V- Cán bộ hướng dẫ n: TS BẢO TRUNG
3.1.3. Kỹ thuật nghiên cứu
Nghiên cứu này thông qua hai bước chính.
Nghiên cứu định tính thực hiện thông qua phương pháp thăm dò, hỏi ý kiến 10 – 20 người lao động và tham khảo ý kiến của chuyên gia để điều chỉnh thang đo trên cơ sở thang đo lý thuyết nhằm tìm ra những vấn đề liên quan cũng như khám phá các yếu tố người lao động quan tâm nhất khi đánh giá sự hài lòng tại Công ty PTSC Marine
Sau đó, tiến hành nghiên cứu định lượng, điều tra người lao động dựa trên bảng câu hỏi trực tiếp phỏng vấn hoặc theo cách gián tiếp. Số liệu thu thập được qua quá trình điều tra sẽ tiến hành quy trình nghiên cứu như đã đề cập ở trên. Toàn bộ quy trình nghiên cứu được trình bày như hình 3.1.
Đề tài sử dụng công cụ bảng hỏi để thu thập số liệu. Có hai loại bảng câu hỏi dùng để nghiên cứu đó là bảng câu hỏi mở dùng trong nghiên cứu định tính và bảng câu hỏi có sẵn câu trả lời dùng trong nghiên cứu định lượng.
Trong quá trình tiến hành kiểm định mô hình lý thuyết, từ các thông tin thu thập được, quá trình phân tích dữ liệu được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Kiểm tra độ tin cậy từng thành phần thang đo, xem xét mức độ tin cậy của các biến quan sát thông qua hệ số Cronbach’s Alpha để loại các biến rác trước. Những biến có tương quan biến tổng (Item Total Corelation) nhỏ hơn 0.3 được xem là biến rác và bị loại ra khỏi mô hình. Thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6.
- Bước 2: Từ kết quả điều tra, dữ liệu được đưa vào phân tích thành phần chính thông qua đó loại bỏ đi những biến không quan trọng và xác định được cấu trúc của những yếu tố cơ bản trong chất lượng dịch vụ thông tin di động. Kết quả của bước này cho phép xác định những trị số tương ứng của các biến tổng hợp (yếu tố) để sử dụng trong bước phân tích tiếp theo. Phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu ở đây là phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Tất cả các biến trừ các biến bị loại qua phương pháp hệ số Cronbach’s Alpha sẽ được đưa vào phân tích nhân tố bằng phương pháp Component Principle và phép quay Varimax. Thang đo được chấp nhận khi giá trị hệ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) lớn hơn hoặc bằng 0,5 và nhân tố trích được có Eigenvalue lớn hơn 1. Kết quả xử lý như sau: các biến có trọng số yếu tố nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. Sau đó, phân tích nhân tố được lặp lại cho đến khi thỏa mãn các yêu cầu trên với phương sai trích tốt nhất, yêu cầu phương sai trích lập lớn hơn 50%.
- Bước 3: Các biến tổng hợp được xác định ở bước trên được sử dụng làm các biến độc lập và cùng với một biến phụ thuộc từ số liệu điều tra được đưa vào phân tích hồi quy vận dụng phân tích tương quan để xem xét mối tương quan tuyến tính giữa các biến tổng hợp được đánh giá trích xuất ra tác động đến sự hài lòng của người lao động tại Công ty PTSC Marine. Sau đó kiểm định Independence-Samples
và biến phụ thuộc. Mục tiêu của phân tích này là xác định ảnh hưởng của hai yếu tố độc lập đến kết quả của đề tài. Cuối cùng tiến hành kiểm định mô hình theo các biến phân loại về đặc trưng cá nhân bằng phân tích phương sai ANOVA với mức ý nghĩa α bằng 0,05, cụ thể là biến phân loại theo các đặc điểm về người lao động.
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết liên quan
Đề xuất mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu định tính Mô hình và thang đo hiệu chỉnh
Nghiên cứu định lượng
Thống kê mô tả
Đánh giá thang đo Mô hình và thang đo phù hợp
Kiểm định mô hình
3.2. Thiết kế nghiên cứu 3.2.1. Nghiên cứu định tính 3.2.1. Nghiên cứu định tính
Mục đích của nghiên cứu định tính là khám phá các yếu tố có khả năng tác động vào suy nghĩ, đánh giá của người lao động, tác động đến sự hài lòng của người lao động tại Công ty PTSC Marine.
Tham khảo dữ liệu thu thập thông qua phương pháp thảo luận nhóm để tìm hiểu, khám phá các yếu tố có thể tác động đến sự hài lòng của người lao động tại Công ty PTSC Marine.
Thiết kế bảng hỏi thảo luận nhằm thăm dò ý kiến của người lao động gồm: - Phần một giới thiệu mục đích nghiên cứu.
- Phần hai gồm các câu hỏi mở nhằm thu thập càng nhiều ý kiến càng tốt, làm cơ sở cho phần thảo luận.
- Phần ba gồm thông tin cá nhân người được phỏng vấn.
Sau khi đã chọn được đối tượng tham gia phỏng vấn gồm 15 lao động, tiếp theo là trình bày ngắn gọn nội dung nghiên cứu, giải thích bảng câu hỏi và hướng dẫn người lao động cách trả lời. Thu hồi các câu trả lời, tổng hợp kết quả và rút ra những ý kiến chung, khám phá các yếu tố có tác động đến sự hài lòng của người lao động tại Công ty PTSC Marine, nhằm phục vụ nghiên cứu định lượng. Nhìn chung, người lao động quan tâm đến các yếu tố như đặc điểm công việc; tiền lương và phúc lợi; mối quan hệ đồng nghiệp; đào tạo và thăng tiến; môi trường làm việc; mối quan hệ với cấp trên như mô hình nghiên cứu đã đề xuất đưa ra.
Áp dụng phương pháp chuyên gia, kết hợp với phần thảo luận nhóm. Sau khi xem xét, loại trừ và điều chỉnh một số biến quan sát của từng yếu tố để đi đến mục tiêu cuối cùng là tập hợp được các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người lao động tại Công ty PTSC Marine, nội dung của từng yếu tố được trình bày trong nghiên cứu định lượng tiếp theo.
3.2.2. Nghiên cứu định lượng
Dựa vào kết quả thu được từ nghiên cứu định tính, ta thiết kế bảng câu hỏi định lượng, tiến hành đo lường mức độ tác động của các yếu tố.
3.2.2.1. Kết cấu trong bảng câu hỏi nghiên cứu
- Phần 1 gồm phần chào hỏi, giới thiệu về đề tài nghiên cứu.
- Phần 2 gồm phần câu hỏi khảo sát bao gồm năm yếu tố độc lập tác động và một yếu tố phụ thuộc đánh giá sự hài lòng của người lao động là tập hợp các câu hỏi trọng tâm, sử dụng thang đo liker 5 điểm nhằm mục tiêu phân tích các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người lao động tại Công ty PTSC Marine.
- Phần 3 gồm phần câu hỏi về thông tin của người được phỏng vấn, những thông tin này được sử dụng làm tiêu chí phân loại và so sánh sự khác biệt giữa các nhóm trong quá trình phân tích dữ liệu.
3.2.2.2. Xây dựng thang đo các yếu tố trong bảng câu hỏi
Thang đo được xây dựng trên cơ sở lý thuyết và phần nghiên cứu định tính về sự hài lòng của người lao động tại Công ty PTSC Marine bao gồm:
Thang đo định danh dùng để mô tả thông tin cá nhân của người lao động. Thang đo liker từ giá trị 1 là rất không hài lòng đến 5 là rất hài lòng được dùng để đo lường các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người lao động tại Công ty PTSC Marine dựa trên nội dung nghiên cứu ở chương 2.
Thang đo yếu tốđặc điểm công việc
Thang đo đặc điểm công việc từ Công ty PTSC Marine nội dung xoay quanh các yếu tố, tính chất và bản chất công việc mà người lao động tiếp xúc khi làm việc tại Công ty. Do đó, thang đo này bao gồm các biến đánh giá những nội dung như bảng 3.1. Thang đo này gồm năm biến quan sát, kí hiệu từ X1.1 đến X1.5.
Bảng 3.1: Thang đo đặc điểm công việc
Theo Anh/ Chịđặc điểm công việc từ Công ty, Anh/ Chị có cảm thấy:
1.1. Công việc phù hợp với khả năng và chuyên môn. 1.2. Công việc mang tính sáng tạo, nhiều cơ hội học hỏi. 1.3. Công việc phân chia hợp lý.
1.4. Công việc có nhiều thách thức. 1.5. Công việc đang làm có nhiều thú vị.
Thang đo yếu tố tiền lương và phúc lợi từ Công ty PTSC Marine
Thang đo yếu tố tiền lương và phúc lợi từ Công ty PTSC Marine các khoản chi trả cho người lao động làm việc tại Công ty. Do đó, thang đo này bao gồm bốn biến quan sát, kí hiệu từ X2.1 đến X2.4.
Bảng 3.2: Thang đo đối với tiền lương và phúc lợi
Theo Anh/ Chị tiền lương và phúc lợi từ Công ty, Anh/ Chị có cảm thấy:
2.1. Được trả tương xứng với sức lực và công việc đang làm. 2.2. Được trả công bằng giữa các lao động.
2.3. Đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình.
2.4. Rõ ràng trong chính sách đánh giá lương, thưởng theo định kỳ. Thang đo yếu tố mối quan hệ nơi làm việc
Thang đo mối quan hệ nơi làm việc tại Công ty PTSC Marine bao gồm hành vi, quan hệ của người lao động với đồng nghiệp và cấp trên tại Công ty. Do đó, thang đo mối quan hệ nơi làm việc gồm sáu biến quan sát, kí hiệu từ X3.1 đến X3.6.
Bảng 3.3: Thang đo mối quan hệ nơi làm việc
Theo Anh/ Chị mối quan hệ nơi làm việc tại Công ty, Anh/ Chị có cảm thấy:
3.1. Luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau. 3.2. Không khí làm việc thoải mái, dễ chịu.
3.3. Có sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đồng nghiệp với nhau. 3.4. Được coi trọng tài năng và sự đóng góp.
3.5. Được xem là một thành viên quan trọng. 3.6. Được tôn trọng và tin tưởng.
Thang đo yếu tốđào tạo và thăng tiến
Thang đo đào tạo và thăng tiến trong Công ty PTSC Marine bao gồm những gì liên quan đến người lao động về đào tạo và phát triển cá nhân. Do đó, thang đo này gồm bốn biến quan sát, kí hiệu từ X4.1 đến X4.4.
Bảng 3.4: Thang đo đào tạo và thăng tiến
Theo Anh/ Chịđào tạo và thăng tiến từ Công ty, Anh/ Chị có cảm thấy:
4.1. Có nhiều cơ hội thăng tiến khi làm việc.
4.2. Được tạo điều kiện để nâng cao, phát triển bản thân. 4.3. Chính sách đào tạo và thăng tiến rõ ràng, công bằng. 4.4. Được tham gia đào tạo cần thiết phục vụ công việc. Thang đo yếu tố môi trường làm việc
Môi trường làm việc là nơi người lao động làm việc và tác động trực tiếp đến công việc hàng ngày của mình. Thang đo môi trường làm việc gồm năm biến quan sát, kí hiệu từ X5.1 đến X5.5.
Bảng 3.5: Thang đo môi trường làm việc
Theo Anh/ Chị môi trường làm việc từ Công ty, Anh/ Chị có cảm thấy:
5.1. Nơi làm việc vệ sinh, sạch sẽ.
5.2. Được đảm bảo tốt các điều kiện an toàn, bảo hộ lao động. 5.3. Không gian và thời gian làm việc hợp lý.
5.4. Áp lực công việc không quá cao. 5.5. Không lo lắng về mất việc làm.
Thang đo sự hài lòng của người lao động tại Công ty PTSC Marine
Thang đo sự hài lòng của người lao động là nhận định của người lao động sau khi đánh giá những thông tin có được dựa trên những yếu tố tác động đến sự hài lòng tại Công ty PTSC Marine. Do đó, thang đo này gồm bốn biến quan sát, kí hiệu từ Y1.1đến Y1.4.
Bảng 3.6: Thang đo sự hài lòng của người lao động
Theo Anh/ Chị thì khi nhận định về sự hài lòng khi làm việc tại Công ty, Anh/ Chị có cảm thấy:
1.1. Hài lòng khi làm việc tại Công ty. 1.2. Tự hào khi làm việc tại Công ty. 1.3. Muốn gắn bó lâu dài với Công ty.
Tóm tắt chương 3
Trong chương 3 đã trình bày quy trình nghiên cứu được thực hiện trong đề tài nhằm xây dựng, đánh giá các thang đo và mô hình lý thuyết về các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người lao động tại Công ty PTSC Marine. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Thông qua hai nghiên cứu, xây dựng thang đo từng yếu tố trong mô hình nghiên cứu từ đó thực hiện điều tra mở rộng người lao động nhằm thu thập dữ liệu làm cơ sở thực hiện phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 trong chương 4.
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Tổng quan về Công ty PTSC Marine
4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Tên Công ty viết bằng tiếng Việt: Chi nhánh Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam - Công ty Tàu Dịch vụ Dầu khí.
Đơn vị chủ quản: Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC).
Tên giao dịch: Công ty Tàu Dịch vụ Dầu khí Tên giao dịch quốc tế: PTSC Marine
Trụ sở chính: Số 73 đường 30/4, phường Thắng Nhất, Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Được thành lập vào ngày 02 tháng 3 năm 1993theo Quyết định số: 203/DK– TCNS– ĐT của Tổng Công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam), ngày 19 tháng 12 năm 2008 Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí có Quyết định số: 349/QĐ-DVKT-HĐQT về việc thành lập Chi nhánh Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam – Công ty Tàu Dịch vụ Dầu khí.
Xí nghiệp Tàu Dịch vụ Dầu khí - tiền thân của Công ty Tàu Dịch vụ Dầu khí hiện nay (PTSC Marine) – đã đánh dấu sự ra đời và phát triển của ngành dịch vụ mới, chuyên dụng của Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, nay là Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. Khởi đầu với cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu và ít ỏi với 285 người từ khi thành lập, tới nay, với sự lớn mạnh và phát triển không ngừng, một số dịch vụ chuyên biệt cùng nhân sự khi phát triển ổnđịnh đã được chia tách để hình thành các đơn vị độc lập khác, Công ty PTSC Marine hiện đã xây dựng được cơ sở vật chất hiện đại, với tổng giá trị tài sản trên 2.600 tỷ đồng và đội ngũ cán bộ lao động năng động, chuyên nghiệp, có trình độ kỹ thuật và ý thức an toàn lao động cao gồm 835 người, quản lý và điều hành trên 80 tàu dịch vụ đa chức năng (bao gồm cả tàu thuê ngoài), đáp ứng và phục vụ kịp thời các hoạt động dầu khí ở mọi nơi, mọi lúc.
Đội tàu dịch vụ hiện nay do Công ty sở hữu và khai thác:
Bảng 4.1: Danh sách tàu dịch vụ tại PTSC Marine
Stt. Tên tàu Loại tàu Năm đóng Trọng tải Công suất
1 HOA MAI 93 FI-FI 1987 382 4320
2 SAPA AHTS 1975 1950 7020
3 THANH LONG AHTS 1983 1382 7200
4 AN BANG AHTS 1982 1921 7040
5 AN PHONG AHTS 1981 1921 7040
6 PHONG LAN AHTS 1998 1598 5300
7 PHONG NHA AHTS DP1 2001 1500 5230
8 BINH MINH AHTS DP2 2002 1459.5 5506
9 BINH AN AHTS 2002 2052 10,000
10 PTSC VUNG TAU AHTS DP1 2006 1650 7080
11 PTSC SAI GON AHTS DP1 2009 1300 5220
12 PTSC HAI PHONG AHTS DP1 2009 1736 3840
13 PTSC THAI BINH AHTS DP2 2007 2175 8080
14 PTSC HA NOI AHTS DP1 2009 1776.9 3960
15 PTSC THANG LONG AHTS DP2 2007 2000 8080
16 DẦU KHÍ 101 Utility towing 1969,
upgrade'92 606.75 1600
17 DẦU KHÍ 105 Utility towing 1982 479.16 2000
18 DẦU KHÍ 106 Utility towing 1970 735 2400
4.1.2 Lĩnh vực hoạt động của Công ty
Công ty Tàu Dịch vụ Dầu khí (PTSC Marine) là Công ty thành viên của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam, hạch toán phụ thuộc, có con dấu và tài khoản riêng. Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4913000441 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp ngày 24/12/2008. thì ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm: