Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom (1964)

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp sông đà 7 (Trang 35)

Thuyết kỳ vọng của giáo sƣ, tiến sĩ khoa học Trƣờng Đại học Michigan (Hoa Kỳ) đƣa ra là một lý thuyết rất quan trọng trong lý thuyết tạo động cơ làm việc trong tổ chức, bổ sung cho lý thuyết về tháp nhu cầu của A. Maslow.

Khác với A. Maslow, V. Vroom không tập trung nhiều vào nghiên cứu nhu cầu mà chủ yếu tập trung vào nghiên cứu kết quả. A. Maslow nghiên cứu dựa trên mối quan hệ giữa nhu cầu nội tại và những nỗ lực nhằm thỏa mãn nhu cầu, còn V. Vroom lại nghiên cứu tách biệt giũa sự nỗ lực, hành động và kết quả. Ông cho rằng, mỗi cá nhân trong tổ chức sẽ hành động theo một cách nhất định dựa trên những mong đợi về một kết quả nào đó hay sự hấp dẫn của kết quả đó sẽ đến với họ, tức là những kỳ vọng trong tƣơng lai

Theo Vroom, động lực là chức năng kỳ vọng của mỗi cá nhân, với mỗi nổ lực nhất định sẽ đem lại một thành tích nhất định và thành tích đó sẽ dẫn đến một

25

kết quả hoặc phần thƣởng tƣơng xứng. Học thuyết dựa theo logic là con ngƣời sẽ làm cái họ có thể làm khi họ muốn làm. Chẳng hạn, một ngƣời muốn đƣợc thăng tiến và thấy rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa thành tích xuất sắc với việc đƣợc thăng tiến, khi chăm chỉ có thể đạt đƣợc kết quả cao thì sẽ thúc đẩy họ chăm chỉ làm việc nhằm đạt đƣợc mong muốn của bản thân. (sơ đồ 1.1, phụ lục 1)

Thuyết kỳ vọng của V. Vroom đƣợc xây dựng theo công thức: M = E x I x V

Trong đó:

M: động lực làm việc

E: kỳ vọng (xác suất mà cá nhân ấn định cho một nổ lực làm việc với một mức thành tích nhất định. E = 0 khi cá nhân nghĩ họ không thể đạt đƣợc mức thành tích nhất định, E = 1 khi họ hoàn toàn chắc chắn có thể đạt đƣợc mức thành tích)

I: phƣơng tiện ( xác suất mà cá nhân ấn định cho một mức thực hiện công việc có thể đạt đƣợc để đem lại các kết quả tƣơng ứng. I có thể giao động từ 1 (hoàn toàn chắc chắn về quan hệ giữa thành tích với phần thƣởng tƣơng ứng) đến 0 (không có cơ hội có phần thƣởng khi có kết quả))

V: giá trị ( lƣợng giá trị mà cá nhân găn với các kết quả khác nhau. V có thể giao động từ -1 (kết quả hoàn toàn không mong muốn) đến +1 (kết quả hoàn toàn mog muốn))

Nhƣ vậy, để tạo động lực cho ngƣời lao động, ngƣời quản lý cần ,phải tìm hiểu suy nghĩ của cá nhân, từ đó tác động tích cực đến họ thông qua hành động cụ thể. Tức là cần phải tối đa hóa E, I, V bằng cách làm cho ngƣời lao động hiểu rõ mối quan hệ trực tiếp giữa nỗ lực với thành tích, thành tích với kết quà và phần thƣởng, và các phần thƣờng đó phải hấp dẫn với bản thân họ.

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp sông đà 7 (Trang 35)