trang trại tổng hợp, đây là mô hình phát triển kinh tế phổ biến tại các địa phương, do phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ chăn nuôi và lực lượng lao động sẵn có của mỗi hộ gia đình. Hiện nay phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi đang được các hộ quan tâm đầu tư nhằm giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường như xây dựng hầm bioga, bể chứa kín… để xử lý môi trường và tận dụng nguồn chất thải làm khí đốt (UBND huyện Hậu Lộc, 2014).

Một số tồn tại, hạn chế quản lý nhà nước trong phát triển KTTT ở huyện Hậu Lộc (UBND huyện Hậu Lộc, 2014):

- Diện tích đất canh tác trong nông nghiệp còn manh mún, trong khi việc đổi điền, dồn thửa còn chậm ở một sốđịa phương dẫn đến việc tích tụđất để xây dựng trang trại có quy mô tập trung gặp rất nhiều khó khăn.

- Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa thực sự quan tâm đến công tác phát triển kinh tế trang trại, vẫn còn tình trạng coi phát triển kinh tế trang trại là của hộ dân nên mạnh ai nấy làm.

- Quản lý Nhà nước trên lĩnh vực quy hoạch, định hướng phát triển KTTT cho từng vùng, từng lĩnh vực để sản xuất ra các loại sản phẩm cụ thể, hướng dẫn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 và tạo lập thị trường, xây dựng cơ sở hạ tầng, chứng thực và bảo hộ các quan hệ hợp pháp trong quá trình tổ chức đầu tư phát triển KTTT, bảo vệ môi trường sinh thái còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ. Một số địa phương còn tình trạng xây dựng trang trại tràn lan không thuộc quy hoạch của xã, của huyện.

- Nguồn vốn, lao động, khoa học công nghệ huy động cho phát triển trang trại còn ít. Một bộ phận cán bộ, nông dân còn e dè chưa mạnh dạn đầu tư phát triển trang trại.

- Công tác quản lý nhà nước về môi trường ở các trang trại chăn nuôi chưa được quan tâm, giải quyết.

c) Quản lý nhà nước trong phát triển trang trại ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

Về số lượng: Năm 2013 toàn huyện Yên Định có 874 trang trại, trong đó trang trại đủ tiêu chí theo thông tư 27 của Bộ nông nghiệp là 97 trang trại. Trong tổng số 874 trang trại có: 99 trang trại chăn nuôi, 40 trang trại nuôi trồng thủy sản, 43 trang trại trồng trọt và 692 trang trại tổng hợp. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế tập trung trên địa bàn toàn huyện thì phát triển kinh tế trang trại đã và đang là một hướng đi, một chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn làm thay đổi tập quán sản xuất của người nông dân từ chỗ sản xuất mang tính chất nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp sang hình thức sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa (UBND huyện Yên Định, 2014).

Đạt được những kết quả trên là do có sự lãnh, chỉ đạo kiệp thời đồng bộ của Huyện ủy, sựđiều hành có hiệu quả của UBND huyện, của chính quyền cơ sở và nhất là sự nỗ lực của người dân. Người nông dân được thuê đất lâu dài, được tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật đã yên tâm đầu tư vốn phát triển sản xuất. Có chính sách đầu tư khoa học kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật, chính sách vay vốn tín dụng, hỗ trợ một phần lãi xuất ngân hàng cho các hộ tham gia chương trình.

Những khó khăn, tồn tại quản lý nhà nước trong phát triển KTTT ở huyện Yên Định (UBND huyện Yên Định, 2014):

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29 Mặc dù đã được quy hoạch nhưng việc thực hiện quy hoạch cho phát triển trang trại còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có sự tập trung.

Phần lớn các chủ trang trại chưa nắm được quy hoạch vùng cũng như các chương trình mục tiêu phát triển, các chủ trang trại luôn bịđộng, việc triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh chủ yếu theo hình thức tự phát, mang nặng tính chủ quan.

Việc thực hiện chính sách thị trường đối với các trang trại chưa tốt, chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp và trang trại, chưa tạo ra những đầu mối lớn và tập trung trong tiêu thụ sản phẩm nên bị tư thương ép giá.

Công tác quản lý về vật tư phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn lỏng lẻo, quản lý tình hình dịch bệnh chưa tốt, ảnh hưởng đáng kể đến năng suất, chất lượng cũng như việc tiêu thụ sản phẩm.

Về đầu tư, tín dụng: Để phát triển trang trại cần rất nhiều vốn, nhiều hộ nông dân muốn làm trang trại nhưng không đủ tiềm lực trong khi lãi suất ngân hàng cao, ngân hàng đã có chủ trương cho các trang trại vay 30 triệu đồng không phải thế chấp nhưng thực tế nguồn vốn đó quá ít đối với các trang trại.

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu về quản lý nhà nước trong phát triển trang trại trên địa bàn huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)