Phƣơng pháp nghiên cƣ́u

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp sông đà 7 (Trang 63)

Đề tài sử dụng kết hợp các phƣơng pháp cụ thể nhƣ : điều tra mẫu bằng bảng hỏi và phỏng vấn sau ; quan sát nơi làm việc ; hỏi ý kiến chuyên gia ; thống kê, mô tả ; tổng hợp, phân tích và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS.

Phương pháp điều tra xã hội học: luận văn thực hiện điều tra xã hội học qua phỏng vấn 20 đối tƣợng và điều tra mẫu bằng bảng hỏi với số mẫu là 200 đối tƣợng.

- Phương pháp điều tra bảng hỏi : việc thu thập số liệu thông tin trong nghiên cứu đƣợc thực hiện qua điều tra bằng bảng hỏi với đối tƣợng điều tra là các cán bộ quản lý, cán bộ nhân viên, lao động trực tiếp tại công ty.

Tác giả đã thiết kế bảng hỏi và xin ý kiến của giáo viên hƣớng dẫn, chuyên gia, giảng viên đang giảng dạy tại trƣờng đại học Công nghiệp Hà Nội, một số cán bộ nhân viên trong công ty. Tiến hành điều tra thử 10 học viên cùng lớp quản trị kinh doanh 3 K22 và 5 nhân viên của công ty để tiếp nhận ý kiến và góp ý, chỉnh sửa hoàn thiện bảng hỏi trƣớc khi triển khai điều tra thực trên diện rộng ngƣời lao động tại Công ty CP ĐTĐT&KCN SĐ 7. Công ty tác giả đang làm việc có mối quan hệ đối tác kinh doanh với công ty, đồng thời tác giả có mối quan hệ quen biết thân thiết với một số các bộ nhân viên công ty, có thể hỗ trợ tác giả trong việc tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu cũng nhƣ góp ý kiến hữu ích cho để tài nghiên cứu.

Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát: nội dung câu hỏi trong phiếu điều tra đƣợc kế thừa lại một số câu hỏi điều tra trong luận án Tiến sĩ Kinh tế với đề tài: “Tạo động lực cho lao động quản lý trong các DN nhà nƣớc trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020” của Vũ Thị Uyên (2007) và Việt hóa trong một số công trình nghiên cứu khoa học nƣớc ngoài cùng nội dung chủ đề nghiên cứu. Câu hỏi trong

53

phiếu điều tra đƣợc xây dựng theo mô hình nghiên cứu đề xuất với 42 câu hỏi đƣợc chia làm 5 phần lớn.

Phƣơng pháp điều tra: để tiến hành khảo sát, tác giả tiến hành phát phiếu khảo sát đến ngƣời lao động trong công ty bằng hai cách, một là trực tiếp hƣớng dẫn điền phiếu rồi thu thập tổng hợp số liệu, hai là trả lời thông qua công cụ tạo bản khảo sát trực tuyến Google Docs.

Mẫu điều tra: mẫu điều tra đƣợc lựa chọn theo phƣơng pháp chọn ngẫu nhiên với tổng số phiếu phát ra là 200, trong đó 20 phiếu dành cho cán bộ quản lý DN, 180 phiếu là cán bộ nhân viên, lao động trực tiếp tại công ty và nhân viên làm thời vụ, cộng tác viên làm bán thời gian trong công ty.

- Phương pháp phỏng vấn sâu :

Phỏng vấn là kỹ thuật thu thập dữ liệu trong đó ngƣời hỏi (phỏng vấn) đặt câu hỏi bằng miệng cho ngƣời đƣợc phỏng vấn và ngƣời đƣợc phỏng vấn đáp lại bằng miệng. Mục đích phỏng vấn sâu giúp tác giả ghi nhận và so sánh các thông tin thu thập đƣợc từ các đối tƣợng khác nhau, đánh giá tính logic khách quan của kết quả phân tích định lƣợng với những thông tin phỏng vấn thu thập đƣợc. Trong quá trình phỏng vấn. Khéo léo đƣa ra các câu hỏi phỏng vấn, khơi gợi ý để ngƣời đƣợc phỏng vấn trả lời, hỏi sâu vào câu trả lời, để khai thác triệt để. Câu hỏi đƣợc sử dụng trong phỏng vấn sâu đƣợc xây dựng dựa trên 2 nhóm đối tƣợng: nhóm 1 là cán bộ quản lý DN nhƣ trƣởng phòng tổ chức, trƣởng ban quản lý dự án; nhóm 2 dành cho đối tƣợng cán bộ nhân viên, công nhân lao động trực tiếp trong công ty. Tổng số ngƣời đƣợc phỏng vấn là 20 ngƣời chức vụ từ trƣởng phòng đến nhân viên, lao động trực tiếp tại công ty.

Thời gian phỏng vấn vào tháng 5 năm 2015.

Địa điểm tiến hành phỏng vấn: tại trụ sở làm việc của Công ty CP ĐTĐT&KCN SĐ 7, Tầng 4 TTTM Machinco1, km 9+500 Đƣờng Nguyễn Trãi Quân Thanh Xuân Hà Nội.

54

Phương pháp quan sát nơi làm việc : Công ty CP ĐTĐT&KCN SĐ 7 hiện đang là đối tác kinh doanh của công ty tác giả đang làm việc, cho nên tác giả có cơ hội đến văn phòng làm việc và công trình dự án đang triển khai của công ty. Đến đó, tác giả đã tiếp xúc trực tiếp với nhân viên công ty, quan sát thao tác, tác phong làm vệc, thái độ giao tiếp ứng xử trong công ty, cơ sở vật chất, môi trƣờng và điều kiện làm việc tại công ty để có cái nhìn khách quan với các yếu tố môi trƣờng tác động bên ngoài đến công tác tạo động lực lao động trong DN.

Phương pháp xử lý số liệu :

Nguồn dữ liệu sơ cấp: số liệu thu thập đƣợc từ phiếu điều tra đƣợc nhập và xử lý, phân tích kết quả trên máy tính bằng phần mềm chuyên dụng SPSS phiên bản 16 để phân tích.

Nguồn dữ liệu thứ cấp: các dữ liệu đƣợc tập hợp, thống kê lại để mô tả, so sánh và suy luận từ các dữ liệu thu tập đƣợc từ các tài liệu báo cáo của Đại hội đồng Cổ đông Công ty, các quy chế về lao động, tiền công , tạp chí , tài liệu thống kế , websites... của Công ty CP ĐTĐT&KCN SĐ 7.

Sau khi thu nhận các câu trả lời, tác giả mã hóa và nhập số liệu, sau đó tiến hành phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 16. Các thang đo trong nghiên cứu này đƣợc kiểm định qua đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha và phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Cuối cùng phân tích hồi quy đa biến để kiểm định giả thuyết nghiên cứu.

Phương pháp thống kê mô tả : luận văn sử dụng nhiều nguồn số liệu thống kê đƣợc cung cấp từ các báo cáo Đại hội đồng Cổ đông Công ty, các quy chế về lao động, tiền công , tạp chí , tài liệu thống kế , websites công ty... của Công ty CP ĐTĐT&KCN SĐ 7. Các tài liệu này đƣợc tác giả tập hợp và mô tả nhằm phân tích, đánh giá công tác tạo động lực lao động trong Công ty CP ĐTĐT&KCN SĐ 7

Phương pháp tổng hợp, phân tích : ngoài những tài liệu đƣợc cung cấp từ cơ quan có liên quan, các tài liệu thứ cấp khác đƣợc tác giả thu thập từ các tài liệu báo cáo đã đƣợc xuất bản trên các tạp chí, sách báo, internet. Kế thừa các nghiên cứu liên quan khác đã đƣợc công bố để phân tích so sánh đƣa ra các ý kiến, nhận

55

định về đặc điểm, điểm mạnh, điểm yếu của công tác tạo động lực trong DN cho nghiên cứu này, đồng thời dựa vào các số liệu thu thập và phân tích nhằm bổ sung và hoàn thiện các nhận định.

Phương pháp chuyên gia: phƣơng pháp chuyên gia đƣợc tác giả sử dụng nhằm làm rõ hơn nữa các nội dung nghiên cứu, đặc biệt ý kiến của các chuyên gia giúp tác giả lựa chọn mô hình nghiên cứu và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực lao động cho DN. Tác giả đã tham vấn ý kiến của các thầy cô giáo trong và ngoài trƣờng, Ban lãnh đạo và các nhà quản lý lao động tại Công ty CP ĐTĐT&KCN SĐ 7. Đó là những ngƣời hiểu biết sâu, có kinh nghiệm trong nghiên cứu, giảng dạy, quản lý và sử dụng lao động tại các Trƣờng đại học, Viện nghiên cứu, Doanh nghiệp…

56

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP

SÔNG ĐÀ 7

3.1. Khái quát về Công ty Cổ Phần Đầu tƣ Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà 7

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp sông đà 7 (Trang 63)