Yêu cầu tiêu chuẩn nước thải chăn nuôi gia cầm

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu về quản lý nhà nước trong phát triển trang trại trên địa bàn huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 86)

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Giới hạn tối đa Phương pháp thử

1 Coliform tổng số MPN/100ml 5000 TCVN 6187-1996 (ISO 9308-1990) 2 Coli phân MPN/100ml 500 TCVN 6187-1996 (ISO 9308-1990) 3 Salmonella MPN/50ml KPH SMEWW 9260B Ghi chú: KPH - Không phát hiện

Nguồn: Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Nga Sơn, 2014 + Đối với trang trại trồng trọt kết hợp với nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo 50% diện tích đất trồng trọt và 50% diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản.

+ Đối với trang trại nuôi trồng thủy sản phải có có hệ thống cấp thoát nước. - Sau khi trang trại đã được đầu tư xây dựng xong và bắt đầu đi vào sản xuất chủ trang trại làm đơn đề nghị được nghiệm thu và thực hiện cơ cế hỗ trợ. UBND xã lập tờ trình gửi UBND huyện qua bộ phận một cửa.

- Cơ quan thực hiện việc kiểm tra nghiệm thu trang trại gồm: Phòng Nông nghiệp & PTNT, Tài nguyên - Môi trường, Tài chính - Kế hoạch, Công thương và UBND xã.

- Hồ sơ nghiệm thu trang trại bao gồm: + Đơn của chủ trang trại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76 + Thuyết minh dự án trang trại

+ Trích bản đồđịa chính khu trang trại + Biên bản thẩm định dự án trang trại

+ Quyết định phê duyệt dự án của UBND huyện + Quyết định giao đất của UBND huyện

+ Quy hoạch mặt bằng xây dựng trang trại

+ Cam kết bảo vệ môi trường đối với dự án trang trại quy mô vừa và nhỏ hoặc đánh giá tác động môi trường đối với dự án trang trại quy mô lớn, của chủ trang trại.

- Đối với các trang trại bảo đảm tiêu chí được hưởng cơ chế hỗ trợ của tỉnh hồ sơ bổ sung thêm gồm:

+ Tờ trình đề nghị trang trại được hưởng cơ chế hỗ trợ của UBND tỉnh. + Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán các hạng mục: Đường giao thông, điện, cấp thoát nước được UBND huyện phê duyệt.

- Những tồn tại hạn chế:

+ Tất cả các dự án trang trại đều có sơ đồ mặt bằng hoặc quy hoạch mặt bằng xây dựng, nhưng khi tiến hành xây dựng các chủ trang trại chưa bám sát quy hoạch hoặc thay đổi mặt bằng.

+ Công tác quản lý xây dựng còn buông lỏng, mặc dù đã có quy định rất rõ về xây dựng, nhưng các hộ không thực hiện nghiêm, thường diện tích nhà quản lý lớn hơn so với quy định, thậm chí có hộ còn xây dựng nhà ở 2 tầng kiên cố, đoàn kiểm tra đã phải lập biên bản để xử lý, nhiều hộ chưa xây dựng cổng và tường rào bảo vệ.

+ Đa số các chủ trang trại không có khả năng lập hồ sơ dự án nên phải thuê viết, nên hồ sơ thường thiếu hoặc không sát thực tế.

Kết quả khảo sát tại bảng 4.11 cho thấy, chỉ có 35,48% ý kiến của chủ trang trại đánh giá công tác giám sát hoạt động đầu tư, xây dựng của cơ quan quản lý đạt tốt, 43,55% đạt trung bình và có tới 20,97% ý kiến cho rằng chưa tốt; đối với công tác thẩm định dự án, 16,13% ý kiên đánh giá tốt; 59,68% đánh giá đạt yêu cầu và 24,19% đánh giá chưa tốt; riêng công tác nghiệm thu trang trại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77 được đánh giá cao nhất với 74,19% ý kiến đánh giá tốt, 25,81% đánh giá đạt yêu cầu, không có ý kiến nào cho rằng không tốt.

Bảng 4.11. Đánh giá của chủ trang trại về công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và nghiệm thu trang trại của các cơ quan quản lý

STT Chỉ tiêu Tỷ lệ ý kiến đánh giá (%) Tốt Đạt yêu cầu Chưa tốt

1 Hoạt động đầu tư, xây dựng 35,48 43,55 20,97 2 Thẩm định dự án 16,13 59,68 24,19 3 Nghiệm thu trang trại 74,19 25,81 0,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014 4.1.2.5. Tổ chức thực hiện chính sách của Nhà nước cho trang trại

Sau khi trang trại đi vào sản xuất, chủ trang trại làm đơn đề nghị được hưởng cơ chế hỗ trợ, qua bộ phận một cửa của UBND xã; UBND xã lập tờ trình đề nghị UBND huyện được hưởng các cơ chế chính sách đối với trang trại.

i) Chính sách vềđất đai

- Cơ quan có trách nhiệm thực hiện chính sách đất đai đối với trang trại là Phòng Tài nguyên - Môi trường và UBND cấp xã, theo Luật Đất đai 1993 và Luật Đất đai năm 2003.

- Kết quả thực hiện: Triển khai thực hiện Nghị quyết 05NQ/HU của Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ huyện khóa và Nghị quyết 06/NQ-HU của Ban chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ XXI, về việc động viên nhân dân dồn đổi ruộng đất, nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tổ chức việc động viên nhân dân dồn, đổi ruộng đất, thực hiện quy hoạch xây dựng Nông thôn mới. Hộ gia đình có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để phát triển trang trại được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo đó UBND xã được thẩm quyền cho thuê thầu trong thời hạn 5 năm. UBND huyện giao đất cho các trang trại thời hạn sử dụng đất nông nghiệp theo luật Đất đai.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78 + Trong tổng số 912 trang trại trên địa bàn huyện, số trang trại đã được giao quyền sử dụng đất là 104 trang trại, còn lại 808 trang trại hiện đang thuê thầu đất ngắn hạn với UBND xã (nguồn cung cấp của Phòng Nông nghiệp & PTNT).

+ Diện tích đất cho phát triển trang trại trên địa bàn huyện là tương đối nhỏ, trong tổng sô 62 trang trại được điều tra, có tổng diện tích 89 ha, bình quân 1,44 ha/trang trại.

Bảng 4.12. Tình hình thực hiện chính sách đất đai tại các trang trại được điều tra

STT Nguồn gốc đất Số trang trại (trang trại) Tổng diện tích (ha) Diện tích bình quân (ha) Hồ sơ Nghĩa vụ tài chính 1 Đất được Nhà nước cấp 14 11, 3 0,8 - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Không thu tiền 2 Đất do thuê, thầu 42 63,5 1,5 - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Quyết định giao đất của UBND huyện - Hợp đồng thuê đất Nộp thuế hoặc phí hàng năm 3 Đất do mua bán, chuyển nhượng 6 14,2 2,4 - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng - Có thuế mua bán, chuyển nhượng 4 Tổng cộng 62 89 1,44 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện có 14 trang trại đất đai được Nhà nước cấp, có nguồn gốc là đất nông nghiệp do Nhà nước giao đất lâu dài và được các chủ trang trại dồn đổi, tích tụ. Đất do Nhà nước chia lâu dài theo bình quân đầu người, nên rất nhỏ lẻ manh mún, các chủ trang trại đã tích cực dồn đổi tích tụ, nhưng bình quân chỉ đạt 0,8 ha/trang trại, đất trang trại do Nhà nước cấp không cần quyết định giao đất, nhưng đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp thuế đất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79 Có 42 trang trại có nguồn gốc đất là do chủ trang trại đi thuê với UBND xã, UBND huyện từ nguồn quỹ đất công ích, quỹ đất 5% hoặc với các chủ hộ được giao đất. Đất trang trại do thuê, thầu có diện tích lớn hơn; bình quân 1,5 ha/trang trại. Tuy nhiên vẫn rất nhỏ do quỹ đất công ích do chính quyền địa phương quản lý rất ít. Loại đất trang trại này có quyết định giao đất có thời hạn 20 năm của UBND huyện, có thời hạn 5 năm của UBND xã hoặc hợp đồng thuê đất với chủ hộ có đất. Loại đất trang trại này chủ trang trại phải nộp thuế thuê đất cho chính quyền địa phương hoặc cho chủ có đất hàng năm.

Có 6 trang trại có nguồn gốc đất là do mua bán, chuyển nhượng: Trang trại có nguồn gốc đất do mua bán, chuyển nhượng chủ trang trại tự do mua bán, chuyển nhượng tùy theo khả năng đầu tư và loại hình trang trại nên diện tích bình quân lớn hơn đạt 2,4 ha/trang trại, nhưng cũng chưa quá mức hạn điền. Các trang trại này có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có hợp đồng mua bán, chuyển nhượng và không phải nộp thuếđất hàng năm.

ii) Chính sách đầu tư, tín dụng

Chính sách đầu tư, tín dụng cho phát triển trang trại tại huyện Nga Sơn hiện nay gồm có:

- Hỗ trợđầu tư xây dựng hạ tầng vùng trang trại tập trung theo Quyết định 271/2011/QĐ-UBND ngày 21/01/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm giai đoạn 2011 - 2015. Trong đó hỗ trợđầu tư hạ tầng khu chăn nuôi lợn quy mô lớn với mức 800 triệu đồng/khu, hỗ trợđầu tư hạ tầng khu chăn nuôi gia cầm với mức 600 triệu đồng/khu.

- Hỗ trợ trực tiếp cho các trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp quy mô 500 lợt thịt trở lên, mức hỗ trợ 300 triệu đồng/trang trại. Hỗ trợ cho các trang trại chăn nuôi gà thuộc các xã vùng đồng chiêm và đồng biển, mức hỗ trợ 200 triệu đồng/trang trại.

- Hỗ trợ việc cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Các chủ trang trại được xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 50 triệu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80 đồng, theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Kết quả thực hiện chính sách đầu tư, tín dụng được hình thành từ 2 nguồn ngân sách của tỉnh và của huyện được thể hiện tại bảng 4.13.

Bảng 4.13. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ theo loại trang trại giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số khu trang trại (khu) Số trang trại (trang trại) Số tiền hỗ trợ (trđ) Số khu trang trại (khu) Số trang trại (trang trại) Số tiền hỗ trợ (trđ) Số khu trang trại (khu) Số trang trại (trang trại) Số tiền hỗ trợ (trđ) 1. Chăn nuôi lợn - 10 4.000 3 21 10.800 2 16 6.400 2. Chăn nuôi gia cầm - 5 1.250 8 2.000 2 6 2.700 3. Trang trại thủy sản 1 - 2.600 1 - 975 3 - 2.275 Tổng cộng 1 15 7.850 4 29 13.775 7 22 7.700

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Nga Sơn

Tổng nguồn vốn hỗ trợ phát triển trang trại của cả giai đoạn 2011-2013 là 29.325 triệu đồng. Trong đó:

- Từ nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ: 4 khu trang trại lợn quy mô lớn, mỗi khu 800 triệu đồng, 2 khu trang trại gà quy mô lớn, mỗi khu 600 triệu đồng, 54 trang trại chăn nuôi lợn mỗi trang trại 100 triệu đồng, 19 trang trại chăn nuôi gà mỗi trang trại 50 triệu đồng. Hỗ trợ đầu tư xây dựng cống cấp thoát nước vùng nuôi trồng thuỷ sản với tổng số vốn 2,6 tỷđồng. Ngoài ra, các trang trại còn được thụ hưởng các cơ chế hỗ trợ khác hiện đang có hiệu lực như: Hỗ trợ tiền tiêm phòng gia súc hộ nghèo, cải tạo nâng cao tầm vóc đàn bò…

- Từ nguồn ngân sách huyện đã hỗ trợ: Xây dựng 2 tuyến kênh vùng nuôi trồng thuỷ sản chiều dài 2,2 km với số vốn 975 triệu đồng. Đầu tư làm đường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81 giao thông vào các trang trại lợn ở Nga Bạch, chiều dài 0,9 km, giá trị 500 triệu đồng. Hỗ trợđầu tư xây dựng vùng lúa - tôm xã Nga An với số vốn 1,2 tỷđồng, hỗ trợđầu tư cho vay không lãi từ nguồn vốn vay của tỉnh thuộc dự án vùng lúa - cá ở Nga Thiện và Nga An với số tiền 1 tỷđồng, hỗ trợ cho vay phát triển nguồn thu không tính lãi từ nguồn ngân sách huyện ở Nga Thắng với số tiền 75 triệu đồng. Hỗ trợ xây dựng 54 trang trại chăn nuôi lợn mỗi trang trại 300 triệu đồng, 19 trang trại chăn nuôi gà mỗi trang trại 200 triệu đồng.

Như vậy, hỗ trợ đầu tư cho phát triển trang trại trên địa bàn huyện Nga Sơn thời gian qua đã được các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm triển khai, bao gồm cả việc thực hiện cơ chế của tỉnh, ban hành cơ chế hỗ trợ của huyện, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu trang trại tập trung và hỗ trợ trực tiếp cho các trang trại. Tuy nhiên cơ chế hỗ trợ của tỉnh và huyện mới tập trung cho các trang trại đảm bảo tiêu chí, đó là loại hình trang trại chăn nuôi, loại hình trang trại thủy sản và trang trại tổng hợp mới nhận được sự đầu tư rất ít về hạ tầng, chưa nhận được sự hỗ trợ trực tiếp cho chủ trang trại. Bên cạnh đó việc thực hiện hỗ trợ vốn vay theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP thì chưa thực hiện được, rào cản hồ sơ vay vốn của ngành ngân hàng yêu cầu chủ trang trại phải có giấy chứng nhận trang trại và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trang trại. Nhưng hiện nay số trang trại được cấp giấy chứng nhận trang trại là rất ít, đặc biệt chưa có trang trại nào được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

iii) Chính sách lao động

- Cơ quan quản lý nhà nước về lao động, việc làm ở các trang trại theo luật Lao động là Phòng Lao động - TB%XH và UBND cấp xã: Theo kết quảđiều tra trong tổng số 62 trang trại có 157 lao động, bình quân có 2,53 lao động/trang trại; Số lao động thường xuyên là 94, bình quân 1,52 lao động/trang trại. Điều này phù hợp với quy mô của các trang trại tại huyện Nga Sơn là tương đối nhỏ, nên cần ít lao động, bên cạnh đó thì chủ yếu là các trang trại gia đình nên tận dụng lao động hiện có trong gia đình ít phải thuê mướn. Hầu hết số lao động tại các trang trại không có hợp đồng lao động, không được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động, điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82 sinh lao động; nghỉ theo chếđộ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể... Về thu nhập của người lao động (theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp & PTNT) thu nhập bình quân của người lao động tại các trang trại là từ 2 - 3,5 triệu đồng/người/tháng, với mức lương bình quân trên so với điều kiện sống thực tếở nông thôn hiện nay là phù hợp.

- Vềđào tạo nghề: UBND huyện đang triển khai thực hiện theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Đồng thời ban hành Chương trình hành động thực hiện chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. Theo đó cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước là phòng Lao động - TB&XH, cơ quan chịu trách nhiệm vềđào tạo nghề cho lao động nông nghiệp là phòng Nông nghiệp & PTNT. Theo báo cáo của phòng NN & PTNT Nga Sơn từ năm 2011 - 2013 huyện Nga Sơn đã tổ chức mở 20 lớp dạy nghề nông nghiệp cho 700 lao động, trong đó có 1 lớp quản lý trang trại, 3 lớp sản xuất mạ khay,

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu về quản lý nhà nước trong phát triển trang trại trên địa bàn huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 86)