Một số giải pháp từ thực trạng hoạt động dịch vụ tại Agribank Tân Bình

Một phần của tài liệu Nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tân Bình (Trang 79)

Thứ nhất là về dịch vụ huy động vốn phải thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng nhƣ: Đa dạng hóa danh mục sản phẩm, cần triển khai đồng bộ các sản phẩm có trong danh mục sản phẩm dịch của hệ thống Agribank; thực hiện theo quy định của NHNN và Agribank đồng thời cần chú ý nâng cao tính cạnh tranh về lãi suất huy động với các chƣơng trình quà tặng ƣu đãi để duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện có và hấp dẫn khách hàng mới. Bên cạnh đó phải đổi mới phong cách phục vụ khách hàng với việc bố trí nhân viên theo dõi gọi điện thông báo để khách hàng biết về ngày đáo hạn sổ tiết kiệm, các chƣơng trình mới...

Thứ hai là về dịch vụ tín dụng: hiện tại dịch vụ tín dụng tại chi nhánh đang tập trung vào việc phân tích và thu hồi nợ xấu, việc phát triển mở rộng đối tƣợng khách hàng mới chƣa đƣợc tiến hành trên diện rộng. Tuy nhiên cán bộ tín dụng cần phải xử lý hồ sơ vay vốn của khách hàng với tiến độ nhanh chóng hơn, chú ý thực hiện đúng các cam kết với khách hàng về tiến độ thực hiện, lãi suất...

Thứ ba là dịch vụ thanh toán trong nƣớc: quy mô hoạt động thanh toán tại Agribank Tân Bình không ngừng tăng trƣởng phát triển. Tuy nhiên luôn bị khách hàng phản hồi về phí chuyển tiền trong hệ thống, phí rút tiền, phí rút sớm là quá cao và không đồng nhất, cũng trong cùng hệ thống Agribank, các chi nhánh trên cùng địa bàn có các mức phí khác nhau. Tại Agribank Tân Bình các phí trên đều cao hơn các chi

nhánh trên cùng địa bàn dẫn đến sự so sánh và phản ứng không tốt từ phía khách hàng. Vì vậy, chi nhánh cần phân tích lại nguồn thu nhập từ phí dịch vụ, khảo sát khách hàng, các chi nhánh lân cận và mức phí của các NHTM khác để đƣa ra mức phí phù hợp, thấp hơn, đồng thời kiến nghị với Agribank trung ƣơng cố định mức phí trên cùng địa bàn để tránh tình trạng cạnh tranh trong cùng hệ thống.

Thứ tƣ là dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ: Agribank Tân Bình ngoài việc chú trọng phát triển các sản phẩm hiện có cần nghiên cứu triển khai các dịch vụ mới, giữ đƣợc khách hàng truyền thống ổn định, tăng cƣờng công tác tìm kiếm khách hàng mới.

Thứ năm là dịch vụ thẻ: chi nhánh cần chú trọng phát triển đều các sản phẩm thẻ nhất là thẻ quốc tế (thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ tín dụng), thẻ lập nghiệp, thẻ liên kết sinh viên, bên cạnh đó là việc bảo trì và tiếp quỹ ATM để hoạt động sử dụng thẻ của khách hàng thuận lợi, nhanh chóng...

Thứ sáu là dịch vụ Mobile banking: hiện tại các tiện ích của dịch vụ đều đƣợc tích hợp, tuy nhiên việc giới thiệu đến khách hàng chƣa đầy đủ, vì vậy các giao dịch viên cần tận tình cập nhất và hƣớng dẫn khách hàng về các tiện ích, các chức năng mới để đem đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Thứ bảy là dịch vụ Internet banking: đây là dịch vụ còn nhiều hạn chế tại hệ thống Agribank, thiếu đi chức năng chuyển khoản là giới hạn số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ, do đó cần kiến nghị với hệ thống kịp thời nâng cấp để đem đến tiện ích hiện đại cho khách hàng nhƣ các NHTM khác.

Một phần của tài liệu Nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tân Bình (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)