Đối tượng, phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu về quản lý nhà nước trong phát triển trang trại trên địa bàn huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 63)

Đối tượng Phương pháp Số lượng phiếu (phiếu) Nội dung 1. Phòng Nông nghiệp và PTNT Bảng hỏi, phỏng vấn sâu 3

Thu thập thông tin liên quan đến cơ chế, chính sách đang được áp dụng cho phát triển trang trại ở Nga Sơn; những thuận lợi và khó khăn trong thực thi các chính sách này; những đánh giá về công tác quản lý nhà nước về phát triển trang trại từ phía cơ quan quản lý

2. Phòng Tài nguyên và Môi trường Bảng hỏi, phỏng vấn sâu 3

Thu thập thông tin liên quan đến cơ chế, chính sách đang được áp dụng cho phát triển trang trại ở Nga Sơn; những thuận lợi và khó khăn trong thực thi các chính sách này; những đánh giá về công tác quản lý nhà nước về phát triển trang trại từ phía cơ quan quản lý

3. Phòng Công Thương Bảng hỏi, phỏng vấn sâu 3

Thu thập thông tin liên quan đến cơ chế, chính sách đang được áp dụng cho phát triển trang trại ở Nga Sơn; những thuận lợi và khó khăn trong thực thi các chính sách này; những đánh giá về công tác quản lý nhà nước về phát triển trang trại từ phía cơ quan quản lý

4. UBND các xã

Bảng hỏi, phỏng

vấn sâu 12

Thu thập thông tin liên quan đến cơ chế, chính sách đang được áp dụng cho phát triển trang trại ở Nga Sơn; những thuận lợi và khó khăn trong thực thi các chính sách này; những đánh giá về công tác quản lý nhà nước về phát triển trang trại từ phía cơ quan quản lý

5. Chủ trang trại Bảng hỏi, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu 62

Thu thập thông tin tác động của cơ chế, chính sách đến sự phát triển trang trại, những đánh giá tác động về mặt chính sách; thu thập thông tin đánh giá về công tác tổ chức thực hiện của các cơ quan quản lý. Đây là các thông tin từ phía chủ trang trại

Tổng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53 * Phỏng vấn cá nhân

Đây là công cụ sử dụng bảng hỏi gợi ý đã được chuẩn bị sẵn, các cuộc phỏng vấn được thực hiện riêng rẽ phù hợp với từng đối tượng phỏng vấn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp các cán bộ và chủ trang trại nhằm thu thập các thông tin liên quan đến công tác quy hoạch phát triển trang trại, công tác quản lý, hỗ trợ... Trong đó, phỏng vấn lãnh đạo và cán bộ chuyên môn của phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Công Thương, UBND các xã có liên quan trực tiếp đến công tác quản lý nhà nước về phát triển trang trại; phỏng vấn 62 chủ trang trại đại diện cho 3 loại hình chủ yếu là trang trại chăn nuôi, thủy sản và tổng hợp.

- Nội dung phỏng vấn:

+ Phỏng vấn cán bộ phòng Nông nghiệp & PTNT, UBND xã: Công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch, triển khai, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về trang trại.

+ Phỏng vấn cán bộ phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Công Thương, phòng Tài chính – Kế hoạch, phòng Tài nguyên – Môi trường, UBND xã: Công tác tiếp nhận đăng ký, thẩm định, phê duyệt dự án xây dựng trang trại.

+ Phỏng vấn cán bộ phòng Công Thương, phòng Tài nguyên – Môi trường, UBND xã: Công tác quản lý nhà nước về đất đai, môi trường, lao động, xây dựng đối với các trang trại.

+ Phỏng vấn cán bộ phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Công Thương, phòng Tài chính – Kế hoạch, phòng Tài nguyên – Môi trường: Công tác nghiệm thu và thực hiện các cơ chế chính sách đối với các trang trại.

+ Phỏng vấn các chủ trang trại: Việc thực hiện các chính sách của Nhà nước, đầu tư xây dựng, quản lý trang trại, sản xuất hàng hóa.

* Quan sát trực tiếp: Quan sát trực tiếp là quan sát một cách có hệ thống các sự vật, sự kiện với các mối quan hệ và trong một bối cảnh nào đó, đây là một cách tốt để kiểm tra chéo câu trả lời của người được phỏng vấn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54 * Sử dụng phương pháp PRA: Phỏng vấn bán cấu trúc các bên liên quan, từ đó tổng hợp nhận xét, đánh giá cũng như nguyện vọng, nhu cầu của cán bộ và chủ trang trại trong công tác quản lý nhà nước; cùng tham gia thảo luận và lắng nghe những khó khăn mà họ đang gặp phải từ đó làm cơ sở để đưa ra các giải pháp có căn cứ khoa học.

* Phương pháp chuyên gia: Tham vấn các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan thuộc nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

3.2.4. H thng ch tiêu nghiên cu

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng công tác quản lý Nhà nước trong phát triển trang trại

+ Số lượng các văn bản quy định.

+ Số lượng trang trại được thành lập qua các năm. + Số lượt thanh tra, kiểm tra hàng năm.

+ Số vụ phát hiện vi phạm.

+ Số lớp tập huấn và lượt người tham gia tập huấn.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý Nhà nước trong phát triển trang trại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Mức độđánh giá của chủ trang trại về công tác lập quy hoạch. + Mức độđánh giá của chủ trang trại về thủ tục thành lập trang trại. + Mức độđánh giá của cơ quan quản lý Nhà nước và chủ trang trại về cơ chế chính sách.

+ Mức độ đánh giá của cơ quan quản lý Nhà nước về trình độ của chủ trang trại.

+ Mức độ đánh giá của chủ trang trại về năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước.

3.2.5. Phương pháp x lý s liu

Số liệu sau khi khảo sát được tổng hợp, phân loại và xử lý bằng phần mềm Excel theo các mục tiêu nghiên cứu: phân tổ, tính tỷ lệ, vẽ biểu đồ… Cụ thể: Với các thông tin tổng hợp từ bảng hỏi, chúng tôi tiến hành mã hóa và thực hiện tính toán trên Excel để có được những chỉ tiêu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55

3.2.6. Phương pháp phân tích

3.2.6.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập từ nghiên cứu thực tế qua các cách thức khác nhau. Dựa trên các chỉ tiêu phân tích số tuyệt đối, số bình quân, số tương đối, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất để đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát triển trang trại.

3.2.6.2. Phương pháp so sánh

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh về thời gian, loại hình trang trại, tình hình thực hiện các loại văn bản để làm cơ sở cho việc nhận xét đánh giá về quản lý nhà nước trong phát triển trang trại đối với các tiêu chí khác nhau.

3.2.6.3. Phương pháp đánh giá theo Thang đo Likert

Để thực hiện đánh giá sâu công tác quản lý Nhà nước trong phát triển trang trạng, nghiên cứu sử dụng Thang đo Likert 3 cấp độ (từ 1 – 3, tương đương với các mức đánh giá "Chưa tốt", "Đạt yêu cầu" và "Tốt"). Cụ thể:

Mức đánh giá "Chưa tốt" Mức đánh giá "Đạt yêu cầu" Mức đánh giá "Tốt" Là đánh giá của chủ trang trại dưới mức “Đạt yêu cầu” dành cho cơ quan quản lý Nhà nước; trong trường hợp này, họ có nhu cầu Cơ quan quản lý Nhà nước phải thay đổi, điều chỉnh để quản lý tốt hơn Là đánh giá của chủ trang trại ở mức “Đạt yêu cầu” dành cho cơ quan quản lý Nhà nước. Họ cho rằng công tác quản lý hiện tại là chấp nhận được, chưa xuất hiện nhu cầu cần phải thay đổi từ phía cơ quan quản lý nhà nước nhưng cũng có kỳ vọng công tác quản lý sẽ tốt hơn trong tương lai Là đánh giá của chủ trang trại trên mức “Đạt yêu cầu” dành cho cơ quan quản lý Nhà nước; ở mức này, chủ trang trại không kỳ vọng cơ quan quản lý Nhà nước làm được tốt hơn nữa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng quản lý Nhà nước trong phát triển kinh tế trang trại, huyện Nga Sơn - tỉnh Thanh Hóa Nga Sơn - tỉnh Thanh Hóa

4.1.1. H thng t chc qun lý Nhà nước trong phát trin trang tri ti huyn Nga Sơn, tnh Thanh Hóa Nga Sơn, tnh Thanh Hóa

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong phát triển trang trại theo sơđồ sau:

Sơđồ 4.1. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước trong phát triển trang trại tại huyện Nga Sơn

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Nga Sơn, 2014

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cấp huyện (Phụ lục 1: Thống kê cán bộ công chức cấp huyện năm 2013): Trang trại Phòng Nông nghiệp & PTNT Phòng Công Thương Phòng Tài nguyên - Môi trường Phòng Tài chính - Kế hoạch UBND cấp xã

Quan hệ chỉ đạo, điều hành Quan hệ phối hợp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57 Bộ phận trực tiếp quản lý trang trại của UBND huyện gồm 1 Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách Nông nghiệp và các phòng Nông nghiệp & PTNT, Tài nguyên – Môi trường, Tài chính – Kế hoạch, Công Thương và một số chuyên viên phụ trách.

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước ở cấp xã (Phụ lục 2: Thống kê cán bộ công chức cấp xã năm 2013:

Về phân công nhiệm vụở cấp xã trực triếp phụ trách phát triển trang trại là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch và công chức Địa chính - Xây dựng - Nông nghiệp và Môi trường.

4.1.2. Thc trng công tác qun lý nhà nước v trang tri

4.1.2.1. Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển trang trại

Theo quy định về quản lý quy hoạch ngành nông nghiệp và PTNT tại Quyết định số 2238/QĐ-BNN-KH ngày 20/08/2010 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT thì việc “Lập quy hoạch ngành nông nghiệp và PTNT” là quá trình khảo sát, nghiên cứu, luận chứng, lựa chọn phương án phát triển các ngành sản xuất tối ưu, trên cơ sở phân bố sử dụng hợp lý các nguồn lực, cho một thời kỳ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhất định. Thời gian định hướng của quy hoạch là 10 năm, có tầm nhìn 5 năm hoặc 10 năm tiếp sau đó và thể hiện cho từng thời kỳ 5 năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngay từ năm 2004, UBND huyện Nga Sơn đã xây dựng ban hành đề án phát triển kinh tế trang trại giai đoạn 2004 - 2010 trên địa bàn toàn huyện. Đến năm 2009, Đề án số 786/2009/QĐ-UBND về “Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2009-2015 trên địa bàn huyện Nga Sơn” được ban hành, quy định về quản lý xây dựng và phát triển trang trại trên địa bàn huyện và các văn bản hướng dẫn cụ thể, theo Quyết định số 899/QĐ-TTg, ngày 10/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Cùng với Đề án xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, nội dung quy hoạch phát triển trang trại tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cụ thể như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58 - Trên cơ sở mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường tiêu thụ. Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, đến năm 2015 toàn huyện có 50 trang trại đạt tiêu chí.

- Quy hoạch phát triển trang trại ở cấp xã phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, trong đó có diện tích trang trại từ 3 ha trở lên, thuận lợi về giao thông, thủy lợi, các vùng khó khăn về thủy lợi, vùng đất xấu, đất xa, đất hoang hóa được dồn đổi để phát triển trang trại.

- Đất sử dụng cho kinh tế trang trại được chủ động chuyển đổi mục đích sử dụng theo phương án sản xuất, kinh doanh, phù hợp quy hoạch nông thôn mới và kế hoạch sử dụng đất của địa phương đã được UBND huyện phê duyệt, thực hiện chuyển đổi một số diện tích trồng cói, lúa kém hiệu quả sang các loại hình sản xuất trang trại tổng hợp, trồng cây ăn quả, rau màu các loại. Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức kinh tế trang trại để bao chiếm, tích tụ đất đai không vì mục đích sản xuất.

- Quy hoạch cụ thể cho các mô hình trang trại như sau:

+ Đối với trang trại lúa - cá phải bảo đảm 70% diện tích đất trồng lúa và 30% diện tích mặt nước và các công trình phụ trợđể nuôi trồng thủy sản.

+ Đối với trang trại chăn nuôi: Khoảng cách từ trại chăn nuôi lợn đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường giao thông chính, nguồn nước mặt tối thiểu là 200 m; Khoảng cách đối với trang trại chăn nuôi gia cầm là 100 m. Trại chăn nuôi phải có nhà sát trùng, hệ thống xử lý chất thải bằng bể Bioga. Chuồng trại chăn nuôi xây dựng tùy thuộc vào quy mô đầu con nuôi, nhưng không vượt quá 500 m2.

+ Đối với trang trại trồng trọt kết hợp với nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm 50% diện tích đất trồng trọt và 50% diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản.

+ Đối với trang trại nuôi trồng thủy sản phải có có hệ thống cấp thoát nước. + Ngoài ra còn có các loại hình trang trại trồng trọt và trang trại tổng hợp. Dựa trên nội dung quy hoạch phát triển trang trại, cơ quan quản lý Nhà nước tại huyện Nga Sơn đã tổ chức vận động nhân dân dồn đổi ruộng đất, thực

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59 hiện quy hoạch theo tinh thần Nghị quyết 05/NQ-HU (khóa XX) và Nghị quyết 06/NQ-HU của Ban chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ XXI, về việc động viên nhân dân dồn đổi ruộng đất, nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Kết quả thực hiện quy hoạch được trình bày tại bảng 4.1.

Qua bảng 4.1 cho thấy, trong 3 năm 2011 - 2013 việc thực hiện quy hoạch phát triển trang trại ở Nga Sơn có nhiều biến động:

- Về số lượng trang trại tăng nhanh: Năm 2011 có 478 trang trại, tăng lên 912 trang trại năm 2013, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 38,99%/năm. Trong đó, tăng nhanh nhất là loại hình trang trại tổng hợp, đạt 46,59%/năm, tiếp đó là trang trại thủy sản, đạt 37,83%/năm và trang trại chăn nuôi, đạt 10,78%/năm; riêng trang trại trồng trọt có xu hướng giảm từ 11 trang trại năm 2011 xuống còn 7 trang trại năm 2013 (giảm 19,89%/năm) vì hiện nay quỹ đất cho phát triển trang trại ở Nga Sơn rất ít, trong khi hiệu quả kinh tế từ trồng trọt đạt thấp nên các trang trại này đã chuyển sang các loại hình trang trại khác.

- Về diện tích: Công tác dồn điền đổi thửa, xây dựng quỹ đất cho phát triển trang trại gặp nhiều khó khăn: Cụ thể số lượng trang trại tăng gấp 1,9 lần, từ 478 trang trại, năm 2011, tăng lên 912 trang trại năm 2013, nhưng quỹ đất chỉ tăng 1,4 lần, từ 693,1 ha năm 2011 tăng lên 971,34 ha năm 2013. Nguyên nhân là do: quỹ đất cho xây dựng trang trại có hạn, công tác dồn đổi ruộng đất gặp khó khăn. Đất sản xuất nông nghiệp được giao quyền sử dụng đất 20 năm sẽ hết hạn vào năm 2014. Do đó, vấn đề xây dựng kế hoạch phát triển trang trại ở một số xã

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu về quản lý nhà nước trong phát triển trang trại trên địa bàn huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 63)