Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Nga Sơn giai đoạn 2010 –

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu về quản lý nhà nước trong phát triển trang trại trên địa bàn huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 55)

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 Năm 2012 Năm N2013 ăm Tốc độ tăng trưởng (%)

2012/2011 2013/2012 Bình quân 1 Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn (Giá thực tế) tỷđồng 3345,0 3921,0 4434,0 17,22 13,08 15,15

Ngành Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản tỷđồng 1316,7 1563,8 1597,4 18,77 2,15 10,46

Ngành Công nghiệp và Xây dựng tỷđồng 1190,3 1392,9 1698,6 17,02 21,95 19,48

Các ngành dịch vụ tỷđồng 838 964,3 1138 15,07 18,01 16,54

2 Cơ cấu (GDP) hàng năm (Tổng số) % 100,0 100,0 100,0

Ngành Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản % 39,4 38,7 37,7

Ngành Công nghiệp và Xây dựng % 27,6 28,5 29,2

Các ngành dịch vụ % 33,0 32,8 33,1

3 Thu nhập bình quân đầu người triệu đồng 12,5 14,7 16,6 17,60 12,93 15,26

4 Sản lượng lương thực có hạt nghìn tấn 58,4 60,2 57,1 3,08 -5,15 -1,03

5 Sản lượng cói nghìn tấn 22,6 24,1 14,7 6,64 -39,00 -16,18

6 Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu triệu USD 16,7 27 42,8 61,68 58,52 60,10

7 Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tỷđồng 662 787 927,0 18,88 17,79 18,34

8 Tổng vốn đầu tư XDCB tỷđồng 819,0 708 817 -13,55 15,40 0,92

9 Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỷđồng 95,6 79,9 131,0 -16,42 63,95 23,77

10 Chi ngân sách trên địa bàn tỷđồng 231,8 319,1 405,2 37,66 26,98 32,32

11 Tỷ lệ thu so với chi ngân sách % 41,2 25,0 32,3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45

3.1.3.4. Văn hóa thông tin, thể dục thể thao - Lĩnh vực Thông tin - Truyền thông

+ Mạng lưới phát thanh và truyền thanh: Hệ thống truyền thanh cấp xã được phủ kín từ khá sớm từ năm 1997 với 100% xã, thị trấn trong toàn huyện đã được phủ sóng truyền thanh trong đó có 2 đài xã Nga Điền và Nga Thạch lắp đặt hệ thống truyền thanh không dây, các thôn có tổ thông tin truyền thanh.

+ Mạng lưới bưu chính, viễn thông: Nga Sơn hiện có 17 đại lý kinh doanh dịch vụ Internet công cộng, 1 bưu cục cấp 2; 3 bưu cục cấp 3 và 23 điểm bưu điện văn hoá xã, các bưu điện văn hoá xã, thị trấn đều có điểm đọc sách, báo, truy cập Internet đáp ứng nhu cầu người dân. Tổng số trạm thu phát sóng BTS của huyện là 80, trong đó: Vinaphone: 25 trạm; Viettel: 27 trạm; Điện lực: 8 trạm; Mobifone: 13 trạm; Gtel: 1 trạm, tổng số máy điện thoại cố định lắp đặt mới hàng năm tăng bình quân tăng 2.200 chiếc, hiện nay tính bình quân cứ 2 người dân sở hữu 1 máy điện thoại.

- Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở: Lễ hội Mai An Tiêm với quy mô cấp huyện, được tổ chức 11 - 13/3 âm lịch. Đến năm 2013 toàn huyện có 234/234 làng, thôn khai trương xây dựng làng văn hoá. Trong đó được công nhận danh hiệu làng văn hoá là 157 làng, thôn. Có 23/27 xã đăng ký xây dựng và có 6 xã đạt danh hiệu xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới và 01 thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Có 141/154 cơ quan, đơn vịđăng ký, khai trương xây dựng, được công nhận danh hiệu cơ quan, đơn vịđạt chuẩn văn hóa là: 118/141. Cơ sở vật chất các thiết chế văn hoá có 127/236 khu hoạt động Văn hóa - Thể thao đạt chuẩn theo Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch quy định.

- Lĩnh vực Thể dục thể thao: Số người luyện tập thể thao thường xuyên khoảng 5,5 nghìn người, chiếm 35,9% dân số và 27,6% tổng số hộ. Trên địa bàn huyện có 01 sân vận động diện tích 7,4 ha; 01 trung tâm, 01 nhà thi đấu, 04 câu lạc bộ thể dục thể thao. Tại các xã, thị trấn đều có sân chơi, bãi tập, có một số phòng tập luyện thể thao nhưng chưa đạt chuẩn theo quy định. Toàn huyện đã tiến hành quy hoạch 100% sân thể thao theo tiêu chí nông thôn mới, trong đó có trên 70% số sân đã đạt và đưa vào sử dụng có hiệu quả.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46

- Lĩnh vực du lịch: Toàn huyện có 6 điểm du lịch lớn và hơn 30 điểm du lịch tâm linh, 12 cơ sở lưu trú, 2 khách sạn và 11 nhà nghỉ, nhà trọ, có 16 nhà hàng ăn uống và kinh doanh nhữmg đặc sản nổi tiếng như: gỏi cá nhệch, tôm, cua, dê ủ trấu, rượu Chính Đại… Lượt khách đến tham quan có 20.300 lượt/năm, doanh thu đạt: 9 tỷđồng/năm.

3.1.3.5 Giáo dục - Đào tạo

Toàn huyện có 87 trường học các cấp, trong đó có 27 trường mầm non, 29 trường tiểu học, 27 trường THCS và 04 trường THPT; 100% trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT đã được xây dựng kiên cố, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 97% vào năm 2013. Toàn ngành có 2.259 cán bộ, công chức, viên chức; 100% cán bộ giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo. Trong 3 năm qua có 530 cán bộ giáo viên được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở, 381 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 39 giáo viên đạt danh hiệu Giáo viên giỏi cấp tỉnh, có 1 giáo viên giỏi cấp quốc gia và 1 cán bộ quản lý giỏi quốc gia. Đến năm 2013 có: 52/83 trường đạt chuẩn bằng 62,7%. Trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, thị trấn hoạt động đạt kết quả khá, mởđược 763 lớp, với 96.601 lượt học viên tham gia. Hiện nay có trường Trung cấp nghề Nga Sơn chuyên đào tạo nghề tại chỗ cho người lao động.

3.1.3.6. Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Hệ thống y tế huyện được xây dựng đủ ở cả 2 tuyến: Tuyến huyện gồm bệnh viện đa khoa huyện 205 giường bệnh với 133 cán bộ y tế; 1 trung tâm y tế với 37 cán bộ; 2 phòng khám đa khoa với 37 nhân viên. Tuyến xã, thị trấn gồm 27 trạm y tế với 214 giường bệnh, 109 cán bộ; 13 trạm y tế có bác sĩ bên cạnh 23 cơ sở tư nhân hành nghề y. Tổng số cán bộ y tế trên địa bàn toàn huyện là 266 người, có 156 y, bác sĩ. Đến năm 2013, toàn huyện đã có 24 xã, đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 1 và có 7 xã đạt chuẩn Quốc gia y tế giai đoạn 2.

3.1.3.7. Môi trường

Vấn đề vệ sinh, môi trường là một trong thách thức không nhỏđặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước ở một số khu vực làng nghề, trung tâm y tế,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47 cụm dân cư, từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt như rác, nước thải, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật có xu hướng gia tăng.

3.1.4. Đánh giá các điu kin kinh tế - xã hi nh hưởng ti phát trin trang tri tri

3.1.4.1 Thuận lợi

Nga Sơn là huyện thuộc đồng bằng ven biển có nền kinh tế - xã hội tương đối phát triển, tạo điều kiện cho các hộ nông dân áp dụng các tiến bộ về KHKT vào sản xuất, nâng cao năng lực, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn tương đối phát triển và đồng bộ, tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa, nhất là hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy và hệ thống điện lưới quốc gia, được kết nối tới tất cả các vùng trên địa bàn huyện.

Trình độ dân trí, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực được quan tâm, đội ngũ cán bộ công chức có trình độ về chuyên môn, chính trịđạt chuẩn.

Cơ chế, chính sách phát triển kinh tế nói chung và cơ chế cho phát triển trang trại nói riêng lớn nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển.

Phong trào xây dựng nông thôn mới đang là động lực thúc đẩy nền kinh tế, công tác quy hoạch được quan tâm, có sựđầu tư hỗ trợ của trung ương và của tỉnh.

3.1.4.2 Khó khăn

Điều kiện về quỹ đất có hạn, manh mún, khó khăn trong dồn đổi, tích tụ ruộng đất đẻ phát triển trang trạng quy mô lớn.

Hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh, là huyện ven biển chịu ảnh hưởng rất lớn của biến đổi khí hậu khó khăn về nguồn nước ngọt, đất đai bị nhiễm mặn nặng, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường.

Kinh tế trang trại mới phát triển, xuất phát điểm thấp, trình độ KHKT, trình độ quản lý kinh tế của các chủ trang trại còn hạn chế. Thói quen của người dân trong sản xuất nông nghiệp vẫn theo kiểu truyền thống, hiệu quả kinh tế chưa cao.

Kinh tế thị trường phát triển chưa mạnh, thị trường đầu vào, đầu ra cho sản phẩm của trang trại bấp bênh, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vốn đầu tư cho sản xuất vẫn là một bài toán khó.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48

3.1.5. Tình hình phát trin trang tri giai đon 2010 - 2013

- Về số lượng: Kinh tế trang trại của huyện trong những năm qua tăng nhanh cả về số lượng và quy mô: Năm 2010 toàn huyện có 296 trang trại, có 52 trang trại đạt tiêu chí được cấp giấy chứng nhận theo Thông tư 69/2000/TTLT/BNN-TCTK và Thông tư 74/2003/TT- BNN của bộ Nông nghiệp & PTNT và Tổng cục Thống kê. Đến năm 2013 toàn huyện có 912 trang trại, tăng 616 trang trại. Trong đó có 71 trang trại đạt tiêu chí được cấp giấy chứng nhận trang trại, theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT, ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong số trang trại đạt tiêu chí có 100% là loại hình trang trại chăn nuôi, còn các loại hình trang trại khác đều không bảo đảm về quy mô diện tích. Các trang trại lớn tập trung ở các xã Nga Thành, Nga Thiện, Nga Thạch, Nga Tân. Các trang trại chăn nuôi công nghiệp đạt tiêu chí ở các xã Nga Thủy 11 trang trại (10 trang trại lợn, 1 trang trại gà); Nga An 7 trang trại lợn, Nga Trung 7 trang trại lợn, Nga Lĩnh 6 trang trại lợn.

- Về loại hình trang trại: Trong tổng số 912 trang trại có 632 trang trại tổng hợp, chiếm 69,3%. Thực tế cho thấy mô hình trang trại tổng hợp có sựđầu tư thấp, dễ làm phù hợp với tập quán sản xuất của người nông dân nên phát triển mạnh. Loại hình trang trại thủy sản, có 197 trang trại, chiếm 21,6%, do điều kiện tự nhiên của huyện Nga Sơn có vùng triều ven cửa sông Lèn và cửa sông Càn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, nên loại hình trang trại này cũng tương đối phát triển. Loại hình trang trại chăn nuôi, có 76 trang trại, chiếm 8,33%, loại hình trang trại này mới phát triển do tỉnh và huyện có nhiều cơ chế hỗ trợđầu tư cũng như việc đầu mối với các công ty chăn nuôi về việc đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gia công và bao tiêu sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế vợt trội so với các loại hình trang trại khác. Loại hình trang trại trồng trọt kém phát triển, toàn huyện chỉ có 7 trang trại, chiếm 0,77%, nguyên nhân Nga Sơn là huyện đồng bằng ven biển, diện tích đất tự nhiên và đất cho sản xuất nông nghiệp ít, nên việc tích tụ đất đai cho loại hình trang trại trồng trọt gặp khó khăn. Một số loại hình trang trại khác như trang trại lâm nghiệp không có, bởi diện tích đất đồi rừng của huyện là rất ít và nhỏ lẻ...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49 - Về đất đai: Tổng diện tích đất làm trang trại là 971,34 ha; quy mô diện tích trang trại từ 0,13 - 13 ha; Số trang trại đã được giao quyền sử dụng đất là 104 trang trại, còn lại 808 trang trại hiện đang thuê thầu đất ngắn hạn.

- Về đầu tư: Tổng số vốn đầu tư xây dựng trang trại là 245.229,7 triệu đồng, bình quân mỗi trang trại là 268,9 triệu đồng. Doanh thu năm 2013 đạt 374.182 triệu đồng, bình quân mỗi trang trại là 410 triệu đồng.

- Về lao động: Tổng số lao động thường xuyên tại các trang trại là 3.206 người; Bình quân mỗi trang trại giải quyết việc làm cho 3 - 4 lao động; Thu nhập bình quân của người lao động là 2 - 3,5 triệu đồng/người/tháng.

- Về môi trường: Hiện trạng về môi trường tại các trang trại tổng hợp tương đối tốt, do quy trình sản xuất của trang trại mang tính khép kín, chất thải trong chăn nuôi được xử lý bằng hệ thống bể bioga, sử dụng để bón cho cây trồng và cải tạo ao nuôi. Các trang trại nuôi trồng thủy sản đang có nguy cơ bị ô nhiễm nguồn nước, do chưa tách riêng đường cấp và đường thoát nước, tồn dư thức ăn, mùn bã hữu cơ nhiều. Môi trường trong các trang trại chăn nuôi cơ bản đã được cải thiện đáng kể so với trước đây, tất cả các trang trại chăn nuôi đã có cam kết bảo vệ môi trường, các khu chăn nuôi quy mô lớn có báo cáo đánh giá tác động môi trường, hầu hết các chủ trang trại chăn nuôi đều nhận thức rõ trách nhiệm trong việc chấp hành nghiêm các quy định trong việc bảo vệ môi trường. UBND huyện thường xuyên chỉ đạo các phòng ban liên quan tăng cường kiểm tra, đôn đốc các chủ trang trại chấp hành các quy định về sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường và xử lý các chủ trang trại vi phạm, năm 2013 đã phối hợp với Đoàn thanh tra liên ngành của tỉnh xử lý 2 trang trại chăn nuôi vi phạm (Phụ lục 3: Tổng hợp trang trại hiện có trên địa bàn huyện Nga Sơn).

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp tiếp cn

- Tiếp cận có sự tham gia: Sự tham gia của các bên liên quan bắt đầu từ việc điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát triển trang trại ở huyện Nga Sơn; trong đó, sự tham gia của các chủ thể bao gồm: Cán bộ thuộc phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Tài nguyên và Môi trường; phòng Công

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50 Thương, UBND cấp xã, các chủ trang trại. Một số công cụ của đánh giá nhanh có sự tham gia sẽđược sử dụng một cách linh hoạt để thu thập các thông tin cần thiết.

- Tiếp cận hệ thống: Được sử dụng trong đánh giá các nhân tốảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển trang trại tại huyện Nga Sơn. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng, trong đó những nhân tố chủ yếu là: Chủ trương, chính sách của Nhà nước, năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước (phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Công Thương, UBND cấp xã), Điều kiện hoạt động của các trang trại trên địa bànhuyện Nga Sơn.

- Tiếp cận thể chế: Trong nghiên cứu này là phân tích các vấn đề có liên quan dựa vào việc thực hiện các văn bản chính sách của Nhà nước như quy hoạch phát triển trang trại; chính sách đất đai, thuế, đầu tư tín dụng, lao động, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, hỗ trợ phát triển trang trại…

3.2.2. Phương pháp chn đim nghiên cu

Đề tài tiến hành phân vùng nghiên cứu và loại hình trang trại đểđiều tra.

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu về quản lý nhà nước trong phát triển trang trại trên địa bàn huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)