Một số quy định đối với hàng thủy sản nhập khẩu của Mỹ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động marketing xuất khẩu sang mỹ của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 57)

7. Kết luận:

4.1.4. Một số quy định đối với hàng thủy sản nhập khẩu của Mỹ

Luật pháp nƣớc Mỹ quy định, tất cả mọi vấn đề có liên quan đến việc NK hàng hoá từ nƣớc ngoài vào đều thuộc thẩm quyền của chính phủ Liên bang. Bộ Thƣơng mại, Văn phòng đại diện thƣơng mại, Uỷ ban thƣơng mại quốc tế và cụ thể nhất là Hải quan Mỹ là những cơ quan có trách nhiệm đối với vấn đề này. Các giấy tờ cần xuất trình trong quy trình nhập hàng vào Mỹ gồm: Giấy NK hải quan; Hoá đơn thƣơng mại; Danh mục kiện hàng (nếu có); Giấy tờ khác theo yêu cầu cụ thể của chính quyền liên bang hay địa phƣơng. Mỹ có nhiều quy định pháp luật chặt chẽ và chi tiết trong buôn bán, các quy định về chất lƣợng, kỹ thuật... Hải sản khi NK vào Mỹ phải theo các quy định của Bộ Thƣơng mại Mỹ và cơ quan Dịch vụ Thủy sản Quốc gia (NMFS) thuộc Cục quản lý môi trƣờng không gian và biển. Điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất để XK sang Mỹ là "nhà máy" phải đƣợc nằm trong danh sách phê duyệt của FDA. Để nằm trong danh sách thì nhà máy phải đƣợc kiểm tra, đánh giá điều kiện sản xuất bởi FDA, tuân thủ luật lệ và quy định về ATTP của FDA. Khi đã thuộc trong danh sách, thì nhà máy mới đủ điều kiện để có chứng thƣ và sẽ do USDC chịu trách nhiệm cấp. USDC sẽ tính phí cho việc cấp chứng thƣ nhƣng không cần kiểm tra hoặc lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng trƣớc khi XK.

4.1.4.1. Nhãn hiệu và thương hiệu

Luật pháp Mỹ quy định các nhãn hiệu hàng hoá phải đƣợc đăng ký tại Cục Hải quan Mỹ. Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chƣớc một nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền của một công ty Mỹ hay một công ty nƣớc ngoài đã đăng ký bản quyền đều bị cấm NK vào Mỹ. Bản sao đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải nộp cho Cục Hải quan Mỹ và đƣợc lƣu giữ theo quy định. Hàng NK vào Mỹ có nhãn hiệu giả sẽ bị tịch thu, sung công.

46

Theo Đạo luật về Thực phẩm, Dƣợc phẩm và Mỹ phẩm toàn liên bang, mỗi nhãn hiệu thực phẩm phải có những thông tin cụ thể, dễ nhận biết mà khách hàng bình thƣờng cũng có thể đọc và hiểu đƣợc trong điều kiện thông thƣờng. Tất cả các thực phẩm phải có nhãn hiệu bằng Tiếng Anh, chứa đựng các thông tin về thành phần, dinh dƣỡng, cách sử dụng, nƣớc xuất xứ, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà NK,…bằng Tiếng Anh.

4.1.4.3. Các quy định về phụ gia thực phẩm

Các phụ gia thực phẩm phải đƣợc kiểm duyệt trƣớc khi đem ra thị trƣờng. Trƣớc khi chào bán một loại thực phẩm hoặc phụ gia tạo màu vào Mỹ, nhà sản xuất phải nộp đơn lên FDA duyệt. Một đơn xin cần có những bằng chứng thuyết phục rằng chất phụ gia đó thực sự có tác dụng nhƣ dự kiến.

4.1.4.4. Đạo luật chống khủng bố sinh học năm 2002 (BTA)

Đạo luật này quy định rằng FDA và Hải quan cửa khẩu (CBP) có thể cấm nhập các thực phẩm NK không đăng ký theo quy định và không đủ những thông tin cần thiết. Đạo lực bắt đầu có hiệu lực từ ngày 12/8/2004 và bắt đầu áp dụng rộng rãi từ ngày 01/11/2004.

4.1.4.5. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP

Theo Bộ luật Liên bang Mỹ 21 CFR, chỉ có các DN nƣớc ngoài đã thực hiện chƣơng trình HACCP hiệu quả mới đƣợc XK vào Mỹ. Đây là hệ thống quản lý chất lƣợng mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lƣợng thực phẩm. Để đƣợc phép đƣa hàng thuỷ sản vào Mỹ, DN phải gửi kế hoạch, chƣơng trình HACCP cho FDA, FDA xem xét khi cần thì kiểm tra. Nếu FDA kết luận là đạt yêu cầu thì cấp phép cho DN đó. Tất cả các sản phẩm khi NK đều phải có giấy chứng nhận quốc tế ISO 9002 và HACCP.

Việc áp dụng HACCP không phải chỉ đơn thuần phân tích mối nguy và kiểm soát các điểm tới hạn, kiểm soát dây chuyền công nghệ sản xuất thay vì kiểm soát sản phẩm cuối cùng, mà còn phải đảm bảo các điều kiện tiên quyết và chƣơng trình tiên quyết nhƣ Quy phạm Thực hành sản xuất tốt GMP (Good Manufacturing Practice), Quy phạm Thực hành vệ sinh tốt SSOP (Sanitation Standard Operating Procedures) cùng các chƣơng trình hỗ trợ khác để làm nền tảng cho việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

HACCP SSOP Các chƣơ ng trình h tr GMP

47

Nguồn: Website www.tieuchuan.vn của Công ty TNHH Ứng dụng giải pháp quản lý

Hình 4.1 Các điều kiện tiên quyết của HACCP

4.1.4.6. Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm (Food Safety Modernization Act - FSMA)

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kí sửa đổi bổ sung Luật An toàn thực phẩm (FSMA) ngày 04/01/2011. Các quy định mới của Luật sẽ đƣợc FDA ban hành và đƣa vào áp dụng dần đến đầu năm 2016. Các quy định mới đƣợc thực hiện theo bốn nguyên tắc gồm ngăn ngừa, tăng cƣờng kiểm tra, đảm bảo tính an toàn cho thực phẩm và tăng cƣờng quan hệ đối tác. Theo thông báo từ Thƣơng vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, FDA đang triển khai các quy định của FSMA liên quan đến kiểm soát hàng hóa nông sản, thủy sản NK từ các nƣớc (trong đó có Việt Nam) với hai quy định mới nhƣ sau:

 Áp dụng Điều 102 của FSMA, tất cả các cơ sở chế biến nông sản và thủy sản XK thuộc phạm vi quản lý của FDA phải thực hiện đăng ký mới và đăng ký lại với FDA vào ngày 01/10 - 31/12 các năm chẵn để đƣợc cấp một mã số kinh doanh mới. Mã số này có giá trị trong 02 năm. Kể từ ngày 01/01/2013, các lô hàng thực phẩm của cơ sở không có mã số kinh doanh mới hợp lệ sẽ bị lƣu giữ tại cảng hoặc bị từ chối NK vào Hoa Kỳ. Cứ 2 năm, các DN XK vào thị trƣờng Mỹ sẽ tiến hành tái đăng kí với FDA. Năm 2013, việc đăng kí đƣợc thực hiện miễn phí. Theo quy định của FDA, DN XK hàng hóa vào Mỹ phải thông báo cho FDA biết trƣớc khi đƣa hàng vào thị trƣờng. Khi đó FDA sẽ thông báo là đồng ý hay không việc cho NK hàng vào Mỹ, nhằm phân loại hàng hóa tốt hơn, đảm bảo hàng hóa lƣu hành trên thị trƣờng an toàn. Ngoài một số yêu cầu chung phải đáp ứng đầy đủ nhƣ tên loại sản phẩm, trọng lƣợng, thành phần nguyên liệu, tùy theo từng mặt hàng sản phẩm mà còn có quy định riêng. Ngôn ngữ ghi trên nhãn sản phẩm phải dùng song ngữ, trong đó Tiếng Anh là bắt buộc và phải chú ý khâu dịch thuật phải thật chuẩn xác.

 Cơ sở đặt bên ngoài Mỹ sẽ tiếp tục đƣợc yêu cầu phải chỉ định một đại diện tại Mỹ để FDA liên lạc theo Luật Chống khủng bố năm 2002, tức các nhà cung ứng hàng hóa sẽ phải thông qua ngƣời đại diện tại Mỹ để đăng kí với cơ quan FDA. Mọi thông tin liên quan đến nhà cung ứng, FDA sẽ thông báo cho ngƣời đại diện tại Mỹ. Ngƣời đại diện tại Mỹ có thể là một ngƣời, một công ty hoặc một cơ quan có trụ sở tại Mỹ đóng vai trò là ngƣời liên lạc tại chỗ, duy trì liên lạc thông suốt với FDA 24/24 giờ, đồng thời là ngƣời phải trả lời các câu hỏi của FDA liên quan đến cơ sở làm hàng XK và mặt hàng XK của cơ sở làm hàng XK trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận đƣợc yêu cầu của FDA. Ngƣời đại diện tại Mỹ đồng thời là ngƣời sẽ thay mặt cho cơ sở làm hàng XK chịu trách nhiệm thanh toán cho FDA toàn bộ các chi phí liên quan đến việc thanh tra các

48

cơ sở làm hàng XK do FDA thực hiện.Vì vậy, DN cần chọn ngƣời có uy tín, có mối liên lạc thƣờng xuyên và biết cách làm việc với FDA để làm ngƣời đại diện cho mình và đăng kí với FDA.

Với qui định này cùng với một số quy định khắt khe hơn cũng đã đƣợc áp dụng từ giữa năm 2011, một số khác hiện đang đƣợc áp dụng. Chẳng hạn nhƣ, FDA có quyền đình chỉ số đăng ký cơ sở sản xuất của DN XK nếu FDA phát hiện DN đó vi phạm an toàn thực phẩm cho đến khi vụ việc đƣợc giải quyết hoàn toàn. Ngoài ra, FDA đƣợc quyền lƣu giữ hàng hóa trong 30 ngày nếu nghi ngờ trong sản phẩm có tạp chất hoặc dán nhãn sai quy định. Từ ngày 01/01/2011, FDA đƣợc quyền thu phí thanh tra cơ sở sản xuất (với mức phí mỗi giờ làm việc sẽ tính 224 đô la Mỹ/giờ cho hoạt động thanh tra trong nƣớc và 325 USD/giờ ở nƣớc ngoài) thay vì miễn phí nhƣ trƣớc.

Luật FSMA hƣớng đến việc buộc các nhà NK có trách nhiệm với chất lƣợng sản phẩm của nhà cung cấp nƣớc ngoài. Luật cũng cho phép FDA có quyền hạn ra lệnh chứ không chỉ đơn thuần là yêu cầu các công ty thu hồi thực phẩm nhiễm khuẩn. Đầu năm 2013, Mỹ sẽ đƣa vào áp dụng thêm quy định Tiêu chuẩn an toàn sản xuất bắt buộc (CGMP).

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động marketing xuất khẩu sang mỹ của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)