- Môi trƣờng pháp lý
Khi có sự thay đổi lớn của môi trƣờng pháp lý, đặc biệt là những nƣớc có hệ thống pháp luật chƣa ổn định, thƣờng xuyên sửa chữa, bổ sung rủi ro thƣờng liên quan tới việc các quốc gia áp đặt các giới hạn xuất nhập khầu. Trong thực tế, những thay đổi này thƣờng khiến các bên XNK và Ngân hàng không thể thực hiện đƣợc nghĩa vụ của mình làm cho L/C hủy bỏ, nhiều khi gây thiệt hại cho các bên. Sự phong tỏa kinh tế vì các mục đích chính trị. Bên cạnh đó là các cuộc nổi loạn, biểu tình..
- Môi trƣờng kinh tế
Sự thay đổi tỷ giá hay các biến động kinh tế có ảnh hƣởng trực tiếp tới giá trị đồng tiền các quốc gia là nguy cơ gây ra thiệt hại lớn cho các bên tham gia thanh toán.
- Môi trƣờng tự nhiên
Có thể dẫn tới những rủi ro bất khả kháng nhƣ thiên tai, hỏa hoạn,...làm cho các bên không thể thực hiện đƣợc nghĩa vụ của mình do đó ảnh hƣởng trực tiếp tới hoạt động thanh toán giữa các bên liên quan.
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 trình bày về cơ sở lý luận của hoạt động thanh toán bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ. Giới thiệu khái quát về hoạt động thanh toán bằng L/C gồm: khái niệm về L/C; các đặc trƣng cơ bản của L/C; phân loại L/C; quy trình thực hiện thanh toán L/C gồm có 10 bƣớc; luật áp dụng khi thanh toán L/C gồm: theo thông lệ và tập quán quốc tế, luật quốc gia điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng L/C; quyền và nghĩa vụ các bên tham gia gồm: ngƣời mở, ngƣời thụ hƣởng, ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận, ngân hàng đƣợc chỉ định; những ƣu - nhƣợc điểm của thanh toán bằng L/C. Đồng thời, chƣơng 1 cũng đã đƣa ra cụ thể các tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán bằng L/C hàng nhập khẩu nhƣ: doanh thu hoạt động thanh toán L/C hàng nhập khẩu, tỷ trọng doanh số thanh toán L/C hàng nhập khẩu so với doanh số TTQT khác, gia tăng công nghệ, mức độ đa dạng sản phẩm ... và các nhân tố ảnh hƣởng đến việc nâng cao hiệu quả thanh toán bằng L/C hàng nhập khẩu, đó là: các nhân tố từ phía ngân hàng, các nhân tố từ phía khách hàng, các nhân tố thuộc về môi trƣờng khách quan.
Qua nội dung của chƣơng 1, ta thấy đƣợc vị trí của các ngân hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng, đó là chủ động trong thanh toán, chứ không chỉ làm trung gian thanh toán đơn thuần nhƣ những phƣơng thức TTQT khác. Phƣơng thức tín dụng chứng từ đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu trong ngoại thƣơng. Chính vì vậy mà phƣơng thức thanh toán này, đƣợc sử dụng nhiều nhất với phạm vi rộng trong các phƣơng thức của thanh toán quốc tế, giúp các doanh nghiệp ở các nƣớc khác nhau có thể tham gia giao dịch, trao đổi mua bán hàng hóa.
Chƣơng 1 là những cơ sở, tiền đề cho những chƣơng tiếp theo của đề tài, đi sâu hơn để tìm hiểu về thực trạng hoạt động thanh toán bằng L/C hàng nhập khẩu tại ngân hàng Techcombank - PGD Bình Thạnh và từ đó đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của phƣơng thức này. Vì vậy, có thể nói chƣơng 1 là nền tảng quan trọng cho việc xây dựng những chƣơng còn lại của đề tài.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ HÀNG NHẬP KHẨU TẠI NH TECHCOMBANK - PGD BÌNH THẠNH