Tiểu kết chương 1

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ở Trung tâm đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam (Trang 39)

8. Cấu trúc luận văn

1.6 Tiểu kết chương 1

Chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung và chất lượng đào tạo nghề lái xe tra nạp và thợ tra nạp nhiên liệu hàng không nói riêng chịu tác động bởi nhiều yếu tố về mặt khách quan và mặt chủ quan. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng quá trình đào tạo nghề trong một nhà trường hay một cơ sở đào tạo nghề.

Quản lý quá trình đào tạo hay quản lý hoạt động đào tạo nghề hướng tới chất lượng thực chất là quản lý các yếu tố: Mục tiêu đào tạo nghề, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, hoạt động dạy - học nghề, sự đáp ứng của cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, môi trường đào tạo nghề, sự phù hợp của kiểm tra, đánh giá, tổ chức bộ máy đào tạo nghề,…Trong quá trình quản lý công tác đào tạo nghề các yếu tố trên luôn luôn vận động và tác động qua lại lẫn nhau làm nảy sinh những tình huống quản lý. Do vậy, nhà quản lý phải thường xuyên theo dõi, đánh giá, xử lí các sai lệch để kịp thời điều chỉnh nhằm làm cho công tác giáo dục, đào tạo và nhà trường hay cơ sở đào tạo nghề phát triển liên tục.

Nếu hạn chế được tối đa các yếu tố bất lợi, tiêu cực và phát huy được những yếu tố tích cực, có lợi thì quá trình đào tạo nghề trong nhà trường, trong cơ sở đào tạo nghề sẽ phát huy tối đa hiệu quả góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo nghề.

Đào tạo nghề lái xe tra nạp và thợ tra nạp nhiên liệu cho tàu bay là một lĩnh vực đào tạo mới, hiện nay ở Việt nam chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này do đó nó đòi hỏi người quản lý đào tạo phải am hiểu thực tiễn, phải thường xuyên theo dõi đánh giá để nâng cao chất lượng đào tạo. Việc quản lý đào tạo nghề lái xe tra nạp, thợ tra nạp nhiên liệu cho tàu bay đòi hỏi người quản lý đào tạo phải dành nhiều thời gian nghiên cứu, và theo dõi quy trình hoạt động của các nhân viên tra nạp nhiên liệu cho tàu bay thì mới có thể có cách nhìn tổng thể, nắm bắt nhu cầu thực tế để xác định nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá một cách chính xác để nâng cao chất lượng đào tạo.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG 2.1. Tổng quan về Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam

2.1.1. Tổng quan về Công ty Xăng dầu hàng không Việt Nam

Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam (viết tắt là Công ty XDHK) là một doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhiên liệu Hàng không và các sản phẩm xăng dầu khác. Hiện nay Công ty đang trong quá trình không ngừng đổi mới tổ chức bộ máy và hoàn thiện các chính sách và chiến lược để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Công ty là một trong 20 đơn vị hạch toán độc lập nằm trong khối kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Tổng công ty HKVN được tổ chức thành các khối trực thuộc do Cục Hàng không dân dụng Việt Nam quản lý về mặt Nhà nước, bao gồm : Khối hoạt động sự nghiệp, khối hoạt động sự nghiệp kinh tế, khối hoạt động kinh doanh). Công ty được thành lập theo quyết định số 768/QĐ- TCCB LĐ ngày 22/04/1993 của Bộ giao thông vận tải (trên cơ sở Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ của Bộ trưởng giao trưởng nay là Thủ tướng chính phủ).

Ngày 19/7/2010, Công ty Xăng dầu Hàng không chính thức đổi thành Công ty TNHH Một thành viên Xăng dầu Hàng không Việt nam.

Cùng với sự phát triển theo chiều hướng đi lên, số vốn điều lệ của Công ty đã lên tới 600 tỷ đồng với hơn 1400 nhân viên. Sự phát triển ngày càng lớn mạnh của Công ty đã tạo được uy tín lớn với các khách hàng là các Hãng Hàng Không trong nước và quốc tế, được đối tác tin cậy trong kinh doanh. Đối với Tổng công ty Hàng không Việt nam, Công ty XDHK luôn là một đơn vị kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Cùng với sự phát triển sản xuất kinh doanh, công tác quản lý của công ty ngày càng được cải tiến và có hiệu quả. Hiện nay, công ty đã được cấp chứng nhận quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008. Điều này càng đem lại uy tín lớn mạnh cho Công ty, tạo đà phát triển cho Công ty trong thời gian tới.

Công ty Xăng dầu hàng không Việt nam có tổng số cán bộ công nhân viên là 1.427 người bao gồm công nhân chính thức và công nhân hợp đồng, cụ thể:

- Khối sản xuất kinh doanh là 1.087 người, trong đó:

+ Xí nghiệp xăng dầu hàng không Miền Bắc: 260 người. + Xí nghiệp xăng dầu Miền Trung: 238 người.

+ Xí nghiệp xăng dầu Miền Nam: 276 người. + Xí nghiệp vận tải xăng dầu hàng không: 227 người. + Các cửa hàng bán lẻ: 252 người.

- Khối cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ là 171 người.

Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty gồm: Ban Giám đốc (Tổng giám đốc và 02 Phó Tổng giám đốc), khối sản xuất kinh doanh, khối cán bộ quản lý, kỹ thuật gồm 09 phòng ban.

Từ khi mới thành lập Công ty, năm 1993, số nhân viên trong Công ty là 157 người, con số này đã tăng lên rõ rệt qua các năm. Trong gần 20 năm phát triển và đổi mới, lực lượng lao động của Công ty tính đến 01/04/2012 là 1.427 người.

2.1.2. Khái quát về Trung tâm đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viênhàng không hàng không

2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ cuả Trung tâm đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ

nhân viên hàng không:

Trung tâm đào tạo, huấn luyện nhân viên hàng không được thành lập theo quyết định số: 101/QĐ-XDHK ngày 25 tháng 2 năm 2010 của Tổng giám đốc Công ty XDHK và thông qua Nghị Quyết số: 562-NQ/TVĐU của Ban Thường vụ Đảng ủy Công ty XDHK. Trung tâm được cấp Giấy phép hoạt động số: 3855/QĐ-CHK ngày 29/10/2010 của Cục Trưởng Cục Hàng không Việt Nam. Trung tâm đào tạo có chức năng nhiệm vụ như sau:

- Chức năng:

Trung tâm đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không có chức năng trực tiếp quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện thống nhất nghiệp vụ đào tạo, huấn luyện nhân viên hàng không trong toàn Công ty XDHK.

Cung cấp dịch vụ đào tạo nghề và các dịch vụ có liên quan đến lĩnh vực đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài ngành trong phạm vi, quyền hạn được Công ty Xăng dầu Hàng không cho phép.

- Nhiệm vụ:

Căn cứ định hướng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đào tạo của Công ty XDHK trong từng thời kỳ, xây dựng kế hoạch mở các khóa đào tạo nghiệp vụ nhân viên hàng không.

Trực tiếp tổ chức và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Công ty triển khai các khóa đào tạo, đào tạo mới, đào tạo định kỳ, đào tạo cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng, phổ biến nghiệp vụ nhân viên hàng không theo nội dung chương trình đào tạo được Cục hàng không Việt Nam phê duyệt.

Xây dựng quy định về quản lý đào tạo CB-CNV trong toàn Công ty trình Tổng Giám đốc Công ty phê duyệt.

Lập kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, đào tạo định kỳ, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho người lao động trong toàn Công ty trình Tổng Giám đốc Công ty phê duyệt.

Lập kế hoạch đào tạo ngắn hạn, dài hạn, đào tạo trong và ngoài nước báo cáo cấp trên phê duyệt (trong kế hoạch chung của Công ty trình cấp trên phê duyệt).

Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, giáo viên kiêm chức, chuyên gia thỉnh giảng, cộng tác viên trong và ngoài ngành phục vụ công tác đào tạo nghề, đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không của Công ty XDHK.

Xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không với các đơn vị trong và ngoài ngành theo quy định của công ty XDHK.

Theo dõi việc mở lớp đào tạo, huấn luyện tại các đơn vị thành viên trong toàn Công ty và theo dõi việc cử cán bộ đi học các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn trong nước và ngoài nước.

viên hàng không.

- Trưởng Trung tâm: 01 người - Các nhân viên:

+ Chuyên viên Quản lý đào tạo: 06 người

+ Chuyên viên Quản lý Giáo viên, chương trình, giáo trình đào tạo: 02 người + Nhân viên thư viện và quản lý hồ sơ đào tạo: 03 người

+ Đội ngũ Giáo viên: 76 giáo viên

2.2. Thực trạng hoạt động đào tạo ở Trung tâm đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không

2.2.1. Mục tiêu đào tạo của Trung tâm.

Mục tiêu đào tạo nhằm trang bị cho người học kiến thức chuyên môn về xăng dầu hàng không và năng lực thực hành các công việc của nghề lái xe tra nạp và vận hành hệ thống tra nạp, có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc tại Công ty XDHK, ổn định và được tiếp tục bồi dưỡng nâng cao tay nghề.

- Về giáo dục chính trị và đạo đức nghề nghiệp: mục tiêu giáo dục cho học viên tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Kiên định xây dựng đường lối kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Giữ vững độc lập dân tộc. Trung thành với lí luận chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phát huy và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Hăng hái tham gia hội nhập nắm vững pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế nói chung và luật hàng không Việt Nam và Quốc tế nói riêng. Có ý thức tổ chức kỷ kuật trong lao động và nghề nghiệp, làm chủ bản thân và gia đình.

- Về kiến thức văn hoá: có trình độ văn hoá phù hợp với nghề đào tạo đủ khả năng tiếp thu kiến thức chuyên môn, kiến thức pháp luật về hàng không và phát triển nghề nghiệp.

- Về kỹ năng tay nghề: có đủ kiến thức cần thiết và kỹ năng trong nghề được đào tạo, thực hiện thành thạo các thao tác tra nạp nhiên liệu cho tàu bay để làm chủ trang thiết bị kỹ thuật khi kết thúc khóa học, ở các Doanh nghiệp, đơn vị sản xuất. Có tư duy kỹ thuật trong từng giai đoạn và thị trường lao động.

- Về thái độ nghề nghiệp: biết vận dụng kiến thức và kỹ năng nghề lái xe tra nạp và thợ tra nạp nhiên liệu cho tàu bay để sử dụng vật tư, vật liệu tiết kiệm. Đảm bảo làm việc đúng giờ, đảm bảo đúng số lượng, quy cách chất lượng, tuyệt đối tuân thủ quy trình tra nạp nhiên liệu cho tàu bay, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho các chuyến bay. Có tinh thần đồng đội, có tính cộng đồng trách nhiệm cao.

- Về thể chất và ý thức an ninh, quốc phòng: có sức khoẻ tốt để sẵn sàng hoàn thành công việc. Nhận thức đầy đủ về tình hình quốc tế, quốc gia và khu vực. Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an ninh, an toàn hàng không và an ninh quốc gia. Thực hiện Nghị định Số: 81/2010/NĐ-CPngày 14 tháng 07 năm 2010 của Thủ Tướng chính phủ về An ninh Hàng không dân dụng. Mục tiêu chung của Trung tâm là đào tạo theo quan điểm đi tắt đón đầu, mà vẫn đạt được hiệu quả lâu dài, ổn định.

Điểm mạnh: Tuy mới thành lập được 3 năm nhưng Trung tâm đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không đã luôn xác định rõ mục tiêu của Trung tâm trong từng giai đoạn.

Mặt còn hạn chế: Do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện mục tiêu xây dựng Đề án mở rộng, nâng cấp Trung tâm thành Trung tâm đào tạo chuyên nghiệp với quy mô lớn, mở rộng liên kết đào tạo trong nước và quốc tế vào năm 2015. Trong đề án, lộ trình thực hiện về công tác chuẩn bị đội ngũ, xây dựng chương trình đào tạo, lập dự án đầu tư cơ sở vật chất chưa khả thi. Số ngành nghề đào tạo dự kiến phát triển không được xây dựng kịp thời. Đây là tình trạng chung của các trung tâm trực thuộc các doanh nghiệp nhà nước.

2.2.2. Chương trình đào tạo nghề lái xe tra nạp và thợ tra nạp nhiên liệucho tàu bay. cho tàu bay.

Trung tâm là cơ sở đào tạo chính nghề lái xe tra nạp, thợ tra nạp nhiên liệu cho tàu bay. Chương trình đào tạo của Trung tâm được xây dựng dựa trên cơ sở thực tiễn của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty XDHK và dựa trên hệ thống văn bản pháp luật của các Bộ, ngành liên quan như: Luật Hàng không, Luật dạy nghề, Luật Giáo dục, các Nghị định chính phủ, Thông tư của Bộ GTVT, Bộ LĐTB&XH .v.v. được Cục Hàng không Việt Nam thẩm định và phê duyệt theo Quyết định số: 3855/QĐ-CHK ngày 29/10/2010 về việc Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo nghiệp vụ nhân viên hàng không.

Nội dung chương trình được chia làm hai loại khác nhau:

- Chương trình đào tạo cơ bản:

+ Dành cho các đối tượng học viên là các CB-CNV làm việc tại khu bay chưa tham gia chương trình đào tạo nghiệp vụ nhân viên điều khiển, vận hành trang thiết bị tại khu bay nào.

+ Nội dung đào tạo bao gồm 19 môn học, tổng thời lượng là 644 giờ trong đó lý thuyết là 104 giờ và thực hành là 540 giờ (cho 01 khóa học không quá 40 học viên, môn học cụ thể phụ lục 3).

- Chương trình đào tạo nâng cao:

+ Dành cho các đối tượng là các CB-CNV làm việc tại khu bay đã từng tham gia chương trình đào tạo cơ bản và được tổ chức đào tạo định kỳ hàng năm theo quy định của Cục Hàng không.

+ Nội dung đào tạo nâng cao bao gồm 11 môn học, tổng thời lượng là 175 giờ trong đó lý thuyết là 35 giờ và thực hành là 140 giờ (cho 01 khóa học không quá 40 học viên, môn học cụ thể phụ lục 3).

Mặt mạnh: Trung tâm đã xây dựng được nội dung chương trình phù hợp với nhu cầu thực tế sản xuất kinh doanh của toàn Công ty, tuân thủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam và Quốc tế về đào tạo nhân viên hàng không.Trung tâm đã được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt và cấp Giấy phép hoạt động theo luật Hàng không, luật dạy nghề và luật Giáo dục. Nội dung đào tạo chủ yếu là tập trung vào phần thực hành điều đó thỏa mãn yêu cầu:

+ Đảm bảo được mục tiêu dạy nghề.

+ Đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, tính thực tiễn và linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của kỹ thuật công nghệ, của ngành Hàng không.

+ Phân bố thời gian hợp lý giữa các khối kiến thức, kỹ năng nghề và trình tự thực hiện các môn học, mô đun để thực hiện mục tiêu đào tạo nghề có hiệu quả.

+ Tiếp cận trình độ đào tạo nghề tiến tiến của khu vực và thế giới.

+ Nội dung đào tạo theo đúng quy chuẩn của Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ lao động Thương binh và Xã hội, luật Hàng không Việt Nam và luật hàng không quốc tế.

Mặt hạn chế: Do sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật của ngành hàng không thay đổi rất nhanh chóng, nhiều phương tiện kỹ thuật công nghệ hiện đại ra đời đòi

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ở Trung tâm đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w