Quản lý đội ngũ giảng viên với hoạt động giảng dạy

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ở Trung tâm đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam (Trang 62)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.3.Quản lý đội ngũ giảng viên với hoạt động giảng dạy

Trung tâm cũng đã xây dựng và ban hành quy định về tuyển chọn, quy hoạch và phát triển đội ngũ giáo viên. Trung tâm đã lập hồ sơ theo dõi từng giáo viên và phân loại đối tượng để bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho các giáo viên. Trung tâm đang có kế hoạch trong 5 năm tới sẽ gửi một số cán bộ đi học để về đảm nhiệm một số môn học mà hiện trung tâm đang phải hợp đồng thỉnh giảng bên ngoài.

Trung tâm cũng có chế độ đãi ngộ với các giáo viên kiêm nhiệm, thu hút được đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm tham gia công tác giảng dạy nhiệt tình, tự nguyện có trách nhiệm với công việc và có lương tâm với nghề nghiệp tuy nhiên chế độ đãi ngộ vẫn chưa theo kịp với trượt giá thị trường và đây cũng là điểm đáng quan tâm để Trung tâm tham mưu với lãnh đạo Công ty xây dựng lại chế độ thu hút giáo viên động viên khích lệ tinh thần cho đội ngũ giáo viên.

Trung tâm đào tạo mới thành lập được ba năm với chức năng đào tạo nghề lái xe tra nạp, thợ bơm hóa nghiệm và kỹ năng nghiệp vụ cho CB-CNV trong Công ty XDHK nên chỉ bó hẹp trong ngành Hàng không. Công tác phát triển đội ngũ giáo viên còn thực hiện theo kinh nghiệm, chưa có tính khoa học cao.

+Quản lý khâu soạn bài của giáo viên: Trung tâm phổ biến đến từng giáo viên yêu cầu tất cả các giáo viên tham gia giảng dạy đều phải chuẩn bị giáo án, bài giảng và gửi về Trung tâm đào tạo trước 15 ngày để trình Hội đồng thẩm định giáo trình, giáo án, bài giảng xem xét phê duyệt.

+ Quản lý khâu giảng bài trên lớp: Trung tâm cử cán bộ phụ trách đào tạo theo dõi các giờ giảng của giáo viên vì vậy việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên chưa thật sự chính xác.

+ Đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên: Trung tâm chỉ đánh giá thông qua cán bộ phụ trách đào tạo và thông qua phiếu đánh giá của các học viên sau các khóa học.

Qua đó ta thấy cách quản lý giáo viên với hoạt động giảng dạy của Trung tâm chưa thật sự khoa học và hiệu quả chính vì vậy chưa phát huy hết được khả năng và trí tuệ của các giáo viên.

Mặt mạnh: Trung tâm có đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm dày dạn kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ, có nhiệt huyết với công việc, có lương tâm có trách nhiệm với nghề nghiệp, 100% giáo viên có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Trung tâm cũng đã quan tâm đến việc xây dựng, quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên, có chế độ đãi ngộ tốt thu hút được các cán bộ tham gia làm công tác giáo viên kiêm nhiệm.Đội ngũ giáo viên có đủ về số lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu đào tạo.

Mặt hạn chế: Bên cạnh những điểm mạnh của công tác quản lý đội ngũ giáo viên còn những hạn chế như: Trung tâm chưa chọn được đối tác đào tạo kỹ năng giảng cho giáo viên đáp ứng nhu cầu thực tế mà tình trạng chung của xã hội Việt Nam hiện nay là đào tạo chạy theo số lượng và thành tích, lý thuyết suông chưa coi trọng thực hành. Các giáo viên tuy được đào tạo 100% có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nhưng thời gian của khóa học là quá ngắn. Việc quản lý các giáo viên với hoạt động giảng dạy Trung tâm vẫn chưa có phương án tối ưu mà chỉ quản lý giáo viên thông qua việc cử cán bộ phụ trách lớp học theo dõi hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học viên và sau khóa học tổng kết rút kinh nghiệm. Các giáo viên không sinh hoạt tổ chuyên môn, không có dự giờ, rút kinh nghiệm sau các buổi học hoặc khóa học mà chỉ thông qua phiếu đánh giá cuối khóa học và ý kiến của học viên phản ánh với cán bộ phụ trách lớp.

Việc tuyển chọn đội ngũ giáo viên có tay nghề đáp ứng được nhu cầu thực tế của Công ty là rất khó khăn, do hiện nay ở Việt Nam chưa có cơ sở giáo dục nào có thể đào tạo các giáo viên phụ trách các môn học này, mà chỉ có thể tuyển dụng các kỹ sư, chuyên viên cao cấp rồi về đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho họ.

Do vậy, Trung tâm muốn phát triển và mở rộng quy mô, muốn khẳng định chất lượng và vị thế của mình thì phải xây dựng, quy hoạch được một đội ngũ giáo viên chuyên trách, thay đổi tư duy về cách quản lý giáo viên. Vì có như vậy các giáo viên này mới có thời gian tập trung vào nghiên cứu soạn thảo giáo án, giáo trình, bài giảng một cách khoa học và hiệu quả hơn, hơn nữa Trung tâm sẽ chủ động được việc phân bổ thời gian giảng dạy và tổ chức lớp học hợp lý theo kế hoạch năm và ít tốn kém kinh phí nhất.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ở Trung tâm đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam (Trang 62)