0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 46 -46 )

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện năm 2010 là 15.829,15 ha, chiếm 1,42% so với tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh và được phân thành các nhóm đất chính sau:

- Đất cát biển (C): 2.010 ha. Loại đất này phù hợp với việc phát triển cây mầu và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất mặn (M) 3.050 ha, trong đó:

+ Đất mặn ít (Mi) 62 ha, loại đất này cải tạo để trồng lúa nhưng cho năng suất thấp.

+ Đất mặn trung bình (Mtb): 2.488 ha, loại đất này thích nghi với cây cói + Đất mặn nhiều (Mn): 500 ha, loại đất này có khả năng trồng sút vẹt và nuôi trồng thuỷ sản.

- Đất phù sa (P): 4.007 ha, trong đó:

+ Phù sa không được bồi hàng năm không gây, không loang lỗ đỏ vàng 1.092 ha, loại đất này thích nghi với cây mầu, cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Phù sa không được bồi hàng năm, có glây trung bình đến mạnh diện tích là 2.775 ha; loại đất này thích nghi với cây lúa.

- Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét và biến chất: 360 ha. Loại đất này thích nghi trồng cây lâm nghiệp như bạch đàn, keo lá tràm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38 Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của huyện Nga Sơn Stt Chỉ tiêu Din tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 15.829,30 100,00 1 Đất nông nghiệp 9.227,20 58,29 1.1 Đất lúa nước 5.571,20 35,20 1.2 Đất trồng cây lâu năm 27,70 0,17 1.3 Đất rừng phòng hộ 374,50 2,37 1.4 Đất rừng sản xuất 199,40 1,26 1.5 Đất nuôi trồng thủy sản 558,50 3,53 1.6 Đất nông nghiệp còn lại 2.495,90 15,77

2 Đất phi nông nghiệp 4.927,60 31,13

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 14,90 0,09

2.2 Đất quốc phòng 2,90 0,02

2.3 Đất an ninh 0,30 0,00

2.4 Đất khu công nghiệp 16,20 0,10

2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 11,10 0,07 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng , gốm sứ 18,00 0,11

2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản 6,00 0,04

2.8 Đất di tích danh thắng 6,00 0,04

2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại 6,90 0,04

2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 20,80 0,13

2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 222,80 1,41

2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng 486,90 3,08

2.13 Đất phát triển hạ tầng 2.178,30 13,76

2.14 Đất phi nông nghiệp còn lại 1.936,50 12,23

3 Đất chưa sử dụng 1.674,50 10,58

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 713,20 4,51

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 62,50 0,39

3.3 Núi đá không có rừng cây 898,70 5,68

Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 - Đất xói mòn trơ sỏi đá: 441 ha. Hiện tại đang được phủ xanh bởi cây lâm nghiệp như bạch đàn, keo tai tượng.

Nhìn chung, đất nông nghiệp và đất canh tác bình quân đầu người của huyện tương đương mức bình quân chung của cả tỉnh, đất nông nghiệp 619 m2/ người, đất canh tác 562 m2/người. Thành phần cơ giới của đất chủ yếu là thịt nặng và thịt trung bình, tầng canh tác tương đối dầy, các chất dinh dưỡng trong đất là nghèo lân, độ mùn nghèo, phần lớn là đất bị chua... Trong những năm tới cần được đầu tư cải tạo đất để nâng cao độ phì của đất tăng năng suất và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cây trồng.

- Hiện trạng sử dụng đất: Diện tích tự nhiên trong địa giới hành chính huyện Nga Sơn năm 2010 là 15.829,15 ha, quỹ đất của huyện đã được đưa vào khai thác và sử dụng như sau:

- Đất nông nghiệp: 9.227,2 ha chiếm 58,29% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó chủ yếu là đất trồng lúa nước 5.571,2 ha chiếm đến 35,2%; diện tích đất rừng phòng hộ chiếm 2,4%, diện tích rừng sản xuất chiếm 1,3% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất nông nghiệp còn lại khoảng 2.495,9 ha, chiếm 15,77% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất nuôi trồng thủy sản: 558,5 ha chiếm 3,53% diện tích tự nhiên.

- Đất phi nông nghiệp: 4.927,6 ha chiếm 31,13% diện tích tự nhiên. Trong đó, diện tích đất dành cho mục đích công cộng chiếm đến 15,5%, diện tích dành cho các loại hình sản xuất kinh doanh chỉ chiếm có 0,32%. Đất dành cho phát triển hạ tầng là 2.178,3 ha, chiếm 13,76%; Diện tích đất phi nông nghiệp còn lại là 1.936,5 ha, chiếm 12,23% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất chưa sử dụng trên địa bàn huyện là 1.674,5 ha, chiếm 10,58% so với diện tích tự nhiên.

- Đất có mặt nước ven biển là 370,5 ha chiếm 1,92% diện tích tự nhiên. - Đất đô thị của huyện là 110,6 ha chiếm 0,75% diện tích tự nhiên. - Đất khu dân cư nông thôn: 2.963,2 ha chiếm 15,37% diện tích tự nhiên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 - Nước mặt: Tổng lượng nước mặt thống kê trên địa bàn huyện trung bình là 1 tỷ 350 triệu m3/năm, trong đó, nước do hệ thống sông ngòi cung cấp là 1 tỷ m3 và 350 triệu m3 do nước mưa cung cấp. Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân được lấy từ nước mưa và các hệ thống sông: Lèn, Báo Văn và Sông Hoạt. Lượng nước mặt hiện tại về cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân địa phương.

- Nước ngầm: Hiện tại chưa có số liệu thống kê về trữ lượng của nguồn tài nguyên này. Tuy nhiên, qua các hoạt động khoan thăm dò trong quá trình khảo sát cho thấy trữ lượng nước ngầm của địa phương là tương đối hạn chế. Cần phải tiến hành điều tra, đánh giá tổng thể về trữ lượng của tài nguyên này để có kế hoạch khai thác, sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả.

3.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản

Theo số liệu thống kê, trên địa bàn huyện có một số khoáng sản, trữ lượng đã được đánh giá cụ thể như sau:

+ Đô lô mít ở Nga An trữ lượng 500.000 - 700.000 tấn, chất lượng thấp chưa được khai thác đưa vào sản xuất, mới đang dạng khảo nghiệm.

+ Mỏ đá vôi phân bố ở các xã phía Bắc của huyện như Nga Thiện, Nga Điền, Nga Giáp, Nga An, Nga Phú trữ lượng khoảng 25 triệu m3, đang được khai thác phục sản xuất vật liệu xây dựng.

+ Sét làm gạch ngói trữ lượng 2 triệu m3 phân bố ở các xã phía Tây của huyện như Nga Thắng, Nga Lĩnh, Ba Đình.

3.1.2.4. Tài nguyên rừng

Diện tích rừng hiện có 556,89 ha, trong đó rừng trồng phòng hộ ven biển 448 ha chủ yếu là sú vẹt, rừng sản xuất 108,89 ha chủ yếu trồng Bạch đàn và Keo lá tràm. Giá trị kinh tế không cao nhưng có giá trị về mặt cải tạo đất, điều hoà môi trường, sinh thái bền vững và lấn biển.

3.1.2.5. Tài nguyên biển

Nga Sơn có gần 12 km chiều dài bờ biển trải dài trên 6 xã là Nga Phú, Nga Thái, Nga Tiến, Nga Tân, Nga Thủy và Nga Bạch, với tổng diện tích vào

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41 khoảng 1.000 ha bãi triều. Với hai cửa sông lớn đổ ra biển là sông Càn và sông Lèn, hàng năm Nga Sơn được phù sa bồi đắp tạo thành vùng đất bồi rộng lớn, có tiềm năng lớn cho phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng như một số ngành kinh tế biển như nuôi trồng đánh bắt thủy, hải sản, trồng rừng ngập mặn, trồng cói, dệt chiếu…

3.1.2.6. Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch của Nga Sơn tương đối phong phú, đa dạng bao gồm những di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên phạm vi trong và ngoài tỉnh như khu di tích lịch sử Ba Đình, Đền Mai An Tiêm, Đền thờ nữ tướng Lê Thị Hoa, tướng Trịnh Minh, Chùa Báo Văn, Đền thờ Trần Hưng Đạo, Động Từ Thức, Động Bạch Á, Chùa Tiên, Cửa Thần Phù, Động Lục Vân, núi Lã Vọng, Bia Thần, Động Trúc Lâm, Hồ Đồng Vụa, Chùa Thạch Tuyền, khu sinh thái rừng ngập mặn ven biển Đảo Nẹ…những địa danh này có giá trị rất lớn trong phát triển và đa dạng hóa các loại hình du lịch như du lịch tâm linh, du lịch sinh thái…

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 46 -46 )

×