Phân tích nhân tố các biến độc lập

Một phần của tài liệu Đo lường sự hài lòng của người lao động tại công ty tàu dich vụ dầu khí PTSC Marine (Trang 62)

V- Cán bộ hướng dẫ n: TS BẢO TRUNG

4.4.2. Phân tích nhân tố các biến độc lập

Phân tích nhân tố EFA là tên chung của một nhóm thủ tục để làm giảm các câu hỏi chi tiết trong phiếu điều tra mà các câu hỏi này được đưa ra để có được thông tin về tất cả các mặt của vấn đề cần nghiên cứu. Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố này sẽ giúp cho nhà nghiên cứu chọn lọc lại và có được một bộ các biến số có ý nghĩa hơn. Đồng thời, kiểm tra độ tin cậy của các biến trong cùng một thang đo.

Các nhân tố được đưa ra sau quá trình phân tích cần phải thỏa mãn tiêu chuẩn Keiser - với KMO ( Kaise - Meyer - Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn nằm giữa 0,5 - 1 có ý nghĩa là phân tích nhân tố

thích hợp với các dữ liệu.

Theo tiêu chuẩn Kaiser, những nhân tố có chỉ số Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình.

Cuối cùng, tiêu chuẩn tổng phương sai trích phải lớn hơn 50%.

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định KMO and Bartlett’s test

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin). 0,908

Mô hình kiểm tra của Bartlett Giá trị Chi - bình phương 3065,682

Bậc tự do 276

Sig. (giá trị P - value) .000

(Nguồn: Số liệu phân tích với SPSS)

Qua bảng 4.8 ta thấy cả hai điều kiện cho phân tích nhân tố đều được thỏa mãn, dữ liệu điều tra phù hợp cho việc phân tích nhân tố.

Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) = 0,908 > 0,5: Dữ liệu phù hợp cho phân tích nhân tố (sự thích hợp của mẫu).

Giá trị Sig. (Bartlett’s Test) = 0,000 < 0,05: Chứng tỏ các biến có tương quan với nhau trong tổng thể.

Bảng 4.9. Kết quả trích rút yếu tố

Thành phần

Eigenvalues ban đầu Chỉ số sau khi trích Chỉ số sau khi xoay Tổng % phương sai Tích lũy % Tổng % phương sai Tích lũy % Tổng % phương sai Tích lũy % 1 7.794 32.474 32.474 7.794 32.474 32.474 3.277 13.655 13.655 2 2.073 8.640 41.114 2.073 8.640 41.114 3.172 13.215 26.870 3 1.653 6.886 48.000 1.653 6.886 48.000 2.689 11.204 38.074 4 1.554 6.477 54.477 1.554 6.477 54.477 2.527 10.530 48.604 5 1.094 4.557 59.034 1.094 4.557 59.034 2.503 10.430 59.034

(Nguồn: Số liệu phân tích với SPSS)

Từ mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu, tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá để rút gọn và tóm tắt các biến để nghiên cứu thành các khái niệm. Thông

diện cho các biến quan sát. Sử dụng phương pháp Principle Components và phép quay Varimax những biến quan sát có hệ số tải nhân tố < 0,5 hoặc được trích vào 2 nhân tố mà khoảng cách chênh lệch về hệ số tải nhân tố (Factor Loading: biểu diễn tương quan giữa các biến và các nhân tố) giữa hai nhóm rất nhỏ không tạo nên sự khác biệt để đại diện phản ánh cho một biến cụ thể sẽ bị loại.

Với tiêu chuẩn Eigenvalues (Phương sai tổng hợp của từng yếu tố) >1 (Gerbing & Anderson, 1988) có năm yếu tố được rút ra từ tổng thể 24 biến quan sát. Năm yếu tố này có độ giải thích lũy kế 59,034 % đối với sự biến thiên của dữ liệu, vượt ngưỡng chấp nhận là 50%. Như vậy có năm yếu tố tác động đến sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine theo đánh giá của người lao động với mức độ tác động là 59,034 %.

Ma trận xoay nhân tố

Biến quan sát Yếu tố

1 2 3 4 5

X3.1 Luôn sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ nhau .777 X3.2 Không khí làm việc thoải mái dễ chịu .726 X3.3 Có sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đồng nghiệp .707 X3.5 Được xem là một thành viên quan trọng .674 X3.4 Được coi trọng tài năng và sự đóng góp .662

X3.6 Được tôn trọng và tin tưởng .592

X1.2 Công việc mang tính sáng tạo nhiều cơ hội học hỏi .788 X1.1 Công việc phù hợp với khả năng và chuyên môn .769

X1.3 Công việc phân chia hợp lý .737

X1.4 Công việc có nhiều thách thức .602

X1.5 Công việc có nhiều thú vị .513

X5.3 Không gian và thời gian làm việc hợp lý .730 X5.2 Được đảm bảo tốt điều kiện an toàn lao động .707

X5.1 Nơi làm việc vệ sinh sạch sẽ .694

X5.4 Áp lực công việc không quá cao .558

X5.5 Không lo lắng về mất việc làm .555

X4.1 Có nhiều cơ hội thăng tiến khi làm việc .780

X4.2 Được tạo điều kiện để nâng cao phát triển bản thân .715 X4.3 Chính sách đào tạo và thăng tiến rõ ràng công bằng .652 X4.4 Được tham gia đào tạo cần thiết phục vụ công việc .565

X2.1 Được trả lương tương xứng .810

X2.2 Được trả lương công bằng giữa các người lao động .760

X2.4 Rõ ràng trong chính sách đánh giá lương thưởng .659

X2.3 Đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình .587

Cronbach’s Alpha .827 .828 .776 .754 .799

(Nguồn: Số liệu phân tích với SPSS)

Tất cả các biến trong bảng 4.10 ma trận xoay nhân tố đều có trọng số lớn hơn 0,5. Kết quả này được chấp nhận, đồng nghĩa với việc kết luận rằng phương pháp phân tích nhân tố với 24 biến quan sát đều được chấp nhận.

khi khảo sát, có sự đánh giá của người lao động cho thấy rằng mô hình nghiên cứu không có sự thay đổi.

Sau khi kiểm tra độ tin cậy cho thang đo lường phù hợp ta tiếp tục phân tích nhân tố đối với 04 biến nhận định về sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine như sau:

Bảng 4.11: Phân tích nhân tốđối với biến sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine

Ma trận yếu tố

Y1.1 Hài lòng khi làm việc tại Công ty .783

Y1.4 Sẽ giới thiệu với người khác đây là nơi làm việc tốt .781

Y1.2 Tự hào khi làm việc tại Công ty .743

Y1.3 Muốn gắn bó lâu dài với Công ty .722

KMO = .772

Eigenvalues = 2.296

Tích lũy % = 57.410 %

Cronbach’s Alpha = .752

(Nguồn: Số liệu phân tích với SPSS)

Ta có thể thấy kiểm định KMO trong phân tích cho hệ số KMO bằng 0.772 > 0,5 nên dữ liệu phù hợp cho phân tích và các trọng số của tất cả các biến này đều lớn hơn 0,5 nên kết quả này được chấp nhận. Với phương pháp Principle Component và phép quay Varimax đã rút trích được yếu tố duy nhất với Eigenvalues bằng 2,296 > 1, đồng thời phương sai trích được là 57,410 % > 50 %, nghĩa là với bốn biến này đã giải thích được 57,410 % biến thiên của dữ liệu (đáp ứng được yêu cầu). Kiểm định Cronbach’s Alpha = 0.752 > 0.6 cũng cho kết quả khả quan khi chấp nhận thang đo này.

Qua phần trình bày lý thuyết ở chương hai, kết hợp với phần nghiên cứu định tính ở chương ba và phần phân tích nhân tố khám phá thì ta rút ta được năm thang

Marine, mô hình nghiên cứu cuối cùng được đề xuất xây dựng như hình 4.2.

Kết quả phân tích các yếu tố cho thấy mô hình theo đánh giá của người lao động là hoàn toàn phù hợp với thang đo đã đề xuất tại chương hai.

Hình 4.2: Mô hình các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine

(Nguồn: Kết quả quá trình nghiên cứu định lượng)

Mức độ tác động của từng yếu tố đến sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine được xác định thông qua mô hình hồi quy đa biến, trong đó các yếu tố được hình thành sẽ đóng vai trò biến độc lập trong mô hình, được định lượng bằng tính trung bình điểm số của các biến quan sát đo lường cho yếu tố. Nhận định về sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine đóng vai trò là biến phụ thuộc, được định lượng bằng trung bình của bốn biến đo lường sự hài lòng. Các giả thiết của mô hình như sau:

H1: Có mối quan hệ tích cực giữa mối quan hệ nơi làm việc với sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine.

H2: Có mối quan hệ tích cực giữa đặc điểm công việc với sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine.

H3: Có mối quan hệ tích cực giữa môi trường làm việc với sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine.

Sự hài lòng Mối quan hệ nơi làm việc

Đào tạo và thăng tiến Môi trường làm việc

Đặc điểm công việc

Một phần của tài liệu Đo lường sự hài lòng của người lao động tại công ty tàu dich vụ dầu khí PTSC Marine (Trang 62)