Cách thức tổ chức hoạt động đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ở Trung tâm đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam (Trang 47)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Cách thức tổ chức hoạt động đào tạo

2.2.3.1. Các môn học Trung tâm phải thuê đối tác bên ngoài:

Đối với các môn học hiện nay Trung tâm chưa có giáo viên đảm nhiệm và phải thuê giáo viên thỉnh giảng tại các cơ sở đào tạo khác thì Trung tâm đã tiến hành tổ chức hoạt động đào tạo như sau:

Trung tâm đào tạo trình Tổng Giám đốc Công ty phê duyệt tờ trình chọn đối tác tổ chức lớp học. Sau khi có phê duyệt, Trung tâm tiến hành các công việc như:

+ Lập danh sách học viên trình Ban Giám đốc Công ty ra quyết định cử nhân sự đi học.

+ Ký hợp đồng đào tạo, cam kết với người lao động (nếu có);

+ Thông báo danh sách (quyết định) cử đi học tới các đơn vị, Phòng ban chuyên môn có liên quan;

+ Chuẩn bị địa điểm, các phương tiện, thiết bị, tài liệu đào tạo + Theo dõi tiến độ và kết quả đào tạo;

+ Tổ chức đánh giá cuối khoá học; + Cập nhật Hồ sơ đào tạo cá nhân theo;

+ Thực hiện thanh quyết toán chi phí đào tạo theo qui định.

Trung tâm đào tạo tổng hợp kết quả học tập của học viên, đề xuất phương án phân công sử dụng lao động (nếu có) và kế hoạch phát triển tiếp theo trình Tổng Giám đốc Công ty xem xét quyết định.

2.2.3.2 Các môn học mời giáo viên kiêm nhiệm và cán bộ thuyết trình của Trung tâm đào tạo,huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không:

Đối với các môn học mà thuộc chuyên môn nghiệp vụ mà các cán bộ Công ty có thể đảm nhiệm Trung tâm tiến hành tổ chức thực hiện như sau:

Trung tâm đào tạo trình Tổng Giám đốc Công ty phê duyệt tờ trình tổ chức lớp học theo chương trình đã được Cục Hàng không phê duyệt. Sau khi có phê duyệt, Trung tâm tiến hành các công việc như:

+ Lập danh sách học viên trình Ban Giám đốc Công ty ra quyết định cử nhân sự đi học;

+ Thông báo danh sách (quyết định) đi học tới các đơn vị, Phòng ban chuyên môn có liên quan;

+ Ký hợp đồng đào tạo, cam kết với người lao động (nếu có); + Chuẩn bị địa điểm, các phương tiện, thiết bị, tài liệu đào tạo; + Theo dõi tiến độ và kết quả đào tạo;

+ Tổ chức đánh giá cuối khoá học; + Cập nhật Hồ sơ đào tạo cá nhân;

+ Thực hiện thanh quyết toán chi phí bồi dưỡng cho giáo viên, và theo qui định tài chính.

Cuối cùng là Trung tâm tổng hợp kết quả học tập của học viên, đề xuất lãnh đạo ra quyết định cấp chứng chỉ nghề theo quy định của Cục Hàng không và luật dạy nghề, tiếp đó đề xuất phương án phân công sử dụng lao động (nếu có) và kế hoạch phát triển tiếp theo trình Tổng Giám đốc Công ty xem xét quyết định.

2.2.3.3 Kết quả tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo của Trung tâm đào tạo huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không.

Kể từ khi được cấp giấy phép chính thức hoạt động theo Quyết định số: 3855/QĐ-CHK ngày 29/10/2010 của Cục Trưởng Cục Hàng không Việt Nam về việc Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo nghiệp vụ nhân viên hàng không tới nay Trung tâm đào tạo đã đạt được một số kết quả sau:

Bảng 2.1: Thống kê kết quả đào tạo của Trung tâm đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không.

STT Chương trình đào tạo

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số lớp Người Số lớp Người Số lớp Người

1 Đào tạo cơ bản 12 355 5 150 3 80

2 Đào tạo nâng cao 0 0 15 450 22 595

Tổng cộng 12 355 20 600 25 675

Biểu đồ 2.1: Thống kê kết quả đào tạo của Trung tâm đào tạo (trong 3 năm 2010, 2011 và 2012, (Nguồn Trung tâm đào tạo))

Qua bảng thống kê (Bảng 2.1) chúng tôi thấy trong ba năm từ năm 2010 đến 2012 Trung tâm đào tạo đã đào tạo được 675 người tính cả đào tạo cơ bản và đào tạo nâng cao. Qua biểu đồ 2.1 so sánh kết quả đào tạo trong ba năn 2010, 2011 và 2012 chúng tôi thấy số lượng học viên khóa đào tạo cơ bản giảm dần và số lượng học viên khóa đào tạo nâng cao tăng dần. Vì vậy, trong các năm tiếp theo chủ yếu là đào tạo nâng cao là chủ yếu còn học viên đào tạo cơ bản phụ thuộc vào nhu cầu tuyển dụng của Công ty nhưng tăng lên không đáng kể.

2.2.3.4 Nhận xét chung về cách thức tổ chức đào tạo của Trung tâm đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không.

Qua thực trạng về cách thức tổ chức hoạt động đào tạo của Trung tâm chúng tôi thấy: Tuy Trung tâm đã tiến hành theo một quy trình của Trung tâm đã xây dựng, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chặt chẽ và đạt được một số thành quả nhất định nhưng bên cạnh đó vẫn còn mặt hạn chế đó là khi tổ chức các khóa học Trung tâm vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong các khâu làm thủ tục do không có quyền chủ động tự quyết mà còn phải xin ý kiến cấp trên nên việc tổ chức đào tạo diễn ra không thuận đặc biệt là đối với các môn phải thuê đối tác bên ngoài giảng dạy. Vì thế để chủ động và giảm bớt thủ tục thì Trung tâm cần tham mưu cấp trên giao

quyền quyết định cho Trung tâm chủ động tự quyết và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Công ty theo kế hoạch đã định.

Nhìn chung Trung tâm cần phải lên kế hoạch cụ thể cho một học kỳ hay một năm học để chủ động trong việc tổ chức đào tạo hiệu quả hơn. Muốn làm tốt điều đó Trung tâm cần có đội ngũ giáo viên chuyên trách và lên kế hoạch thực hiện cụ thể theo từng học kỳ và từng năm học.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ở Trung tâm đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w