Năng lực của cơ quan quản lý Nhàn ước

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu về quản lý nhà nước trong phát triển trang trại trên địa bàn huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 98)

- Cơ quan trực tiếp quản lý trang trại gồm: Phòng Nông nghiệp & PTNT, Tài nguyên – Môi trường, Tài chính – Kế hoạch, Công Thương. Thực tế cho thấy có những bất cập trong việc phối hợp hoạt động giữa các phòng với nhau. Một số công việc cần phối hợp hoạt động như kiểm tra, thẩm định dự án, nghiệm thu trang trại, kiểm tra cấp giấy chứng nhận trang trại, sự phối hợp chưa tốt.

- Cán bộ chuyên môn phụ trách trang trại trên địa bàn huyện có trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, và quản lý nhà nước không đồng đều, ở cấp huyện được đào tạo tương đối bài bản, cấp xã có trình độ chủ yếu là trung cấp. Điều kiện về cơ sở vật chất làm việc còn nhiều thiếu thốn, nhất là ở cấp xã. Chính sách đãi ngộ của cán bộ công chức so với mặt bằng chung của xã hội và giá cả hiện nay thì mới đủ trang trải cho mức sống tối thiểu, nên đời sống còn khá khó khăn.

- Về phân công nhiệm vụ: Đối với cấp xã phụ trách trang trại theo Nghị định 92/NĐ-CP của Chính phủ là chức danh Địa chính - Xây dựng - Nông nghiệp và Môi trường. Trong thực tế chức danh này được bố trí từ 2 - 4 cán bộ, tùy theo xã loại 1, 2, 3, dẫn đến việc phân công nhiệm vụ không rõ ràng, cụ thể, chồng chéo, mỗi xã một kiểu, có những việc nhiều người cùng làm như địa chính, có những việc không được phân công như lĩnh vực nông nghiệp, môi trường. Hiện nay số cán bộ công chức đảm nhiệm chức danh này hầu hết có chuyên môn về quản lý đất đai, không có chuyên môn về môi trường, rất ít người có chuyên môn về nông nghiệp. Ngoài ra ở cấp xã có mô hình Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, hoạt động như là "cánh tay nối dài của chính quyền" nên rất bất cập.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu về quản lý nhà nước trong phát triển trang trại trên địa bàn huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)