V- Cán bộ hướng dẫ n: TS BẢO TRUNG
2.4. Cơ sở hình thành và các yếu tố tác động đến sự hài lòng người lao động
Trên cơ sở lý thuyết, cộng với các mô hình nghiên cứu sự hài lòng của người lao động và theo tình hình thực tế. Tác giả đề xuất mô hình dựa trên tính kế thừa và phát triển trong việc sử dụng kết hợp và chọn lọc một số cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thang đo yếu tố của các nhà nghiên cứu khoa học đi trước. Nội dung các yếu tố phải phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu của đề tài. Qua đó xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất đánh giá sự hài lòng của người lao động tại Công ty PTSC Marine phù hợp với đặc thù nghiên cứu.
Bảng 2.3: Cơ sở hình thành các yếu tố tác động đến sự hài lòng người lao động
TT Yếu tố Học thuyết
1 Đặc điểm công việc
Yếu tố động viên (Herberg); nhu cầu an toàn (Maslow); nhu cầu phát triển (Alderfert); nhu cầu thành tựu (McClelland); yếu tố đầu vào (Adam).
2 Tiền lương và phúc lợi
Yếu tố duy trì (Herberg); nhu cầu sinh học (Maslow); nhu cầu tồn tại (Alderfert); hấp lực đối với phần thưởng (Vroom); yếu tố đầu ra (Adam).
3 Mối quan hệ nơi làm việc
Yếu tố duy trì (Herberg); nhu cầu xã hội (Maslow); nhu cầu giao tiếp (Alderfert); nhu cầu liên minh (McClelland); yếu tố đầu ra (Adam).
4 Đào tạo và thăng tiến
Yếu tố động viên (Herberg); nhu cầu tôn trọng (Maslow); nhu cầu phát triển (Alderfert); kỳ vọng từ nổ lực làm việc (Vroom); nhu cầu quyền lực (McClelland).
5 Môi trường làm việc
Yếu tố duy trì (Herberg); phương tiện hỗ trợ làm việc (Vroom); yếu tố đầu vào (Adam); đặc tính của ngành dịch vụ dầu khí.
2.4.2.1. Đặc điểm công việc
Đặc điểm công việc là công việc trong một tổ chức mà người lao động chịu trách nhiệm thực hiện, bao gồm các yếu tố, tính chất của công việc mà những yếu tố này tác động đến kết quả làm việc của người lao động. Nhằm tạo ra cho người lao động một định hướng làm việc tích cực, vì thế bản chất mỗi công việc phải được phân công phù hợp với từng đối tượng có đủ năng lực và trình độ để đảm bảo khả năng thực hiện công việc một cách tốt nhất, có thể làm việc mà không tạo sự nhàm chán khi làm việc. Người lao động có xu hướng thích làm những công việc tạo cho họ cơ hội sử dụng những kỹ năng, năng lực, sự tự chủ, công việc đòi hỏi sự thông minh ở mức độ khó và mang tính thách thức… sẽ làm hài lòng người lao động.
2.4.2.2. Tiền lương và phúc lợi
Tiền lương và phúc lợi là tập hợp tất cả các khoản chi trả, bao gồm các khoản lương bổng và các phúc lợi và khoản đãi ngộ mà tổ chức dành để chi trả cho người lao động của mình. Bao gồm hai thành phần là vật chất và phi vật chất. Yếu tố này còn liên quan đến cảm nhận của người lao động về tính công bằng trong trả lương và phúc lợi. Tiền lương và phúc lợi là các yếu tố cơ bản để khuyến khích người lao động làm việc, và nếu được chi trả xứng đáng và hợp lý thì nó sẽ là một trong những yếu tố tạo nên sự hài lòng của người lao động.
2.4.2.3. Mối quan hệ nơi làm việc
Mối quan hệ nơi làm việc là những cảm nhận liên quan đến hành vi, sự phối hợp và giúp đỡ nhau trong công việc. Trong một tổ chức, mối quan hệ này bao gồm quan hệ giữa người lao động và người lao động, quan hệ giữa lãnh đạo và người lao động. Mối quan hệ này phụ thuộc vào quy mô và cơ cấu của tổ chức. Tổ chức có quy mô nhỏ thì các mối quan hệ sẽ đơn giản. Nhưng tổ chức có quy mô lớn thì các mối quan hệ sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Nếu các mối quan hệ này tạo ra một bầu không khí làm việc ấm áp, thân thiện thì các cá nhân trong tổ chức càng gắn bó thân thiết, mọi người có thể chia sẻ, hợp tác với nhau trong công việc. Đây cũng là một cách thức mang lại tinh thần làm việc cho người lao động. Quan hệ trong tổ
hơn.
2.4.2.4. Đào tạo và thăng tiến
Đào tạo và thăng tiến là những gì liên quan đến nhận thức của người lao động về đào tạo, phát triển các năng lực cá nhân và cơ hội thăng tiến trong tổ chức. Người lao động mong muốn được biết những thông tin về điều kiện, cơ hội, chính sách thăng tiến của tổ chức, cơ hội được đào tạo và phát triển những kỹ năng cần thiết, định hướng nghề nghiệp cho họ. Thêm vào đó, đào tạo và phát triển được thiết kế để giúp đỡ, hỗ trợ người lao động tiếp tục có những đóng góp tích cực cho tổ chức. Đào tạo giúp đỡ người lao động hoàn thành công việc hiện tại tốt hơn, thăng tiến chuẩn bị cho tương lai.
2.4.2.5. Môi trường làm việc
Môi trường làm việc luôn được người lao động quan tâm bởi vì môi trường làm việc liên quan tới sự thuận tiện cá nhân song đồng thời nó cũng là yếu tố giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Người lao động không thích những môi trường làm việc nguy hiểm, bất lợi và không thuận tiện. Nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn và các yếu tố môi trường khác phải phù hợp. Hơn nữa, nhiều lao động thích làm việc gần nhà, tinh thần, giờ giấc làm việc, với các phương tiện làm việc sạch sẽ, hiện đại và với các trang thiết bị phù hợp. Đặc biệt là môi trường làm việc đặc trưng của ngành dầu khí, là ngành đòi hỏi công nghệ cao, môi trường làm việc chuyên nghiệp và máy móc công nghệ cao phục vụ cho người lao động. Là đơn vị cung cấp toàn bộ tàu dịch vụ dầu khí đa năng cho các Công ty dầu khí trong và ngoài nước thì điều này càng trở nên cần thiết cho người lao động khi làm việc tại Công ty PTSC Marine.
2.5. Các giả thuyết nghiên cứu
Các tác động đến sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine được hình thành sẽ đóng vai trò biến độc lập trong mô hình. Nhận định về sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine đóng vai trò là biến phụ thuộc. Giả thiết của các nhân tố tác động được đề xuất như sau:
H1: Có mối quan hệ tích cực giữa mối quan hệ nơi làm việc với sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine.
H2: Có mối quan hệ tích cực giữa đặc điểm công việc với sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine.
H3: Có mối quan hệ tích cực giữa môi trường làm việc với sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine.
H4: Có mối quan hệ tích cực giữa đào tạo và thăng tiến với sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine.
H5: Có mối quan hệ tích cực giữa tiền lương và phúc lợi với sự hài lòng của người lao động tại PTSC Marine.
2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Xuyên suốt toàn bộ cơ sở lý thuyết liên quan đến sự hài lòng của người lao động, các mô hình của các tác giả. Mô hình “Đo lường sự hài lòng của người lao
động tại Công ty Tàu Dịch Vụ Dầu Khí PTSC Marine” được đề xuất như sau:
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Đặc điểm công việc
Đào tạo và thăng tiến Mối quan hệ nơi làm việc
Tiền lương và phúc lợi
Sự hài lòng
Tóm tắt chương 2
Trong chương 2 luận văn đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên quan đến người lao động, sự hài lòng của người lao động. Nội dung chính của chương 2 cũng nêu ra các học thuyết liên quan đến sự hài lòng của người lao động. Dựa trên các học thuyết đó, cộng với các mô hình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, làm căn cứ đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất cho luận văn. Cụ thể các yếu tố được sử dụng trong mô hình này là: đặc điểm công việc; tiền lương và phúc lợi; mối quan hệ nơi làm việc; đào tạo và thăng tiến; và môi trường làm việc. Từ mô hình nghiên cứu đề xuất là căn cứ cho nghiên cứu định tính và định lượng phục vụ cho việc đánh giá và lượng hóa nhằm tìm ra các yếu tố tác động đến sự hài lòng tại Công ty PTSC Marine theo đánh giá của người lao động.
3.1. Quy trình nghiên cứu 3.1.1. Xác định thông tin 3.1.1. Xác định thông tin
Đánh giá của người lao động về các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người lao động tại Công ty PTSC Marine.
Những nhân yếu tố thể hiện, đo lường các thành phần giá trị nói trên. Đánh giá, cho điểm sự hài lòng của người lao động đối với từng yếu tố.
Mối quan hệ giữa các yếu tố thành phần với đánh giá chung về sự hài lòng của người lao động. Các yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào, tác động ra sao đối với sự hài lòng của người lao động tại Công ty PTSC Marine.
3.1.2. Nguồn dữ liệu
Số liệu được sử dụng trong đề tài chủ yếu là nguồn thông tin thứ cấp từ Phòng NS&QLTV của Công ty PTSC Marine và các nguồn thông tin bên ngoài khác. Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc điều tra người lao động thông qua bảng hỏi điều tra, để có được các ý kiến về các vấn đề liên quan đến các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người lao động tại Công ty PTSC Marine, phù hợp với yêu cầu mà luận văn đặt ra.
3.1.3. Kỹ thuật nghiên cứu
Nghiên cứu này thông qua hai bước chính.
Nghiên cứu định tính thực hiện thông qua phương pháp thăm dò, hỏi ý kiến 10 – 20 người lao động và tham khảo ý kiến của chuyên gia để điều chỉnh thang đo trên cơ sở thang đo lý thuyết nhằm tìm ra những vấn đề liên quan cũng như khám phá các yếu tố người lao động quan tâm nhất khi đánh giá sự hài lòng tại Công ty PTSC Marine
Sau đó, tiến hành nghiên cứu định lượng, điều tra người lao động dựa trên bảng câu hỏi trực tiếp phỏng vấn hoặc theo cách gián tiếp. Số liệu thu thập được qua quá trình điều tra sẽ tiến hành quy trình nghiên cứu như đã đề cập ở trên. Toàn bộ quy trình nghiên cứu được trình bày như hình 3.1.
Đề tài sử dụng công cụ bảng hỏi để thu thập số liệu. Có hai loại bảng câu hỏi dùng để nghiên cứu đó là bảng câu hỏi mở dùng trong nghiên cứu định tính và bảng câu hỏi có sẵn câu trả lời dùng trong nghiên cứu định lượng.
Trong quá trình tiến hành kiểm định mô hình lý thuyết, từ các thông tin thu thập được, quá trình phân tích dữ liệu được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Kiểm tra độ tin cậy từng thành phần thang đo, xem xét mức độ tin cậy của các biến quan sát thông qua hệ số Cronbach’s Alpha để loại các biến rác trước. Những biến có tương quan biến tổng (Item Total Corelation) nhỏ hơn 0.3 được xem là biến rác và bị loại ra khỏi mô hình. Thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6.
- Bước 2: Từ kết quả điều tra, dữ liệu được đưa vào phân tích thành phần chính thông qua đó loại bỏ đi những biến không quan trọng và xác định được cấu trúc của những yếu tố cơ bản trong chất lượng dịch vụ thông tin di động. Kết quả của bước này cho phép xác định những trị số tương ứng của các biến tổng hợp (yếu tố) để sử dụng trong bước phân tích tiếp theo. Phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu ở đây là phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Tất cả các biến trừ các biến bị loại qua phương pháp hệ số Cronbach’s Alpha sẽ được đưa vào phân tích nhân tố bằng phương pháp Component Principle và phép quay Varimax. Thang đo được chấp nhận khi giá trị hệ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) lớn hơn hoặc bằng 0,5 và nhân tố trích được có Eigenvalue lớn hơn 1. Kết quả xử lý như sau: các biến có trọng số yếu tố nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. Sau đó, phân tích nhân tố được lặp lại cho đến khi thỏa mãn các yêu cầu trên với phương sai trích tốt nhất, yêu cầu phương sai trích lập lớn hơn 50%.
- Bước 3: Các biến tổng hợp được xác định ở bước trên được sử dụng làm các biến độc lập và cùng với một biến phụ thuộc từ số liệu điều tra được đưa vào phân tích hồi quy vận dụng phân tích tương quan để xem xét mối tương quan tuyến tính giữa các biến tổng hợp được đánh giá trích xuất ra tác động đến sự hài lòng của người lao động tại Công ty PTSC Marine. Sau đó kiểm định Independence-Samples
và biến phụ thuộc. Mục tiêu của phân tích này là xác định ảnh hưởng của hai yếu tố độc lập đến kết quả của đề tài. Cuối cùng tiến hành kiểm định mô hình theo các biến phân loại về đặc trưng cá nhân bằng phân tích phương sai ANOVA với mức ý nghĩa α bằng 0,05, cụ thể là biến phân loại theo các đặc điểm về người lao động.
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết liên quan
Đề xuất mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu định tính Mô hình và thang đo hiệu chỉnh
Nghiên cứu định lượng
Thống kê mô tả
Đánh giá thang đo Mô hình và thang đo phù hợp
Kiểm định mô hình
3.2. Thiết kế nghiên cứu 3.2.1. Nghiên cứu định tính 3.2.1. Nghiên cứu định tính
Mục đích của nghiên cứu định tính là khám phá các yếu tố có khả năng tác động vào suy nghĩ, đánh giá của người lao động, tác động đến sự hài lòng của người lao động tại Công ty PTSC Marine.
Tham khảo dữ liệu thu thập thông qua phương pháp thảo luận nhóm để tìm hiểu, khám phá các yếu tố có thể tác động đến sự hài lòng của người lao động tại Công ty PTSC Marine.
Thiết kế bảng hỏi thảo luận nhằm thăm dò ý kiến của người lao động gồm: - Phần một giới thiệu mục đích nghiên cứu.
- Phần hai gồm các câu hỏi mở nhằm thu thập càng nhiều ý kiến càng tốt, làm cơ sở cho phần thảo luận.
- Phần ba gồm thông tin cá nhân người được phỏng vấn.
Sau khi đã chọn được đối tượng tham gia phỏng vấn gồm 15 lao động, tiếp theo là trình bày ngắn gọn nội dung nghiên cứu, giải thích bảng câu hỏi và hướng dẫn người lao động cách trả lời. Thu hồi các câu trả lời, tổng hợp kết quả và rút ra những ý kiến chung, khám phá các yếu tố có tác động đến sự hài lòng của người lao động tại Công ty PTSC Marine, nhằm phục vụ nghiên cứu định lượng. Nhìn chung, người lao động quan tâm đến các yếu tố như đặc điểm công việc; tiền lương và phúc lợi; mối quan hệ đồng nghiệp; đào tạo và thăng tiến; môi trường làm việc; mối quan hệ với cấp trên như mô hình nghiên cứu đã đề xuất đưa ra.
Áp dụng phương pháp chuyên gia, kết hợp với phần thảo luận nhóm. Sau khi xem xét, loại trừ và điều chỉnh một số biến quan sát của từng yếu tố để đi đến mục tiêu cuối cùng là tập hợp được các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người lao động tại Công ty PTSC Marine, nội dung của từng yếu tố được trình bày trong nghiên cứu định lượng tiếp theo.
3.2.2. Nghiên cứu định lượng
Dựa vào kết quả thu được từ nghiên cứu định tính, ta thiết kế bảng câu hỏi định lượng, tiến hành đo lường mức độ tác động của các yếu tố.
3.2.2.1. Kết cấu trong bảng câu hỏi nghiên cứu
- Phần 1 gồm phần chào hỏi, giới thiệu về đề tài nghiên cứu.
- Phần 2 gồm phần câu hỏi khảo sát bao gồm năm yếu tố độc lập tác động và một yếu tố phụ thuộc đánh giá sự hài lòng của người lao động là tập hợp các câu hỏi trọng tâm, sử dụng thang đo liker 5 điểm nhằm mục tiêu phân tích các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người lao động tại Công ty PTSC Marine.
- Phần 3 gồm phần câu hỏi về thông tin của người được phỏng vấn, những thông tin này được sử dụng làm tiêu chí phân loại và so sánh sự khác biệt giữa các