lao động, hạn chế phân hóa giàu nghèo.
4.3.3. Các giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý Nhà nước trong phát triển trang trại trang trại
Để phát triển kinh tế trang trại, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, cần tập trung thực hiện giải pháp sau:
4.3.3.1. Rà soát, bổ sung Quy hoạch, kế hoạch phát triển trang trại
- Để trang trại phát triển tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, hình thành các vùng sản xuất tập trung, tạo ra khả năng cạnh tranh mới, khắc phục tình trạng trang trại phát triển tự phát, huyện và xã cần rà soát lại quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản, gắn với quy hoạch nông thôn mới, tăng cường quản lý quy hoạch, xác định các vùng phát triển trang trại; công bố quỹ đất có thể giao hoặc cho thuê từ nguồn quỹ đất công do xã quản lý và tích tụ đất đai do mua bán, chuyển nhượng, để phát triển trang trại.
+ Phân vùng quy hoạch 1: Vùng đất hoang hoá, đất bãi bồi ven sông Hoạt, sông Càn, sông Lèn và đất vùng triều ven biển, để phát triển loại hình trang trại tổng hợp, nuôi trồng thủy sản thuộc các xã Nga Thắng, Ba Đình, Nga Vịnh, Nga Thiện, Nga Điền, Nga Phú, Nga Thái, Nga Tiến, Nga Tân, Nga Thủy, Nga Bạch, Nga Thạch, Nga Lĩnh.
+ Phân vùng quy hoạch 2: Tận dụng tối đa diện tích đất gò, đồi núi để phát triển trang trại chăn nuôi, trang trại tổng hợp, trang trại lâm nghiệp ở các xã Nga Thiện, Nga Điền, Nga An, Nga Giáp, Nga Thắng, Nga Lĩnh…
+ Phân vùng quy hoạch 3: Các xã còn lại có địa hình tương đối bằng phẳng, diện tích nhỏ, tận dụng đất ao, hồ, đất nông nghiệp được dồn đổi, mua bán, chuyển nhượng để phát triển các loại hình trang trại chăn nuôi tập trung hoặc loại hình trang trại tổng hợp, trồng cây ăn quả...
- Hướng trong 5 - 10 năm tới, khai thác đưa vào sử dụng đất cho trang trại nông nghiệp khoảng 1.000 ha, nâng tổng số trang trại lên 1.300 trang trại. Trong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91 đó định hướng phát triển các loại hình trang trại phù hợp với điều kiện của địa phương như loại hình trang trại tổng hợp, chăn nuôi, thủy sản, các loại hình trang trại mới như trang trại hoa, cây cảnh, trang trại nuôi ong, trang trại trồng nấm...
- Tập trung tuyên truyền chuyển đổi các loại cây trồng, con nuôi mới đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sản xuất của huyện và theo nhu cầu của thị trường hiện nay như Ớt xuất khẩu, ngô ngọt, bí xanh, khoai tây, các loại cây ăn quả như dừa Xiêm, bưởi Diễn, bưởi Quế Dương, hồng xiêm, ổi tứ quý, thanh long, các loại gia súc như trâu bò, lợn, dê, các loại gia cầm gồm gà, vịt, ngan ngỗng, con nuôi đặc sản như vịt trời, thỏ Newzealand, nuôi trồng thủy hải sản như tôm, cua, cá, ngao...
- Kêu gọi đầu tư, ban hành cơ chế khuyến khích xây dựng các cơ sở công nghiệp thu mua chế biến thủy, hải sản cho vùng triều, cơ sở sản xuất, cung ứng giống cây, con và thu mua nông sản… Xây dựng hệ thống chợ đầu mối và chợ nông thôn theo quy hoạch nông thôn mới ở các xã Nga Thạch, Nga Bạch, Nga Thủy, Nga Tân, Nga Tiến, Nga Liên, Nga Thái, Nga Phú, Nga Vịnh, Nga Thắng, Nga Thiện, Nga Hải, Nga Yên, Nga An, Ba Đình, Nga Văn, Nga Trường, Nga Điền, Nga Giáp, Nga Lĩnh, Nga Nhân, Nga Mỹ, bảo đảm đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển sản xuất của trang trại.
- Hỗ trợ các trang trại áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phát huy vai trò của đội ngũ khuyến nông viên, xây dựng các mô hình trình diễn, hội nghị, hội thảo đầu bờ, xúc tiến thành lập các hiệp hội, câu lạc bộ trang trại, làm tốt công tác liên kết với các doanh nghiệp để các trang trại sản xuất theo chuỗi giá trị. Quy hoạch dầu tư xây dựng trại giống cây trồng, vật nuôi phục vụ sản xuất, chuyển giao công nghệ chế biến tiên tiến và bảo quản nông sản sau thu hoạch; sử dụng máy móc phù hợp để làm đất, vận chuyển, bơm nước…
- Quy hoạch lại kết cấu hạ tầng, xây dựng hệ thống giao thông, thuỷ lợi đồng theo quy hoạch nông thôn mới, xây dựng hệ thống đập sông Lèn và đập sông Càn ngăn nước mặn xâm nhập và lấy nước ngọt cung cấp cho toàn huyện. xây dựng hệ thống cung cấp điện cho vùng Hoàng Cương xã Nga Thiện, vùng cánh đồng Bạc xã Nga Điền và cho vùng triều xã Nga Tân và xã Nga Thủy.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92
4.3.3.2. Tiến hành giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Triển khai tuyên truyền và tổ chức thực hiện Luật đất đai (2013) và các thông tư hướng dẫn.
- Tổ chức rà soát quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch, kế hoạch phát triển trang trại, tổ chức việc giao đất cho nông dân để phát triển trang trại từ nguồn quỹđất công, quỹđất 5% do xã quản lý.
- Ban hành các văn bản hướng dẫn tạo hành lang pháp lý, tuyên truyền vận động nhân dân dồn đổi ruộng đất, mua bán, chuyển nhượng, tích tụđất đai, khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, tạo mảnh thửa lớn cho phát triển trang trại.
- Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 100% trang trại hiện có trên địa bàn.
- Mạnh dạn chuyển đổi diện tích hoang hóa, diện tích bãi bồi ven sông, ven biển, vùng ao hồ, vùng đồi núi, vùng hiện đang sản xuất kém hiệu quả thuộc các xã vùng đồng cói, vùng đồng chiêm trũng sang mô hình trang trại. Khai thác tiềm năng thế mạnh vùng Hoàng Cương xã Nga Thiện, vùng cánh đồng Bạc xã Nga Điền, vùng đồi núi phía bắc và vùng triều ven biển để phát triển trang trại.
4.3.3.3 Tăng cường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, cơ sở vật chất, chếđộ cho cán bộ quản lý
Nhân tố con người là một trong những nhân tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả quản lý nhà nước đối với trang trại, nên phải có đội ngũ cán bộ quản lý "có tâm và có tầm". Cần có các giải pháp mạnh đó là:
- Tổ chức mở các lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn về quản lý nhà nước nói chung và về quản lý trang trại nói riêng,cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện và cấp xã. Thường xuyên bổ sung kiến thức về tin học và ngoại ngữ cho cán bộ, công chức...
- Quy hoạch rà soát nguồn cán bộ trẻ, tuyên truyền vận động, chọn cử cán bộ công chức để đào tạo chuyên môn, với tiêu chí công chức quản lý cấp huyện có trình độ đại học và trên đại học về chuyên môn. Cán bộ quản lý cấp xã có trình độ từ cao đẳng đến đại học.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93 - Tổ chức mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, cho cán bộ công chức ở cả cấp huyện và cấp xã, với tiêu chí cán bộ công chức phải có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.
- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc: Huyện và xã có cơ chếđầu tư, hỗ trợ 50% từ nguồn cấp quyền sử dụng đất cho các xã xây dựng công sở đạt chuẩn nông thôn mới, đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ làm việc như máy tính, bàn ghế, tủ làm việc...
- Xây dựng nội quy, quy chế làm việc. Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng chức danh cán bộ công chức cấp xã gồm: Địa chính - Xây dựng - Môi trường - Nông nghiệp - Nông thôn mới, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã với Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp như hiện nay. Phát huy hiệu quả làm việc, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cũng như cơ hội thăng tiến của mỗi cán bộ công chức, tạo không khí thoải mái nơi công sở, tạo động lực làm việc tốt hơn.
4.3.3.4 Đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
- Thực hiện chế độ "một cửa" và "một cửa liên thông" nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính. Xây dựng bộ mẫu dự án trang trại, mẫu cam kết bảo vệ môi trường, mẫu thiết kế mặt bằng xây dựng trang trại, ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức đến cán bộ, đảng viên và nhân dân.
- Tất cả các loại hình trang trại có quy mô về diện tích từ 2.500 m2 trở lên đều phải lập dự án và được UBND huyện phê duyệt.Đối với trang trại chăn nuôi: Khoảng cách từ trại chăn nuôi lợn đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường giao thông chính, nguồn nước mặt tối thiểu là 200m; Khoảng cách đối với trang trại chăn nuôi gia cầm là 100m. Trang trại được xây dựng nhà quản lý có diện tích sử dụng không quá 50 m2, thời gian sử dụng 20 năm. Không được xây dựng nhà ở, (nhà 2 tầng trở lên) và các công trình sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, trên đất trang trại.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 94 - Tổ chức rà soát tất cả các trang trại trên địa bàn, kiểm tra thẩm định cấp giấy chứng nhận trang trại, cho những trang trại bảo đảm tiêu chí theo Thông tư 27/TT-BNN&PTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
4.3.3.5. Nâng cao trình độ, năng lực của các chủ trang trại trên địa bàn
- Hầu hết các chủ trang trại chăn nuôi còn thiếu kinh nghiệm, trình độ sản xuất kinh doanh, việc phân tích hạch toán còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại mình qua các năm, để tiếp tục sản xuất. Do vậy cần phải có chính sách bồi dưỡng đào tạo về trình độ quản lý,về trình độ kĩ thuật cho chủ trang trại về những vấn đề chung của kinh tế trang trại như:Vị trí, vai trò và xu hướng phát triển các chủ chương đường lối chính sách của Đảng và nhà nước đã ban hành về phát triển kinh tế trang trại. Đặc biệt là những kiến thức về tổ chức quản lí trong các trang trại, thông qua các hình thức tập huấn, tham quan, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật, trình diễn các mô hình phát triển trang trại.
- Tổ chức tốt công tác khuyến nông, khuyến ngư, mở các lớp tập huấn bổ sung kiến thức, các lớp dạy nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ về dạy nghề cho chủ trang trại và người lao động về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, kiến thức quản lý kinh tế, quản lý trang trại, về thị trường, khoa học kỹ thuật, quy trình kỹ thuật trong sản xuất, kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch... Đồng thời khuyến khích các chủ trang trại tham gia chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tới hộ nông dân trong vùng. Phối hợp tốt với các viện, trường đại học và trung tâm nghiên cứu khoa học theo dõi sát nhu cầu của trang trại, xác định các mô hình chuyển giao kỹ thuật mới cho nông dân.
- Tuyên truyền, hướng dẫn và giúp đỡ các trang trại, thực hiện liên kết "bốn nhà" để phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại có khả năng tham gia xuất khẩu sản phẩm trực tiếp. Tổ chức tốt việc cung cấp thông tin thị trường, xúc tiến tìm kiếm thị trường, xây dựng các trung tâm thương mại, chợ đầu mối để thu mua sản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95 phẩm, hướng dẫn các trang trại sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
- Để khuyến khích phát triển trang trại, huyện và xã tiếp tục ban hành chính sách đầu tư hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở về giao thông thuỷ lợi, điện nước, thông tin liên lạc, cơ sở chế biến. Triển khai thực hiện Nghị định số 41/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Quyết định 271/2011/QĐ-UBND, của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Huyện có kế hoạch bố trí nguồn vốn thực hiện cơ chế hỗ trợ các trang trại đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở chế biến, cung cấp thông tin.
- Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp, xử lý kịp thời những trường hợp buôn bán hàng giả, hàng chất lượng xấu, để giúp nông dân và các chủ trang trại phát triển sản xuất có hiệu quả, hạn chế rủi ro.
- Tăng cường công tác chỉđạo, kiểm tra đối với kinh tế trang trại, đảm bảo các chủ trang trại thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật canh tác bảo vệ và làm giàu đất, bảo vệ môi trường; thực hiện các nghĩa vụđối với Nhà nước theo pháp luật. Đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ trang trại về tài sản và các lợi ích khác.
- Tạo điều kiện cho các trang trại tổ chức thành lập các hiệp hội, nhằm liên kết hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau về vốn, kinh nghiệm sản xuất, trao đổi thông tin thị trường, KHKT, kinh nghiệm quả lý...
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 96
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Phát triển trang trại góp phần chuyển dịch kinh tế, phát triển các loại cây trồng vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng phân tán, manh mún tạo nên những vùng chuyên canh, tập trung hàng hoá và thâm canh cao. Để các loại hình kinh tế trang trại hình thành và phát triển, công tác quản lý Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng được thể hiện qua các nội dung Lập quy hoạch; Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp quy về phát triển trang trại; Tiếp nhận đăng ký xây dựng trang trại, thẩm định và phê duyệt dự án của các chủ trang trại; Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, nghiệm thu trang trại; Ban hành nhiều chính sách để các trang trại phát triển có hiệu quả, như chính sách vềđất đai, chính sách về thuế, chính sách đầu tư, tín dụng, chính sách lao động, chính sách về khoa học, công nghệ… Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thêm nông sản hàng hoá; phát triển kinh tế trang trại nước ta đã đem lại nhiều kết quả về kinh tế xã hội và môi trường.
Công tác quản lý nhà nước trong phát triển trang trại thời gian qua đạt được những kết quả tích cực góp phần vào sự phát triển trung của huyện Nga Sơn. Năm 2010 toàn huyện có 296 trang trại, đến năm 2013 toàn huyện có 912 trang trại, tăng 616 trang trại. Trong đó công tác lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển trang trại đã được huyện triển khai một cách bài bản, có hệ thống, trên cơ sở thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện, đến nay 100% số xã, thị trấn đã hoàn thành việc lập quy hoạch và xây dựng được kế hoạch phát triển trang trại trong thời gian 5 năm