7. Kết luận:
5.2.2. Lựa chọn chiến lƣợc
Thực tế, công ty không đủ nguồn vốn, nhân lực và điều kiện để thực hiện tất cả các chiến lƣợc đƣợc đề xuất. Cho nên, dựa trên những nguồn lực hiện có và kế hoạch của công ty để thực hiện một số chiến lƣợc trong ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với môi trƣờng kinh doanh và định hƣớng của CASEAMEX cũng nhƣ với tình hình của thị trƣờng Mỹ.
Trong ngắn hạn, CASEAMEX nên đẩy mạnh sản xuất, tăng cường chế biến sản phẩm giá trị gia tăng xuất sang thị trường Mỹ.
Nhu cầu tiêu dùng thủy sản của ngƣời Mỹ ngày càng tăng, đặc biệt là cá tra đứng thứ 9/10 các sản phẩm thủy sản đƣợc yêu thích ở Mỹ và đƣợc đánh giá là loài cá dành cho mọi ngƣời tiêu dùng, trong khi đó nguồn cung trong nƣớc Mỹ chỉ mới đáp ứng khoảng 5% tổng lƣợng tiêu thụ thủy hải sản ở đất nƣớc này. Năm 2012, Mỹ NK 213,8 triệu pound cá tra phi lê đông lạnh, tăng 255% so với 60,1 triệu pound năm 2007; ngƣợc lại, sản xuất cá da trơn nội địa của Mỹ chỉ đạt 300,1 triệu pound, giảm 40% so với 496,2 triệu pound năm 2007, riêng cá tra phi lê đông lạnh giảm từ 103,6 triệu pound năm 2007 xuống 65,7 triệu pound năm 2012. Bên cạnh đó nguồn cung từ các nƣớc xuất khẩu thủy sản sang Mỹ nhƣ Thái Lan, Ấn Độ,… đang bị thiếu hụt do thiên tai và dịch bệnh hoành hành, dẫn đến cầu nhiều cung ít. Vì thế, đây là cơ hội để công ty đẩy mạnh hoạt động và xuất khẩu sang Mỹ. Ngoài ra, các sản phẩm giá trị gia tăng ngày càng đƣợc ƣa chuộng và tin dùng, cũng nhƣ chúng đem lại lợi nhuận khá cao cho công ty, nên công ty cần nắm bắt cơ hội này, đẩy mạnh chế biến để đáp ứng tốt nhu cầu, tăng lợi nhuận, tạo dựng thêm các mối quan hệ hợp tác
73
kinh doanh với đối tác Mỹ. Các sản phẩm của công ty đã đƣợc phía đối tác Mỹ và một số bộ phận ngƣời tiêu dùng biết đến nên xem nhƣ hiện tại, sản phẩm của công ty đang trong giai đoạn phát triển ở thị trƣờng Mỹ. Vì thế, công ty nên duy trì, nâng cao chất lƣợng sản phẩm; linh hoạt trong giá bán và nhanh chóng mở rộng thị trƣờng, đặc biệt chú ý đến việc kích thích tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo, tham gia hội chợ triễn lãm,…
Trong dài hạn, thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường, bộ phận chuyên marketing và đăng ký thương hiệu khi kinh doanh ở Mỹ
Các vấn đề xảy ra trong thời gian qua cho thấy, DN Việt Nam cũng chƣa có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm về thị trƣờng, thị hiếu tiêu dùng tại Mỹ. Mỗi cộng đồng dân cƣ ở Mỹ có những sở thích và thói quen riêng trong tiêu dùng. Bởi vậy, khi xuất hàng vào Mỹ, cần phải nghiên cứu, thay đổi theo nhu cầu riêng của từng vùng, không thể bán hàng theo thói quen cố hữu. Ví nhƣ, hiện nay, các nhà NK ở bờ Tây nƣớc Mỹ thích sử dụng chữ Swai, trong khi các nhà ở bờ Đông lại thích dùng tên Pangasius đối với cá tra. Bởi vậy, cá tra Việt Nam thƣờng đƣợc DN ở phía Tây nƣớc Mỹ đóng nhãn mác với tên sản phẩm Swai. Còn phía Đông lại dán nhãn cá tra Pangasius. Nguyên tắc của thị trƣờng thực phẩm tiêu dùng tại Mỹ là ngƣời tiêu dùng mua những món họ thích chứ không phải mua thứ họ cần. Với một xã hội dƣ thừa về thực phẩm thì bao bì bắt mắt, nhãn hiệu sản phẩm, tên gọi sản phẩm vô cùng quan trọng. (Trích Cổng thông tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).
Từ năm 2011, nền kinh tế thế giới có nhiều dấu hiệu suy giảm và kinh tế Mỹ có nhiều biến động đã ảnh hƣởng đến xu hƣớng tiêu dùng của ngƣời dân Mỹ, vì thế lúc này vai trò của marketing và nghiên cứu thị trƣờng càng phải đƣợc chú trọng. Trong khi đó, CASEAMEX dù có quy mô sản xuất lớn nhƣng chƣa chú trọng nhiều vào hoạt động marketing, hiện công ty vẫn chƣa có bộ phận chuyên nghiên cứu thị trƣờng, bộ phận marketing. Để có thể cạnh tranh xứng tầm với các DN nƣớc ngoài khác thì công ty cần chú trọng vào việc nghiên cứu tìm hiểu thị trƣờng, các hoạt động marketing, để sản phẩm không những đảm bảo đƣợc chất lƣợng mà còn phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của khách hàng, hạn chế những rủi ro khi thị trƣờng Mỹ có biến động.
Mặt khác, công ty cần đăng ký thƣơng hiệu kinh doanh tại thị trƣờng Mỹ. Khi đó, sản phẩm của công ty mới thực sự đƣợc biết đến, đƣợc công nhận với ngƣời tiêu dùng cuối cùng và đƣợc bảo vệ trên thị trƣờng khó tính nhƣ Mỹ. Tránh trƣờng hợp nhƣ hiện nay, sản phẩm khi đƣa sang thị trƣờng Mỹ và khi bán ra cho ngƣời tiêu dùng, nhãn hiệu của công ty bị thay đổi. Theo các chuyên gia xuất khẩu Thủy sản, những nhƣợc điểm hiện tại của các DN xuất khẩu thủy sản không riêng gì CASEAMEX là chƣa nhìn thấy sự quan trọng của thƣơng hiệu trong kinh doanh, không ít DN đã dùng giải pháp đổi tên nhãn
74
mác, tên sản phẩm hay tên công ty mỗi khi họ bị phát hiện những hành vi phạm lỗi. Các DN chỉ cần bán đƣợc sản phẩm cho các đối tác ở Mỹ, không cần quan tâm sản phẩm đến với ngƣời tiêu dùng Mỹ với nhãn mác, tên gọi nào. Bởi vậy, phần lớn thủy sản Việt Nam đƣợc lƣu thông trên thị trƣờng Mỹ không mang nhãn mác của Việt Nam. Những sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam, bao bì lại không thể hiện xuất xứ Việt Nam. Đây cũng là lý do tại sao giá bán cá tra của Việt Nam luôn bị chèn ép giá bán hay có những vụ kiện bán phá giá, khi các DN không có thƣơng hiệu luôn muốn hạ giá để có thể XK sang Mỹ và bị các nhà nhập khẩu Mỹ tạo áp lực.