0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Thực trạng công tác quản lý nhàn ước về trang trại

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 68 -68 )

4.1.2.1. Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển trang trại

Theo quy định về quản lý quy hoạch ngành nông nghiệp và PTNT tại Quyết định số 2238/QĐ-BNN-KH ngày 20/08/2010 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT thì việc “Lập quy hoạch ngành nông nghiệp và PTNT” là quá trình khảo sát, nghiên cứu, luận chứng, lựa chọn phương án phát triển các ngành sản xuất tối ưu, trên cơ sở phân bố sử dụng hợp lý các nguồn lực, cho một thời kỳ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhất định. Thời gian định hướng của quy hoạch là 10 năm, có tầm nhìn 5 năm hoặc 10 năm tiếp sau đó và thể hiện cho từng thời kỳ 5 năm.

Ngay từ năm 2004, UBND huyện Nga Sơn đã xây dựng ban hành đề án phát triển kinh tế trang trại giai đoạn 2004 - 2010 trên địa bàn toàn huyện. Đến năm 2009, Đề án số 786/2009/QĐ-UBND về “Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2009-2015 trên địa bàn huyện Nga Sơn” được ban hành, quy định về quản lý xây dựng và phát triển trang trại trên địa bàn huyện và các văn bản hướng dẫn cụ thể, theo Quyết định số 899/QĐ-TTg, ngày 10/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Cùng với Đề án xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, nội dung quy hoạch phát triển trang trại tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cụ thể như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58 - Trên cơ sở mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường tiêu thụ. Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, đến năm 2015 toàn huyện có 50 trang trại đạt tiêu chí.

- Quy hoạch phát triển trang trại ở cấp xã phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, trong đó có diện tích trang trại từ 3 ha trở lên, thuận lợi về giao thông, thủy lợi, các vùng khó khăn về thủy lợi, vùng đất xấu, đất xa, đất hoang hóa được dồn đổi để phát triển trang trại.

- Đất sử dụng cho kinh tế trang trại được chủ động chuyển đổi mục đích sử dụng theo phương án sản xuất, kinh doanh, phù hợp quy hoạch nông thôn mới và kế hoạch sử dụng đất của địa phương đã được UBND huyện phê duyệt, thực hiện chuyển đổi một số diện tích trồng cói, lúa kém hiệu quả sang các loại hình sản xuất trang trại tổng hợp, trồng cây ăn quả, rau màu các loại. Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức kinh tế trang trại để bao chiếm, tích tụ đất đai không vì mục đích sản xuất.

- Quy hoạch cụ thể cho các mô hình trang trại như sau:

+ Đối với trang trại lúa - cá phải bảo đảm 70% diện tích đất trồng lúa và 30% diện tích mặt nước và các công trình phụ trợđể nuôi trồng thủy sản.

+ Đối với trang trại chăn nuôi: Khoảng cách từ trại chăn nuôi lợn đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường giao thông chính, nguồn nước mặt tối thiểu là 200 m; Khoảng cách đối với trang trại chăn nuôi gia cầm là 100 m. Trại chăn nuôi phải có nhà sát trùng, hệ thống xử lý chất thải bằng bể Bioga. Chuồng trại chăn nuôi xây dựng tùy thuộc vào quy mô đầu con nuôi, nhưng không vượt quá 500 m2.

+ Đối với trang trại trồng trọt kết hợp với nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm 50% diện tích đất trồng trọt và 50% diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản.

+ Đối với trang trại nuôi trồng thủy sản phải có có hệ thống cấp thoát nước. + Ngoài ra còn có các loại hình trang trại trồng trọt và trang trại tổng hợp. Dựa trên nội dung quy hoạch phát triển trang trại, cơ quan quản lý Nhà nước tại huyện Nga Sơn đã tổ chức vận động nhân dân dồn đổi ruộng đất, thực

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59 hiện quy hoạch theo tinh thần Nghị quyết 05/NQ-HU (khóa XX) và Nghị quyết 06/NQ-HU của Ban chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ XXI, về việc động viên nhân dân dồn đổi ruộng đất, nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Kết quả thực hiện quy hoạch được trình bày tại bảng 4.1.

Qua bảng 4.1 cho thấy, trong 3 năm 2011 - 2013 việc thực hiện quy hoạch phát triển trang trại ở Nga Sơn có nhiều biến động:

- Về số lượng trang trại tăng nhanh: Năm 2011 có 478 trang trại, tăng lên 912 trang trại năm 2013, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 38,99%/năm. Trong đó, tăng nhanh nhất là loại hình trang trại tổng hợp, đạt 46,59%/năm, tiếp đó là trang trại thủy sản, đạt 37,83%/năm và trang trại chăn nuôi, đạt 10,78%/năm; riêng trang trại trồng trọt có xu hướng giảm từ 11 trang trại năm 2011 xuống còn 7 trang trại năm 2013 (giảm 19,89%/năm) vì hiện nay quỹ đất cho phát triển trang trại ở Nga Sơn rất ít, trong khi hiệu quả kinh tế từ trồng trọt đạt thấp nên các trang trại này đã chuyển sang các loại hình trang trại khác.

- Về diện tích: Công tác dồn điền đổi thửa, xây dựng quỹ đất cho phát triển trang trại gặp nhiều khó khăn: Cụ thể số lượng trang trại tăng gấp 1,9 lần, từ 478 trang trại, năm 2011, tăng lên 912 trang trại năm 2013, nhưng quỹ đất chỉ tăng 1,4 lần, từ 693,1 ha năm 2011 tăng lên 971,34 ha năm 2013. Nguyên nhân là do: quỹ đất cho xây dựng trang trại có hạn, công tác dồn đổi ruộng đất gặp khó khăn. Đất sản xuất nông nghiệp được giao quyền sử dụng đất 20 năm sẽ hết hạn vào năm 2014. Do đó, vấn đề xây dựng kế hoạch phát triển trang trại ở một số xã chưa nhất quán, còn phải "cân nhắc" đến gần 2014, triển khai thực hiện Luật Đất đai 2013, mới có thể xây dựng. Điều này dẫn đến tình trạng "mạnh ai nấy làm" do cơ quan chức năng đang "cân nhắc" trong khi chủ trang trại phải tiến hành sản xuất liên tục để bù đắp chi phí và duy trì mô hình, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc phá vỡ quy hoạch trong thời gian qua.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60

Bảng 4.1. Diện tích và số lượng trang trại theo quy hoạch qua các năm 2011 - 2013 tại huyện Nga Sơn

STT Loi hình trang trại Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tc độ tăng trưởng số lượng trang trại (%) Tốc độ tăng trưởng diện tích (%) Số trang trại (trang trại) Diện tích (ha) Số trang trại (trang trại) Diện tích (ha) Số trang trại (trang trại) Diện tích (ha) 2012/ 2011 2013/ 2012 Bình quân 2012/ 2011 2013/ 2012 Bình quân 1 Chăn nuôi 62 45,4 71 49,7 76 53,2 14,52 7,04 10,78 9,47 7,04 8,26 2 Trồng trọt 11 20,6 8 14,6 7 13,5 -27,27 -12,50 -19,89 -29,13 -7,53 -18,33 3 Thuỷ sản 104 291,2 151 317,1 197 336,14 45,19 30,46 37,83 8,89 6,00 7,45 4 Tổng hợp 301 335,9 508 504,2 632 568,5 68,77 24,41 46,59 50,10 12,75 31,43 TOÀN HUYỆN 478 693,1 738 885,6 912 971,34 54,39 23,58 38,99 27,77 9,68 18,73

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61 Ngoài ra, công tác lập, phê duyệt quy hoạch phát triển trang trại theo đề án xây dựng nông thôn mới (NTM) chưa sát với thực tế địa phương, hầu hết các xã xây dựng đề án chạy theo tiến độ và sức ép danh hiệu xã chuẩn NTM. Đến năm 2013 đã có 23/26 xã đề nghị điều chỉnh, bổ sung quy hoạch. Công tác cắm mốc giới để quản lý quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch cũng chưa được chú trọng.

Bên cạnh đó, công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất ở một số xã chưa tốt, để nhân dân tự ý xây dựng trang trại, đào ao nuôi trồng thủy sản phá vỡ quy hoạch, một số nơi diễn ra tình trạng bán đất, chuyển nhượng đất không đúng quy định, một số hộ chiếm dụng xây nhà kiên cố làm đất ở. Cụ thể, năm 2011 có 10 trang trại vi phạm (chiếm 2,09%), năm 2012 có 25 trang trại vi phạm (chiếm 3,39%) và năm 2013 là 18 trang trại (chiếm 1,97%) (bảng 4.2).

- Vềđánh giá của chủ trang trại về công tác quy hoạch phát triển trang trại của cơ quan quản lý Nhà nước, kết quả điều tra cho thấy (bảng 4.3), phần lớn ý kiến đánh giá của chủ trang trại đối với công tác quy hoạch là "chưa tốt", cụ thể:

- Việc khảo sát, nghiên cứu, lập quy hoạch được đánh giá chưa tốt (chiếm 54,84%) do lập quy hoạch một cách áp đặt, không thường xuyên trao đổi, tiếp thu ý kiến của chủ trang trại; chỉ có 19,35% ý kiến đánh giá tốt và 25,81% đạt yêu cầu.

- Nội dung của bản quy hoạch cũng được cho là chưa tốt (chiếm 62,90% ý kiến đánh giá) do bản quy hoạch thiếu thực tế và không đánh giá đúng nhu cầu phát triển của trang trại; chỉ có 12,90% ý kiến đánh giá tốt và 24,19% đạt yêu cầu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62

Bảng 4.2. Số trang trại vi phạm trong thực hiện quy hoạch tại Nga Sơn từ 2011 - 2013

STT Nội dung vi phạm 2011 2012 2013 So sánh (%) Số lượng (trang trại) Cơ cấu (%) Số lượng (trang trại) Cơ cấu (%) Số lượng (trang trại) Cơ cấu (%) 2012/2011 2013/2012 Bình quân 1 Phá vỡ quy hoạch 7 1,46 16 2,17 13 1,43 128,57 -18,75 54,91 2 Bán đất, chuyển nhượng đất không đúng quy định 3 0,63 8 1,08 4 0,44 166,67 -50,00 58,33 3 Chiếm dụng đất xây nhà kiên cố làm đất ở 0 0,00 1 0,14 1 0,11 100 0 - Tổng cộng 10 2,09 25 3,39 18 1,97 150,00 -28,00 61,00

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63

Bảng 4.3. Đánh giá của chủ trang trại về công tác quy hoạch phát triển trang trại của cơ quan quản lý Nhà nước

Chỉ tiêu Tỷ lệ ý kiến đánh giá (%) Tốt Đạt yêu cầu Chưa tốt 1. Khảo sát, nghiên cứu, lập quy hoạch 19,35 25,81 54,84 2. Nội dung bản quy hoạch 12,90 24,19 62,90 3. Tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch 8,06 17,74 74,19 4. Điều chỉnh quy hoạch khi có vấn đề phát sinh 66,13 25,81 8,06

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014

- Công tác tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch được đánh giá thấp nhất (74,19% ý kiến đánh giá chưa tốt), điều này là do tình trạng “mạnh ai nấy làm” trong suốt khoảng thời gian khá dài.

- Chỉ có công tác điều chỉnh quy hoạch khi có vấn đề phát sinh được đánh giá cao (66,13% ý kiến đánh giá tốt), việc điều chỉnh được cho là kịp thời và không gây ra tác động xấu cho trang trại. Tuy nhiên, việc điều chỉnh quy hoạch chỉ là “bất đắc dĩ” và khắc phục sai sót trước đó, do vậy dù được đánh giá cao nhưng cũng không có nhiều ý nghĩa.

Tóm lại: Quy hoạch là vấn đềđược các cơ quan quản lý Nhà nước ở Nga Sơn rất chú trọng, trong đó quy hoạch phát triển trang trại đã được thực hiện lồng ghép trong chương trình xây dựng NTM trên toàn huyện. Tuy nhiên, có đến 23/26 quy hoạch phải điều chỉnh, bổ sung; có nhiều vụ vi phạm trong quá trình thực hiện quy hoạch thời gian qua cùng với phần lớn ý kiến đánh giá "chưa tốt" của chủ trang trại cho thấy hiệu quả quản lý Nhà nước đối với công tác lập và thực hiện quy hoạch ở huyện Nga Sơn là rất hạn chế và nặng về hình thức.

4.1.2.2. Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp quy về phát triển trang trại

Với tinh thần phát triển có định hướng và theo quy hoạch, các cơ quan quản lý Nhà nước tại huyện Nga Sơn đã tích cực tổ chức tuyên truyền, hướng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64 dẫn thực hiện các chủ trương chính sách, cơ chế phát triển trang trại của Đảng, Nhà nước, của tỉnh và của huyện. Cụ thể:

+ Phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Tài nguyên - Môi trường, phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Công Thương, phòng Văn hóa - Thông tin, bộ phận một cửa thuộc Văn phòng HĐND & UBND tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các chủ trương chính sách về phát triển trang trại, tham mưu cho UBND huyện các văn bản hướng dẫn thực hiện.

+ Hệ thống Khuyến nông huyện: Bao gồm trạm Khuyến nông huyện và đội ngũ Khuyến nông viên ở cơ sở, được cơ cấu mỗi xã có 1 cán bộ khuyến nông viên. Tuyên truyền về các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, các tiến bộ KHKT, xây dựng mô hình trình diễn, hội nghịđầu bờ.

+ Hệ thống truyền thanh: Bao gồm 1 Đài truyền thanh huyện và 27 đài truyền thanh cấp xã và 234 thôn, làng trên địa bàn huyện đều có hệ thống loa truyền thanh. Nội dung chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các mô hình hay, cách làm sáng tạo, các gương điển hình tiên tiến trên địa bàn về sản xuất nông nghiệp, phát triển trang trại và xây dựng nông thôn mới.

+ Chi Cục Thuế: Có chức năng nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương, chính sách thuếđối với trang trại trên địa bàn.

+ Hệ thống tín dụng, ngân hàng trên địa bàn huyện: Bao gồm Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương, chi nhánh Ngân hàng Hợp tác, ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân. Có nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương, chính sách hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất đối với các trang trại.

+ MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm MTTQ,Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn lao động, được tổ chức từ huyện xuống đến các thôn xóm. Đây là lực lượng chính có vai trò tuyên truyền các chủ trương chính sách về phát triển kinh tế nói chung, trong đó có kinh tế trang trại, tuyên truyền giới thiệu các mô hình mới, các gương điển hình, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên thực hiện làm theo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65 + Các tổ chức xã hội nghề nghiệp gồm có Hội Làm vườn và trang trại, Hội Cựu Thanh niên xung phong, Hội Sinh vật cảnh, Hội Chữ thập đỏ, Hội Cựu quân nhân... theo tôn chỉ mục đích riêng đều có chức năng nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế trang trại, cũng như vận động hội viên tham gia làm kinh tế trang trại.

+ Hệ thống chính quyền cơ sở bao gồm HĐND và UBND của 27 xã, thị trấn. Trong đó có các cán bộ chuyên trách đảm nhiệm công tác tuyên truyền như cán bộ công chức văn hóa, địa chính, xây dựng, nông nghiệp, môi trường, nông thôn mới, văn phòng, thống kê. Ở cấp thôn có chức danh Trưởng thôn, phó trưởng thôn, trưởng làng. Có chức năng nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế trang trại, cơ chế hỗ trợ trang trại, vận động nhân dân tham gia làm kinh tế trang trại và thực hiện các chính sách đối với trang trại, quản lý trang trại.

Bảng 4.4 cho thấy, công tác tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp quy về phát triển trang trại có xu hướng giảm dần. Năm 2011 có 375 tin bài của các đài phối hợp đưa tin liên quan đến phát triển trang trại, đến năm 2013 giảm còn 267 tin bài, bình quân giảm 15,6%/năm; việc phối hợp với các báo địa phương đăng 11 tin bài trong năm 2011, đến 2013 là 13 tin bài, tăng bình quân

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 68 -68 )

×