8. Cấu trúc luận văn
2.2.4. Đội ngũ giảng viên, cán bộ công nhân viên
2.2.4.1.Về đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm
Ngày 29 tháng 10 năm 2010 Cục Trưởng Cục Hàng không Việt Nam đã ra Quyết định số: 3855/QĐ-CHK về việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không. Phê duyệt 19 giáo viên kiêm nhiệm đủ điều kiện tham gia đào tạo giảng dạy tại Trung tâm và 12 cán bộ quản lý công tác đào tạo.
Năm 2011 Trung tâm đã phát triển nguồn giáo viên kiêm nhiệm lên thành 58 người và cán bộ quản lý công tác đào tạo vẫn giữ nguyên là 12 người.
Năm 2012 Trung tâm phát triển đội ngũ giáo viên lên thành 76 giáo viên và 12 cán bộ quản lý công tác đào tạo.
Các giáo viên xuất phát từ những cán bộ kỹ thuật tuy có tay nghề cao, có kinh nghiệm thực tế, giỏi lĩnh vực chuyên môn nhưng các cán bộ này còn vướng bận về công tác chuyên môn dẫn đến không có đủ thời gian chuyên tâm vào việc nghiên cứu và phát triển nghiệp vụ kiêm nhiệm giảng dạy của mình. Mặt khác các giáo viên kiêm nhiệm này về mặt kỹ năng giảng dạy vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên trong ba năm qua Trung tâm đào tạo cũng đã chú trọng đến việc phát triển nghiệp vụ sư phạm cho cán bộ giáo viên kiêm nhiệm này nhưng thời lượng lớp học “Kỹ năng giảng dạy cho giáo viên kiêm nhiêm” còn quá ngắn không đủ để các giáo viên thực hành, thực tập, cọ sát với thực thế, rút kinh nghiệm cho bản thân.
Trong số 76 giáo viên kiêm nhiệm của Trung tâm 100% là đảng viên, có tư tưởng chính trị vững vàng, có trách nhiệm, có lương tâm nghề nghiệp,
nhiệt huyết với công việc của mình đảm nhận, thường xuyên cập nhật tin tức, kiến thức.
Do Trung tâm có các cơ sở đào tạo tại ba khu vực Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam nên các giáo viên không tập trung tại một khu vực mà phân chia thành ba khu vực Bắc, Trung và Nam. Giáo viên ở khu vực nào thì phụ trách việc giảng dạy ở khu vực đó. Vì vậy, Trung tâm không bố trí phân môn, phân tổ, không tổ chức cho các giáo viên tham gia sinh hoạt dự giờ, thao giảng, thi tay nghề giáo viên giỏi mà chỉ với vai trò kiêm nhiệm. Và đây cũng là vấn đề đáng lưu ý để Trung tâm sớm có kế hoạch thay đổi cách quản lý xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm.
Bảng 2.2: Thống kê đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm của Trung tâm đào tạo (năm 2012).
Tiêu chí Số lượng
(người) Tỷ lệ %
Theo giới Giáo viên nam 70 92,1%
Giáo viên nữ 06 7,9% Theo trình độ Sau đại học 01 1,3% Đại học 65 85,5% Trung cấp và cao đẳng 10 13,2% Theo tuổi Tuổi < 30 03 3,9% 30 < Tuổi < 40 15 19,7% 40 < Tuổi < 50 33 43,4% 50 < Tuổi < 60 25 33% Tổng số (người) 76 (Nguồn: Phòng TCCB công ty XDHK)
Như vậy, qua thực tế và bảng thống kê (Bảng 2.2) ta thấy trong ba năm thì trung tâm đã chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên từ 19 người lên thành 76 người, chủ yếu là giáo viên nam chiếm tới 92,1%, trong khi đó giáo viên nữ chỉ chiếm7,9% đây là do đặc thù của ngành kỹ thuật XDHK.
Xét về mặt trình độ của đội ngũ giáo viên thì Trung tâm có đa phần là giáo viên có trình độ đại học trở lên chiếm tới 85,5%, trung cấp và cao đẳng chỉ chiếm
13,2% (số giáo viên này là giáo viên thực hành, có kinh nghiệm lâu năm về nghiệp vụ chuyên môn).
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm
Theo độ tuổi thì nhìn chung đội ngũ giáo viên trẻ chỉ chiếm 23,6% còn lại là giáo viên có độ tuổi trung niên chiếm tới 43,4% và số giáo viên sắp nghỉ hưu chiếm tới 33% (biểu đồ 2.2)
2.2.4.2. Về đội ngũ giáo viên thỉnh giảng
Bên cạnh đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm có sẵn của Trung tâm, trung tâm còn phải hợp đồng thỉnh giảng với rất nhiều giáo viên bên ngoài. Trung tâm đã quy hoạch tuyển chọn và xem xét kỹ lưỡng hồ sơ năng lực đào tạo của các đối tác giảng dạy các môn thuộc kiến thức chung về hàng không. Trung tâm đã ký hợp đồng thỏa thuận thỉnh giảng với các đối tác có bề dày kinh nghiệm đào tạo trong lĩnh vực hàng không như: Học viện Hàng không, Trung tâm huấn luyện bay (FTC), Trung tâm đào tạo Niags, Trung tâm đào tạo Tiags, Cục An toàn lao động-Sở, Bộ, Ngành lao động thương binh và xã hội, viện nghiên cứu khoa học khác và một số cán bộ dày dạn kinh nghiệm như: cán bộ Cục Hàng không, Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Đánh giá năng lực giảng dạy thông qua giờ giảng thực tế, thông qua phiếu
điều tra học viên và thông qua khả năng làm việc của học viên sau khóa học xem có đáp ứng được nhu cầu công việc hay không. Trung tâm luôn tạo mối quan hệ tốt với các đối tác đào tạo trên và học hỏi kinh nghiệm từ các giảng viên thỉnh giảng này.
Qua phân tích trên chúng tôi thấy đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo của trung tâm có mặt mạnh và mặt hạn chế như sau:
- Mặt mạnh:
Đội ngũ giáo viên của Trung tâm có trình độ đạt chuẩn rất cao chiếm tới 85,5% có bằng đại học trở lên. Giáo viên nam chiếm đa số nên về sức khỏe, đi lại ưu thế, giáo viên đa phần là giáo viên lớn tuổi có thâm niên công tác nên về kinh nghiệm chuyên môn rất vững vàng.
Về cán bộ quản lý 100% có trình độ đại học trở lên và đều là cán bộ quản lý trẻ nên sự nhiệt tình, chăm học hỏi, tìm tòi nghiên cứu, có chí tiến thủ cao, nhanh nhẹ hoạt bát, tháo vát trong công việc, có nhiều sáng tạo.
- Mặt hạn chế:
Bên cạnh những mặt mạnh của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý thì còn có nhiều điểm hạn chế như: đội ngũ cán bộ quản lý trẻ tuy nhiệt tình, ham học hỏi chí tiến thủ cao nhưng kinh nghiệm về quản lý đào tạo vẫn còn non trẻ vì vậy, sẽ không tránh khỏi khó khăn trong quá trình quản lý đào tạo.
Đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm có độ tuổi cao nên việc cập nhật công nghệ thông tin trong giảng dạy rất khó khăn, nhiều giáo viên vẫn chưa thành thạo kỹ năng dùng máy chiếu, bài giảng Powerpoint, truy cập tìm kiếm thông tin trên internet mà đa phần là rút từ kinh nghiệm thực tiễn vào giảng dạy là chính. Mặt khác trong 5 năm hoặc 10 năm tới phải có đội ngũ giáo viên kế cận thay thế vì vậy, Trung tâm cần phải có kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trẻ.
Một bất cập lớn hiện nay của Trung tâm là phải hợp đồng thỉnh giảng với các giảng viên bên ngoài công ty (Trung tâm vẫn chưa có nguồn giáo viên đảm nhiệm được các môn học đó), do vậy kinh phí chi trả cho các giảng viên này rất tốn kém và điều quan trong hơn là việc bố trí, sắp xếp giờ giảng và lên kế hoạch cho một khóa học còn gặp rất nhiều khó khăn.