Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Một phần của tài liệu Đo lường sự hài lòng của người lao động tại công ty tàu dich vụ dầu khí PTSC Marine (Trang 71)

V- Cán bộ hướng dẫ n: TS BẢO TRUNG

4.4.6. Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Tiếp theo ta tiến hành kiểm định F về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể, xem biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp các biến độc lập hay không. Giả thuyết H0 được đặt ra là B5 = B4 = B1 = B3 = 0

Bảng 4.15: Kết quả kiểm định đồ phù hợp của mô hình

ANOVAa

Mô hình Tổng bình phương Bậc tự do Bình phương trung bình Hệ số F Hệ số Sig. 1 Hồi quy 49.487 1 49.487 251.493 .000b Phần dư 63.558 323 .197 Tổng 113.045 324 2 Hồi quy 58.107 2 29.054 170.290 .000c Phần dư 54.938 322 .171 Tổng 113.045 324 3 Hồi quy 59.642 3 19.881 119.499 .000d Phần dư 53.403 321 .166 Tổng 113.045 324 4 Hồi quy 60.412 4 15.103 91.824 .000e Phần dư 52.633 320 .164 Tổng 113.045 324 a. Biến phụ thuộc: Y b. Dự báo: (Hằng số), X5 c. Dự báo: (Hằng số), X5, X4 d. Dự báo: (Hằng số), X5, X4, X1 e. Dự báo: (Hằng số), X5, X4, X1, X3

(Nguồn: Số liệu phân tích với SPSS)

Ta thấy rằng giá trị Sig. = 0,000 < 0,05 điều này cho phép ta bác bỏ giả thuyết H0, cũng có nghĩa là kết hợp của các biến hiện có trong mô hình có thể giải thích được thay đổi của Y - sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine, mô hình ta xây dựng là phù hợp.

Bảng 4.16: Kết quả phân tích hồi quy đa biến Hệ số Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Mức ý nghĩa Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Độ lệch chuẩn Hệ số Beta Độ chấp nhận của biến Hệ số phóng đại của phương sai (VIF) (Hằng số) .843 .148 5.713 .000 X5 .344 .037 .437 9.170 .000 .641 1.559 X4 .226 .038 .270 5.918 .000 .697 1.434 X1 .082 .036 .103 2.295 .022 .719 1.391 X3 .092 .043 .101 2.164 .031 .670 1.493 a. Biến phụ thuộc: Y

(Nguồn: Số liệu phân tích với SPSS)

Với độ chấp nhận của biến (Tolerance) lớn, có giá trị nhỏ nhất là 0,641 > 0,1 và hệ số phóng đại phương sai của phương sai (VIF) có giá trị lớn nhất là 1,559 < 2 là nhỏ, ta không thấy dấu hiệu xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Có thể kết luận các biến độc lập tham gia vào mô hình đều có mối liên hệ tốt với biến phụ thuộc và có khả năng sử dụng các hệ số hồi quy này để giải thích hay lượng hóa mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Do đó không có dấu hiệu xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến nên ta có thể sử dụng phương trình hồi quy.

Phép kiểm định t nhằm mục đích kiểm tra xem hệ số hồi quy của biến đưa vào có bằng 0 hay không. Các giá trị Sig. tại các phép kiểm định nằm trong khoảng từ 0,000 – 0,022 có giá trị < 0,05 chứng tỏ cả bốn biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê trong mô hình.

Qua bảng 4.16 kết quả phân tích hồi quy cho ta phương trình dự đoán về tác động của các yếu tố đến sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine và các hệ số phải được chuẩn hóa theo phân phối chuẩn nên:

phúc lợi, X4 – Đào tạo và thăng tiến, X1 – Mối quan hệ nơi làm việc, X3 – Môi trường làm việc.

Từ kết quả mô hình hồi quy cho ta thấy các biến độc lập đều có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine vì hệ số hồi quy của các biến độc lập đều lớn hơn 0 với mức ý nghĩa thống kê cao với Sig. < 0,05.

So sánh hệ số hồi quy giữa các biến cho thấy yếu tố thì yếu tố X5 – Tiền lương và phúc lợi trong mô hình có hệ số hồi quy bằng 0,437 có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine. Nếu tăng 1 % về tiền lương và phúc lợi thì sự hài lòng của người lao động tại đây tăng lên 0,437 %. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi lẽ đây là yếu tố mà hầu như người lao động nào cũng cần khi quyết định làm việc cho bất cứ một Công ty nào và yếu tố này càng lớn bao nhiêu thì người lao động càng muốn tham gia làm việc và hài lòng bấy nhiêu.

Hệ số hồi quy của yếu tố X4 – Đào tạo và thăng tiến trong mô hình bằng 0,270. Cho thấy trong điều kiện các yếu tố khác của mô hình không thay đổi, nếu tăng 1 % về yếu tố đào tạo và thăng tiến thì sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine sẽ tăng lên 0,270 %. Và rõ ràng trong quá trình nghiên cứu cho thấy vấn đề về đào tạo và thăng tiến có ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng của người lao động khi người lao động luôn mong muốn được học tập và hoàn thiện bản thân cũng như đạt được vị trí như mong muốn khi làm việc và cống hiến cho Công ty.

Hệ số hồi quy của yếu tố X3 – Môi trường làm việc cũng là yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine. Với hệ số hồi quy bằng 0,103. Khi tăng 1 % về tác động của môi trường làm việc thì sự hài lòng của người lao động sẽ tăng lên 0,103 %. Điều này cho thấy rằng trong quá trình người lao động tham gia làm việc, luôn mong muốn nhận được môi trường làm việc tốt nhất, đáp ứng đầy đủ và thuận lợi nhất cho mình đó là điều cơ bản nhất mà người lao động cần khi tham gia làm việc tại PTSC Marine.

X1 – Mối quan hệ nơi làm việc, thông qua phân tích hồi quy thì đây cũng là yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine.

đổi, nếu tăng 1 % về yếu tố mối quan hệ nơi làm việc thông qua việc tạo bầu không khí làm việc vui vẻ, thoải mái về các mối quan hệ nơi làm việc tại PTSC Marine thì sự hài lòng của người lao động sẽ tăng lên 0,101 %.

Qua việc phân tích hồi quy tương quan giữa các yếu tố, thì các yếu tố đều có tác động tích cự đến sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine. Tuy nhiên, mức độ tác động cũng như ý nghĩa của từng yếu tố đến sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine là khác nhau. Qua đó cũng phản ánh và nêu lên thực trạng về đánh giá của người lao động tại PTSC Marine nhằm tìm ra các yếu tố tác động mạnh và yếu để có thể đưa ra những nhận định nhằm nâng cao sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine từ đó làm thỏa mãn người lao động, góp phần tạo nên sự phát triển bền vững trong tương lai.

4.4.8. Kiểm định sự khác biệt của yếu tố giới tính đến sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine động tại PTSC Marine

Kiểm định sự khác biệt của hai trung bình Independence-Samples T Test được sử dụng để kiểm định có hay không mối quan hệ giữa hai biến độc lập và biến phụ thuộc. Mục tiêu của phân tích này là xác định ảnh hưởng của hai yếu tố độc lập đến kết quả của đề tài. Phân tích này được dùng trong các trắc nghiệm để so sánh đồng thời các giá trị trung bình của hai nhóm được lấy từ một tập hợp các số liệu.

Bảng 4.17: Kiểm định Independence-Samples T Test theo giới tính Thống kê mô tả giữa các nhóm

Giới tính Kích thước mẫu Trung bình Độ lệch chuẩn Sai lệch chuẩn

Y Nam 284 3.4261 .58151 .03451

Nữ 41 3.3780 .65699 .10260

người lao động tại PTSC Marine theo giới tính Kiểm định sự khác biệt

Y

Thống kê

Levene t-test for Equality of Means F Sig. t Bậc tự do Sig. (2- tailed) Độ lệch chuẩn Sai lệch chuẩn Khoảng tin cậy mức 95% Tối thiểu Tối đa Phương sai bằng nhau .109 .741 .486 323 .627 .04801 .09880 -.14636 .24238 Phương sai khác nhau .443 49.470 .659 .04801 .10825 -.16948 .26549

(Nguồn: Số liệu phân tích với SPSS)

Với độ tin cậy = 95%. Thông qua kiểm định Levene, giá trị Sig. = 0,741 > 0,05 chứng tỏ không có sự khác biệt về phương sai đối với sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine giữa Nam và Nữ. Ta chấp nhận giả thuyết phương sai hai mẫu bằng nhau, ta sử dụng tiếp kết quả ở dòng giả định phương sai bằng nhau để đánh giá tiếp kết quả của kiểm định t.

Xét kiểm định t, với giá trị Sig. = 0,627 > 0,05 chứng tỏ không có sự khác biệt ý nghĩa về trung bình mức độ sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine giữa nam và nữ. Dựa vào giá trị trung bình của cả Nam là 3.42 và Nữ là 3.37 ta cũng thấy được rằng không có sự khác biệt lớn về đánh giá mức độ hài lòng. Cũng qua giá trị trung bình trên cũng đánh giá được mức độ hài lòng giữa cả nam và nữ là tương đối cao khi đánh giá sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine.

4.4.9. Phân tích phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA)

Kiểm định phương sai một yếu tố One-Way ANOVA được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tương quan, tức là có hay không mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Mục tiêu của phân tích phương sai là xác định ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả của đề tài. Phân tích phương sai được dùng trong các trắc nghiệm để so sánh các giá trị trung bình của ba nhóm trở lên

tố là đánh giá sự ảnh hưởng của một yếu tố nào đó trên các giá trị quan sát. Cặp giả thiết nghiên cứu:

Ho: Không có mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc H1: Tồn tại mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Mức ý nghĩa kiểm định là 95%

Nguyên tắc chấp nhận giả thiết: Nếu Sig < 0,05: Bác bỏ giả thiết Ho

Nếu Sig > 0,05: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết Ho

Phân tích mối liên hệ giữa nhóm tuổi với sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine

Bảng 4.19: Kết quả ANOVA so sánh sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine theo nhóm tuổi

ANOVA

Y

Tổng biến thiên Bậc tự do Trung bình biến thiên F Sig. Giữa các nhóm .454 3 .151 .432 .730 Nội bộ nhóm 112.591 321 .351

Tổng 113.045 324

(Nguồn: Số liệu phân tích với SPSS)

Kết quả phân tích ANOVA ở bảng 4.19 cho thấy với mức ý nghĩa Sig. = 0,730 và Sig. > 0,05 (độ tin cậy của phép kiểm định là 95%), ta thấy không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê đến sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine với các nhóm tuổi khác nhau. Do đó, chấp nhận giả thuyết Ho, nên các nhóm tuổi khác nhau của người lao động không có sự khác biệt về mức độ tác động đến sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine.

PTSC Marine

Bảng 4.20: Kết quả ANOVA so sánh mức độ hài lòng của người lao động tại PTSC Marine theo trình độ

ANOVA

Y

Tổng biến thiên Bậc tự do Trung bình biến thiên F Sig. Giữa các nhóm .896 3 .299 .855 .465 Nội bộ nhóm 112.149 321 .349

Total 113.045 324

(Nguồn: Số liệu phân tích với SPSS)

Kết quả phân tích ANOVA ở bảng 4.20 cho thấy với mức ý nghĩa Sig. = 0,465 > 0,05, nên không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê giữa các nhóm trình độ đến sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine. Do đó, chấp nhận giả thuyết Ho, các nhóm trình độ khác nhau không có sự khác biệt sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine.

Phân tích mối liên hệ giữa vị trí công tác với sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine

Bảng 4.21: Kết quả ANOVA so sánh sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine với vị trí công tác

ANOVA

Y

Tổng biến thiên Bậc tự do Trung bình biến thiên F Sig. Giữa các nhóm .973 3 .324 .929 .427

Nội bộ nhóm 112.072 321 .349 Total 113.045 324

(Nguồn: Số liệu phân tích với SPSS)

Kết quả phân tích ANOVA ở bảng 4.21 cho thấy với mức ý nghĩa Sig. = 0,427 > 0,05 nên không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê giữa các nhóm vị trí công tác đến sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine. Do đó, chấp nhận giả thuyết

lòng của người lao động tại PTSC Marine.

Phân tích mối liên hệ giữa thu nhập với sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine

Bảng 4.22: Kết quả ANOVA so sánh mức độ hài lòng của người lao động tại PTSC Marine theo nhóm thu nhập bình quân tháng

ANOVA

Y

Tổng biến thiên Bậc tự do Trung bình biến thiên F Sig. Giữa các nhóm .969 3 .323 .925 .429

Nội bộ nhóm 112.076 321 .349 Tổng 113.045 324

(Nguồn: Số liệu phân tích với SPSS)

Kết quả phân tích ANOVA trong bảng 4.22 cho thấy Sig. bằng 0,429 > 0,05 nên chấp nhận giả thuyết Ho, các nhóm thu nhập bình quân hàng tháng khác nhau không có sự khác biệt về mức độ đánh giá sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine.

Dựa trên kết quả phân tích Independent t-test và One Way ANOVA để so sánh mức độ hài lòng của người lao động tại PTSC Marine theo các tính chất đặc trưng của người lao động thì không có sự khác biệt về sự hài lòng đối với các nhóm bao gồm giới tính, độ tuổi, trình độ, vị trí công tác và thu nhập bình quân hàng tháng khi đo lường sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine.

Tóm tắt chương 4

Trong chương bốn, nghiên cứu đã đi sâu phân tích thực trạng tình hình lao động tại PTSC Marine từ số liệu thứ cấp. Cùng với việc xử lý số liệu sơ cấp, nghiên cứu cũng đã tìm ra được những tồn tại, hạn chế và các nguyên nhân chính tác động đến sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine hiện nay.

Kế thừa cơ sở lý luận và mô hình đề xuất trong chương hai và chương ba, nghiên cứu đã tiến hành kiểm định mức độ phù hợp của mô hình các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine. Kết quả phân tích yếu tố cho thấy, mô hình đưa ra 05 yếu tố thành phần có thang đo giống với thang đo trong mô hình nghiên cứu định tính theo đánh giá của người lao động. Thông qua phương pháp hồi quy Stepwise, để đơn giản hóa việc tính toán, đo lường và phân tích, ta chỉ sử dụng bốn yếu tố là tiền lương và phúc lợi, đào tạo và thăng tiến, mối quan hệ nơi làm việc và môi trường làm việc. Kết quả hồi quy tương quan cho ta thấy rằng yếu tố tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine là yếu tố tiền lương và phúc lợi (beta = 0,437), quan trọng thứ hai là yếu tố đào tạo và thăng tiến (beta = 0,270), quan trọng thứ ba là môi trường làm việc (beta = 0,103), quan trọng thứ tư là mối quan hệ nơi làm việc (beta = 0,101).

Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra các mối quan hệ giữa yếu tố sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine với các nhóm đặc trưng khác nhau của người lao động, cho thấy không có sự khác nhau về đánh giá giữa các nhóm người lao động đến sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine.

CHƯƠNG 5 HÀM Ý CHO NHÀ QUẢN TRỊ VÀ KẾT LUẬN 5.1. HÀM Ý CHO NHÀ QUẢN TRỊ

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine chịu tác động bởi bốn yếu tố gồm: tiền lương và phúc lợi; đào tạo và thăng tiến; mối quan hệ nới làm việc; môi trường làm việc. Kết quả cũng chỉ ra rằng các yếu tố xem xét đều có ảnh hưởng và có tác động đến sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine, nếu tăng giá trị của một trong bất kỳ bốn yếu tố trên sẽ làm tăng giá trị của yếu tố sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine. Như vậy, PTSC Marine có thể tác động trực tiếp đến sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine thông qua sự tác động vào các yếu tố nhằm cải thiện, nâng cao sự hài lòng cũng như làm cho người lao động gắn bó lâu dài với Công ty, đảm bảo một nguồn nhân lực chất

Một phần của tài liệu Đo lường sự hài lòng của người lao động tại công ty tàu dich vụ dầu khí PTSC Marine (Trang 71)