Định hƣớng phát triển về hoạt động thanh toán L/C hàng nhập khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ hàng nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - PGD Bình Thạnh (Trang 51)

Hoạt động thanh bằng L/C hàng nhập khẩu ngày trở nên quan trọng, gắn bó mật thiết với các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng thƣơng mại. Định hƣớng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán L/C hàng nhập khẩu nói riêng, phải dựa trên cơ sở định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại của NH Techcombank. Để đạt đƣợc những mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối của NH Techcombank luôn phải gắn với phƣơng châm kinh doanh “ Phát triển – an toàn- hiệu quả” đồng thời có những bƣớc chuẩn bị tích cực cho quá trình mở rộng kinh doanh theo chiều rộng và chiều sâu. Để phấn đấu nâng cao thị phần trong hoạt động thanh toán bằng L/C hàng nhập khẩu, phát triển mạnh mẽ các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, đảm bảo hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, phấn đấu đến năm 2020 đƣa Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam trở thành ngân hàng tiên tiến có tầm cỡ trong khu vực, thời gian tới định hƣớng phát triển hoạt động thanh toán bằng L/C hàng nhập khẩu của NH Techcombank - PGD Bình Thạnh cần thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng có dịch vụ thanh toán quốc tế tốt nhất tại Việt Nam, nhất là thanh toán tín dụng chứng từ: đa dạng hóa về các dịch vụ thanh toán, nâng cao chất lƣợng phục vụ nhƣ đào tạo nhân viên thanh toán quốc tế có đầy đủ kinh nghiệm và chuyên môn chuyên sâu, nhiệt tình, năng động trong giao dịch với khách hàng, phí dịch vụ cạnh tranh với các ngân hàng khác đảm bảo thu hút đƣợc sự chú ý của khách hàng. Nhằm mục đích doanh thu đều tăng hằng năm.

- Đào tạo, bổ sung đội ngũ chuyên viên nghiệp vụ và kỹ thuật làm nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Đây là nhiệm vụ phải đƣợc quan tâm hàng đầu đối với cả Hội sở chính và các chi nhánh, đặc biệt là năng lực nghiệp vụ tài trợ thƣơng mại XNK và thanh toán của cán bộ tín dụng chuyên trách quan hệ với khách hàng, kỹ năng giao tiếp của cán bộ nghiệp vụ và tiếp thị cũng là nội dung cần đào tạo một cách có hệ thống.

- Tập trung đầu tƣ cho hệ thống tin học để công nghệ thông tin thực sự trở thành mũi nhọn tạo nên sự đột phá cho việc phát triển các sản phẩm dịch vụ, tăng

năng lực cạnh tranh. Con ngƣời và công nghệ đƣợc xem là hai yếu tố đặc biệt quan trọng đem lại sự thành công trong cạnh tranh và hội nhập của Techcombank Việt Nam trong những năm tới.

- Giữ đƣợc mối quan hệ khách hàng quen thuộc, tìm kiếm thêm KH tiềm năng (khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có quy mô lớn) trong nƣớc lẫn nƣớc ngoài bằng cách mở rộng mạng lƣới tiếp thị.

- Nghiên cứu, đánh giá chung về hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Techcombank trong những năm qua nhằm tìm ra những mặt mạnh mà Techcombank đã đạt đƣợc và hạn chế cho khách hàng những rủi ro không đáng có. Thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu phân tích các thông tin, tình hình hoạt động của các tổ chức tài chính tín dụng, thị trƣờng tài chính, tiền tệ và kinh tế các nƣớc có quan hệ kinh tế với Việt Nam tạo điều kiện để phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại của Ngân hàng có hiệu quả và tăng cƣờng khả năng tƣ vấn cho khách hàng.

- Nâng cao năng lực tài chính và phát triển thị trƣờng thƣơng hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hóa doanh nghiệp.

- Tổ chức, triển khai tốt các hoạt động tiếp thị, nâng cao tính cạnh tranh với bên ngoài đồng thời đảm bảo tính thống nhất và phối hợp chặt chẽ trong NH.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán bằng L/C hàng nhập khẩu tại Ngân hàng Techcombank - PGD Bình Thạnh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ hàng nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - PGD Bình Thạnh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)