V- Cán bộ hướng dẫ n: TS BẢO TRUNG
4.2. Phân tích thực trạng tình hình lao động tại PTSC Marine
4.2.1. Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi
STT Độ tuổi 2011 2012 2013
Người % Người % Người %
1 Dưới 30 tuổi 234 36.9 290 40.7 362 43.4 2 Từ 30 – 39 tuổi 170 26.8 180 25.3 221 26.4 3 Từ 40 – 49 tuổi 150 23.7 156 21.9 160 19.1 4 Trên 50 tuổi 80 12.6 85 12.1 92 11.2 Tổng lao động 634 100 711 100 835 Bảng 4.2: Cơ cấu theo độ tuổi
(Nguồn số liệu: Phòng NS&QLTV)
Qua bảng 4.2 cho thấy số lượng lao động qua từng năm có sự biến động tăng đối với từng nhóm độ tuổi. Điều này cho thấy việc thu hút nguồn lao động được Công ty chú trọng và việc hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ dầu khí, nên rất cần nguồn lao động có kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cũng như sự phát triển của Công ty. Tỷ trọng đối với từng nhóm tuổi có xu hướng tăng nhiều vào nhóm lao động trẻ, đa số tuổi lao động của Công ty dưới 30 tuổi và từ 30 – 39 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao qua từng năm, như vậy cho thấy rằng Công ty có đội ngũ lao động tương đối trẻ, đều này phù hợp với tính chất công việc đặc trưng về ngành dịch vụ dầu khí có yếu tố nặng nhọc của Công ty, mặt khác còn thuận lợi cho việc đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, trình độ nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển trung và dài hạn mà Công ty đang tiến hành
Marine Bảng 4.3: Cơ cấu theo trình độ học vấn và sự phù hợp công việc STT Chức danh SL Trình độ Phù hợp công việc <12 TC-CĐ ĐH > ĐH Đúng ngành Khác 1 Công nhân 379 40 215 124 - 326 53 2 Nhân viên văn phòng 232 3 15 198 16 220 12 3 Kỹ sư, chuyên gia 179 - - 145 34 179 - 4 Lãnh đạo, quản lý 45 - - 33 12 45 - Tổng 835 43 230 500 62 770 65 Tỷ lệ % 100 5,14 27,54 59,88 7,42 92,21 7,78
(Nguồn số liệu: Phòng NS&QLTV)
Qua bảng 4.3 về tình hình lao động năm 2013 ta thấy được trình độ học vấn và sự phù hợp với công việc của lao động trong Công ty. Dựa vào tiêu chí này, chúng ta có thể đánh giá được trình độ chuyên môn, cũng như khả năng đào tạo, phát triển và bố trí công việc cho lao động.
Nhìn chung, đa phần lao động của Công ty chủ yếu là ở trình độ ở bậc Đại học chiếm tới 59,88%, đa số là nhân viên văn phòng và chuyên gia. Điều này là cho thấy nguồn lao động có trình độ khá cao do yêu cầu về nguồn nhân lực cao về trình độ cũng như về tay nghề kỹ thuật. Tỷ lệ lao động phổ thông cũng chiếm một tỷ lệ khá nhiều với 27,54% là trình độ trung cấp – cao đẳng, hầu hết lao động trong nhóm này là công nhân phục vụ trên các tàu và thi công ngoài công trường Công ty. Cũng chiếm một tỷ lệ nhỏ là nhóm trên đại học với 7,42%, đây là nguồn lao động chất lượng cao phục vụ cho việc quản lý Công ty và là các chuyên gia.
Mức độ phù hợp với công việc và ngành nghề đào tạo chiếm tỷ lệ cao với 92,21% được phân công phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo
tốt. Phát huy hết khả năng nghiệp vụ của người lao động, tạo tâm lý ổn định thoải mái cho họ nhằm đạt được năng suất lao động cao nhất.
4.2.3. Tiền lương và phúc lợi tại Công ty PTSC Marine
Xác định rõ người lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu, là điều kiện quyết định cho thành công của Công ty nên Ban lãnh đạo đã đặc biệt quan tâm thực hiện chế độ chính sách về lương và phúc lợi cho người lao động, giúp mọi người yên tâm và nỗ lực phấn đấu vì sự phát triển chung của Công ty, cũng như vì quyền lợi của chính người lao động. Tiền lương và phúc lợi trả cho người lao động trong Công ty dựa vào nguyên tắc phân phối theo lao động gắn với năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc. Giá trị cống hiến của người lao động cho Công ty được thể hiện ở lương chức danh công việc đảm nhận và chế độ tiền lương do Nhà nước quy định nhằm khuyến khích tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Bảng 4.4 cho thấy so sánh về thu nhập bình quân của CBCNV của PTSC Marine qua ba năm 2011 - 2013 so với các đơn vị thành viên trong Tổng Công ty.
Bảng 4.4: Thu nhập bình quân tháng của PTSC Marine và các Công ty trong ngành năm 2011 - 2013 Đvt: Triệu đồng STT Đơn vị 2011 2012 2013 TN Tỷ lệ TN Tỷ lệ TN Tỷ lệ 1 Công ty PTSC Marine 20,4 - 22,9 - 23,1 - 2 Công ty PPS 16,3 1,25 18,2 1,26 21,5 1,07 3 Công ty POS 15,7 1,30 17,3 1,32 20,6 1,12 4 Công ty M&C 13,4 1,52 15,8 1,45 18,9 1,22
5 Công ty Thanh Hóa 12,6 1,62 14,5 1,58 16,3 1,42
(Nguồn số liệu: Phòng NS&QLTV)
Qua ba năm cho thấy lương bình quân hàng tháng của người lao động tại PTSC Marine luôn ở mức cao hơn so với các Công ty thành viên trong cùng Tổng
của người lao động Việt Nam qua các năm như sau: 2011 là 1.300 USD, 2012 là 1.540 USD, 2013 là 1.960 USD. Qua đó ta thấy được rằng mức thu nhập bình quân của người lao động trong PTSC Marine cao hơn nhiều lần so với mặt bằng chung của người lao động cả nước. Đây là dấu hiệu cho thấy rằng Công ty là nơi hấp dẫn và người lao động được đảm bảo về mặt lương cũng như phúc lợi khi làm việc và có thể chi trả tốt cho cuộc sống.
Ngoài các loại bảo hiểm bắt buộc mà Nhà nước quy định để đảm bảo quyền lợi tối thiểu cho người lao động tại các cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp. Công ty còn thực hiện tốt chế độ nghỉ ngơi cho người lao động như hàng năm tổ chức cho người lao động đi nghỉ mát, đi du lịch,.. nhằm tạo điều kiện cho người lao động có thời gian nghỉ ngơi thoải mái sau những giờ làm việc, bên cạnh đó điều này cũng có tác dụng hiệu quả đến điều kiện làm việc, làm tăng năng suất lao động và được trợ cấp các chế độ sau:
- Trợ cấp 1.000.000 đồng cho người lao động nữ sinh con, người lao động nằm việc phải phẫu thuật.
- Mức trợ cấp không dưới 500.000 đồng cho các ngày lễ tết, người lao động kết hôn; con của người lao động kết hôn; Bố, mẹ (bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con của người lao động chết.
- Trợ cấp cho người lao động khi về hưu với mức: Cứ mỗi năm làm việc trong ngành Dầu khí (kể từ 03/09/1975) là 01 tháng tiền lương cơ bản.
- Trợ cấp cho gia đình người lao động chết với mức: Cứ mỗi năm làm việc trong ngành Dầu khí (kể từ 03/09/1975) là 01 tháng tiền lương cơ bản.
Ngoài ra, Công ty còn cấp các khoản chi phí khác phục vụ nhu cầu công việc cho người lao động như: tiền mua trang phục công sở, tiền trợ cấp xăng xe, điện thoại cho toàn bộ Khối văn phòng.
Công ty đã hỗ trợ nấu bữa ăn ca trưa cho lao động xa nhà, việc tổ chức ăn ca tập thể giúp người lao động tiết kiệm được thời gian, tái sức lao động, đảm bảo vệ sinh và cung cấp đủ dưỡng chất cho người lao động. Tổ chức bữa ăn tập thể còn tạo
giúp cho người lao động có tư tưởng thoải mái làm việc.
Công ty trích một phần kinh phí đưa vào nguồn quỹ phúc lợi hàng năm để thực hiện chế độ khen thưởng theo thi đua cho người lao động và trợ cấp cho những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, gặp bệnh hiểm nghèo, không còn đủ sức lao động, nhằm góp phần giúp cho người lao động yên tâm công tác lâu dài ở Công ty.
4.2.4. Chính sách đào tạo và thăng tiến tại Công ty PTSC Marine
Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ dầu khí luôn đòi hỏi PTSC Marine thực hiện nhằm xây dựng nguồn nhân lực cho Công ty đủ về số lượng và đảm bảo về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và phát triển của Công ty. Để đáp ứng được yêu cầu đó, PTSC Marine đã xây dựng chiến lược đầu tư nguồn nhân lực rất bài bản. Việc quản trị nguồn nhân lực được thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 nhằm phát huy tối đa nội lực, động viên sự năng động, sáng tạo và tinh thần khát khao cống hiến của mỗi lao động trong Công ty.
Bảng 4.5: Kinh phí đào tạo ba năm 2011 – 2013 tại PTSC Marine
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ %
Trong nước ( Đvt: người) 435 68,61% 492 69,19% 570 68,26%
Nước ngoài (Đvt: người) 85 13,40% 87 12,23% 55 06,58%
Kinh phí (Đvt: triệu đồng) 1.245 1.313 1.653
(Nguồn số liệu: Phòng NS&QLTV)
Qua bảng 4.5 ta thấy PTSC Marine đã đầu tư chi phí đào tạo cho người lao động tương đối cao và kinh phí đào tạo tăng qua các năm. Với tỷ lệ số lượng lao động được cử đi đào tạo luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động của toàn Công ty, cho thấy chính sách đào tạo được chú trọng. Và để động viên người lao động nỗ lực phấn đấu học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ, PTSC Marine đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện để mọi người tham gia học tập các lớp đào tạo chuyên ngành trong cả trong nước và ngoài nước. Ban lãnh đạo PTSC Marine đã quán triệt tới mỗi người lao động tinh thần học hỏi để tự hoàn thiện chuyên môn,
Song song với đào tạo thì chính sách về thăng tiến cũng được Công ty PTSC Marine có những quy định và quy trình cụ thể, tuy nhiên trong quá trình làm việc vẫn còn bộc lộ một số tồn tại thiếu sót như: Công tác quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ theo từng chức năng, vị trí công tác, đặc biệt là một số vị trí lãnh đạo chủ chốt chưa được PTSC Marine chú trọng đúng mức. Việc bổ nhiệm cán bộ quản lý trong nhiều trường hợp còn nặng nề về cơ cấu, tuổi tác, chưa mạnh dạn đề bạt và bổ nhiệm đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ có năng lực. Việc đánh giá xem xét làm cơ sở cho việc xem xét bổ nhiệm cán bộ quản lý còn bộc lộ sự chủ quan, chưa hợp lý, thiếu dân chủ và nhiều khi chỉ mang tính hình thức, trong nhiều trường hợp tình trạng nể nang, né tránh, không dám nói thẳng, nói thật, … còn khá phổ biến. Đây cũng là mặt hạn chế bên cạnh những mặt đạt được của Công ty PTSC Marine.
4.2.5. Đặc điểm môi trường làm việc của Công ty PTSC Marine
Ngành công nghiệp khai thác dầu khí là một ngành cần có vốn đầu tư ban đầu rất lớn, mức độ rủi ro trong kinh doanh cao, luôn luôn đòi phải được áp dụng các công nghệ và kỹ thuật tiến tiến nhất. Công ty PTSC Marine đã luôn ý thức được rằng, sản phẩm dịch vụ do mình cung cấp không chỉ dừng lại ở mức độ được khách hàng chấp nhận về giá cả mà còn làm cho khách hàng luôn luôn cảm thấy hài lòng và thỏa mãn với những dịch vụ gì mà mình đã cung cấp. Để có được các sản phẩm dịch vụ tốt, thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng, Công ty đã luôn luôn chú trọng đến chất lượng các yếu tố đầu vào của quá trình dịch vụ thực hiện cơ chế quản lý phù hợp nhất đó là: chất lượng nhân lực và phương tiện làm nên dịch vụ.
Tích hợp thành công và áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý của Công ty (QHSE) bao gồm: Hệ thống quản lý An toàn (ISM Code), Hệ thống quản lý Chất lượng (ISO 9001: 2008) và Hệ thống quản lý Môi trường (ISO 14001: 2004) vào sản xuất kinh doanh, giảm thiểu tối đa các yếu tố rủi ro, đảm bảo an toàn về con người và tài sản của Công ty để đáp ứng tiêu chuẩn và yêu cầu của khách hàng. Về cơ sở vật chất, Công ty PTSC Marine đang thực hiện đầu tư mua và đóng thêm các con tàu chuyên dụng mới, nâng cấp các tàu hiện có, mở rộng và xây dựng các căn
thông tin liên lạc định vị toàn cầu giữa tàu và bờ 24/24: máy thu định vị vệ tinh, điện thoại, fax vệ tinh, hệ thống điều khiển tàu tự động, hệ thống dẫn đường tự động đồ giải tránh va chạm trên biển cho các tàu, hệ thống tự động khác, các thiết bị chuyên dụng khác nhằm đảm bảo luôn sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng trong thời gian nhanh nhất và đạt hiệu quả cao nhất. Cùng thời gian với vai trò, khả năng đóng góp và công nghệ của mình, Công ty PTSC Marine đã có uy tín cao tại Việt Nam cũng như trong khu vực, luôn là địa chỉ đầu tiên khách hàng nghĩ đến khi có nhu cầu.
4.3. Quá trình thu thập dữ liệu 4.3.1. Mô tả mẫu 4.3.1. Mô tả mẫu
Theo Hair et al (1998), để phân tích nhân tố khám phá (EFA) tốt nhất là 5 mẫu trên một biến quan sát. Bên cạnh đó, Tabachnick & Fidel (1996) cho rằng để phân tích hồi quy tốt nhất thì cỡ mẫu phải bảo đảm theo công thức: (n >= 8 x m + 50). Trong đó: n là cỡ mẫu và m là số biến độc lập của mô hình.
Bảng câu hỏi được thiết kế gồm 24 biến quan sát về các vấn đề liên quan đến các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người lao động và 04 biến đánh giá về sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine. Nên số lượng mẫu đề suất là:
- Cỡ mẫu cần cho nghiên cứu nhân tố khám phá là : 24 x 5 = 120 mẫu. - Cỡ mẫu cần cho nghiên cứu hồi quy là : 4 x 8+50 = 82 mẫu.
Số phiếu phát ra nhằm thu thập dữ liệu định lượng là 350 phiếu, tổng số phiếu thu về là 330 phiếu. Sau khi đã loại trừ các phiếu không đạt yêu cầu do thiếu thông tin, đánh giá không đúng với hướng dẫn, còn lại 325 phiếu lớn hơn 168 mẫu tiêu chuẩn đề xuất cho nghiên cứu. Thỏa các điều kiện về cỡ mẫu nghiên cứu và đủ tiêu chuẩn cho việc mã hóa và phân tích.
Bảng 4.6: Thông tin về mẫu điều tra Phân loại Số lượng Tỷ lệ % Giới tính: Nam. 284 87,4 Nữ. 41 12,6 Độ tuổi: Dưới 30 tuổi. 135 41,5 Từ 30 – 39 tuổi. 94 28,9 Từ 40 – 49 tuổi. 59 18,2 Trên 50 tuổi. 37 11,4 Trình độ: Dưới 12. 21 6,5 Trung cấp, cao đẳng. 89 27,4 Đại học. 185 56,9 Trên đại học. 30 09,2 Vị trí công tác: Lao động phổ thông. 68 20,9
Nhân viên văn phòng. 104 32,0
Kỹ sư, chuyên gia. 133 40,9
Ban quản trị. 20 06,2 Thu nhập bình quân tháng: Dưới 10 triệu. 32 9,8 Từ 10 – 20 triệu. 117 36,0 Từ 20 – 30 triệu. 136 41,8 Trên 30 triệu đồng. 40 12,3
Trong tổng số 325 mẫu phiếu điều tra hợp lệ về sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine thì có 284 lao động là nam chiếm 87,4 % và 41 lao động là nữ chiếm 12,6 %, điều này cho thấy có sự chênh lệch lớn về giới tính giữa lao động làm việc tại Công ty và điều đó phù hợp với đặc trưng của một Công ty chuyên cung cấp về các dịch vụ dầu khí có tính chất công việc mang tính kỹ thuật và nặng nhọc.
Độ tuổi
Về nhóm tuổi của người lao động được điều tra tập trung từ dưới 30 tuổi gồm 135 người chiếm tới 41,5 % và từ 30 - 39 tuổi gồm 94 người chiếm 28,9 %. Số lao động còn lại từ 40 - 49 tuổi gồm 59 người, chiếm 18,2 % và lao động trên 50 tuổi gồm 37 người chiếm 11,4 %. Đa số lao động làm việc tại PTSC Marine đều nằm trong độ tuổi trẻ và có sự cống hiến cũng như sáng tạo cao trong công việc, đồng thời thể hiện sự hiểu biết và nhận thức cao. Đây là điều mà Công ty đang hướng tới nhằm xây dựng một đội ngũ trẻ với tay nghề cao, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và cạnh tranh khốc liệt hiện nay.