4.10.1. Mục đích
Để kiểm soát dung lượng bán thành phẩm tại mỗi vị trí trong chuyền may.
4.10.2. Yêu cầu
4.10.2.1. Định nghĩa vốn trong chuyền:
Vốn trong chuyền = vốn lưu động + vốn dự trữ
- Vốn lưu động (sơ mi) = ½ năng suất mục tiêu ngày/ chuyền - Vốn lưu động (quần) = Năng suất mục tiêu ngày/ chuyền - Vốn dự trữ = ½ năng suất mục tiêu ngày/ chuyền
Gọi A là năng suất mục tiêu ngày/ chuyền - Vốn trong chuyền (sơ mi) = 1A
SVTH: Nguyễn Hữu Nghiệm 53 - Vốn trong chuyền (quần) = 1.5A
4.10.2.2. Khống chế vốn bán thành phẩm trong chuyền may
- Xí nghiệp may 1 (sơ mi)
Hàng đơn giản: dung lượng bán thành phẩm trong chuyền
0.5A < Vốn trong chuyền ≤ 1A
VD: Năng suất mục tiêu chuyền may/ ngày XN1 là 700 sp ngày thì vốn trong chuyền là: 350 < Vốn trong chuyền ≤ 700
Hàng phức tạp: (Do phòng chuẩn bị sản xuất và Kaizen hệ thống xác nhận) thì dung lượng bán thành phẩm trong chuyền: 1A < Vốn trong chuyền ≤ 1.5A VD: Năng suất mục tiêu của chuyền may/ ngày XN1 là 400 sp ngày thì vốn trong chuyền là: 400 < Vốn trong chuyền ≤ 600
- Xí nghiệp 2 (quần tây)
Dung lượng bán thành phẩm trong chuyền: 1A < Vốn trong chuyền ≤ 1.5A VD: Năng suất mục tiêu chuyền may/ ngày XN2 là 500 sp ngày thì vốn trong chuyền là 500 < Vốn trong chuyền ≤ 750
4.10.2.3. Cách tính vốn trong chuyền
Lấy số bán thành phẩm đã cung cấp trừ đi số lượng sản phẩm may ra = số còn lại, đó chính là vốn trong chuyền.
VD: Năng suất may ra: 800sp/ ngày, đến cuối ngày may đến số 300 (stt), xưởng cắt đang cung cấp BTP đến số: 1750sp. Như vậy, BTP bị tồn = 1750-300=1450 > 800 sp: KHÔNG ĐẠT
4.10.3. Tổ chức thực hiện 4.10.3.2. Đối với thống kê cắt 4.10.3.2. Đối với thống kê cắt
Làm “Bảng cung cấp bán thành phẩm chuyền may” khi lên mã hàng mới giao cho Tổ Phó/ Tổ Trưởng (người đặt bán thành phẩm trước 2 ngày)
4.10.3.3. Đối với Tổ Trưởng
Căn cứ vào “Bảng cung cấp bán thành phẩm chuyền may_ Phụ lục 3a”, người đặt bán thành phẩm phải đặt hàng cho xưởng cắt (theo mẫu “phiếu đặt hàng cắt_ Phụ
SVTH: Nguyễn Hữu Nghiệm 54
lục 3b: phiếu đặt hàng cắt) trước 2 ngày sản xuất, để xưởng cắt chuẩn bị bán thành phẩm. Giao “phiếu đặt hàng cắt” trước 11h 00 mỗi ngày cho Tổ Trưởng cắt.
4.10.3.4. Đối với công nhân vận chuyển bán thành phẩm lên chuyền may
Nhân viên vận chuyển bán thành phẩm nhận “ Phiếu đặt hàng cắt” từ Tổ trưởng cắt để phân hàng lên từng chuyền theo đúng số lượng đã đặt và giao hàng ít nhất ½ số lượng đặt vào buổi chiều hôm trước ngày vào chuyền và giao đúng số cong lại trước 9h ngày hôm sau (ngày vào chuyền). Giao hàng đúng người đặt, coa ký xác nhận và tắt công tắc đèn đúng tổ đã giao hàng để thể hiện hàng đã giao (nếu có).
VD: Phiếu đặt hàng cắt Tổ 5
Ngày cắt 15/06 ngày vào chuyền 17/06 thì chậm nhất vào buổi chiều ngày 16/06, nhân viên vận chuyển bán thành phẩm phải vận chuyển ít nhất ½ số lượng bán thành phẩm (đồng bộ) vào đúng chuyền giao cho người đặt, có ký xác nhận và tắt công tắc đền Tổ 5 (nếu có), số lượng còn lại phải được giao đồng bộ trước 9h ngày 17/06.
4.10.3.5. Quy định gắn thẻ trực quan
- Những mã hàng nào chưa nhận hồ sơ chưa gắn
- Đã nhận hồ sơ nhưng chưa cắt: gắn thẻ màu đỏ
- Đã cắt nhưng chưa đục gọt, ủi mồi, đánh số: gắn thẻ màu vàng
- Đã chuẩn bị đồng bộ: gắn thẻ màu xanh
SVTH: Nguyễn Hữu Nghiệm 55
4.10.4. Bộ phận cắt 4.10.4.1. Đánh số 4.10.4.1. Đánh số
Phiếu đánh số và cung cấp bán thành phẩm - kiểm thân - thay than được phòng chuẩn bị sản xuất phát xuống -> thống kê cắt -> lệnh cắt -> xưởng cắt tiến hành cắt theo như qui định cung cấp bán thành phẩm về số vốn.
VD: 400BTP (được tổ phó của chuyền đặt) -> Xưởng cắt phải cắt và giao trước 200BTP vào buổi chiều của ngày hôm trước để gối đầu cho buổi sang ngày hôm sau, phần còn lại phải giao trước 9h của ngày đặc.
4.10.4.2. Trải vải
Từ 100 -120 lớp tùy vào mã hàng mà luân chuyển.
Những thông tin ghi trong bản hướng dẫn cung cấp bán thành phẩm cần thể hiện rõ: số bàn, vóc, số lượng, số thứ tự trên bán thành phẩm đó
VD: Lá đàu tiên người ta ghi : 847625 có nghĩa: 2 số đầu tiên “84” là số vóc, 4 số còn lại “7625” là số thứ tự.
4.11. Phân việc và chức năng thừa hành của các bộ phận làm nên giá trị cốt lỗi trong Lean
4.11.1 Chức năng quyền hạn Giám Đốc Xí Nghiệp 4.11.1.1. Yêu cầu chung
- Chấp hành nội qui và qui định của công ty đề ra
- Có tinh thần trách nhiệm, giải quyết sự việc nhanh nhẹn, linh hoạt, dứt khoát. Theo đuổi công việc hoàn tất và hiệu quả.
- Có tác phong đạo đức gương mẫu, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, luôn cố gắng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để cùng tiến bộ.
- Điều hành quản lý trực tiếp các bộ phận (Chuyền may, Quản Đốc, Phó Quản Đốc, Tổ Trưởng, Tổ Phó, Giao nhận, Thống kê xưởng, Tổ chuyên dung) - Thay mặt cho Giám Đôc Sản Xuất giải quyết các phát sinh trong sản xuất
SVTH: Nguyễn Hữu Nghiệm 56
4.11.1.2. Trách Nhiệm
- Lên kế hoạch sản xuất và triển khai tổ chức sản xuất. Chịu trách nhiệm về số lượng kế hoạch xuất hàng và chất lượng hàng hoá.
- Kiểm tra, đôn đốc tiến độ theo yêu cầu kế hoạch sản xuất.
- Theo dõi năng suất từng giờ và tỷ lệ phần tram đạt trong ngày để điều tiết hợp lý giờ công lao động của từng chuyền, tránh lãng phí và những bất hợp lý trong sản xuất.
- Phối hợp với nhóm cải tiến năng suất, quản lý cụm & kỹ thuật trưởng đưa ra các hướng sử lý hợp lý phù hợp đẩy mạnh nâng suất.
- Quản lý điều tiết nhân nhân sự & thiết bị một cách hợp lý giữa chuyền may và các bộ phận lien đới.
- Hằng ngày theo dõi theo dõi báo cáo tình hình sản xuất trong ngày, nếu ra những vướn mắc, khó khăn, cũng như dự báo được tình hình sản xuất lẫn nhân sự,…cho Giám Đốc Sản Xuất, Phòng Kế Hoạch để kịp thời có hướng xử lý.
- Theo dõi số lượng thành phẩm, giao nhận hàng giữa các Chuyền và hoàn thành phải cụ thể, rõ rang và chính xác, tránh thất thoát, mất mát xảy ra. - Quản lý bộ phận thống kê nhà máy ra báo cáo rỏ rang chính xác.
- Khi kết thúc đơn hàng, phái nhắc nhở đôn đốc các bộ phận thu gom Nguyên phụ liệu thừa hoặc hư hao…Dọn dẹp sạch sẽ chuyền để lên chuyền hàng mới, tránh sử dụng lẫn lộn Nguyên phụ liệu giữa các đơn hàng khác nhau. - Khắc phục mọi trở ngại để đạt được doanh số mà Ban giám đốc đưa ra.
- Giám sát thực hiện đúng các tiêu chuẩn về kiểm định nhà máy trong phạm vu quản lý của mình.
4.11.1.3. Quyền hạn
- Bổ nhiệm, bãi nhiệm cán bộ quản lý từ Tổ Trưởng, Nhóm Trưởng bộ phận trở xuống do mình quản lý.
- Được phép phê duyệt từ đề xuất của Tổ Trưởng tăng giảm bậc tay nghề công nhân
- Được phép phê duyệt cho công nhân nghĩ phép từ 3 ngày trở xuống, 1 ngày trở xuống đối Tổ Trưởng, Tổ Phó, Giao Nhận.
- Được phép kỷ luật hay trả nhân sự khi vi phạm nội qui & qui định của công ty.
SVTH: Nguyễn Hữu Nghiệm 57 - Đưa ra quyết định phạt trừ trách nhiệm: Tổ Trưởng, Tổ Phó, Giao Nhận, Phó Quản Đốc trong quản lý nâng suất, chất lượng và gây ra thất thoát nguyên phụ liệu, hàng hoá.
- Ý kiến đề xuất lên BGĐ khen thưởng hay kỷ luật tập thể Công nhân các bộ phận do mình quản lý.
4.11.1.4. Các bước thực hiện công việc
- Lên kế hoạch thực hiện các chi tiết dựa vào bảng kế hoạch tổng từ phòng Kế Hoạch.
- Theo dõi nhân sự từng chuyền để điều tiết kế hoạch thực hiện hợp lý.
- Liên hệ phối hợp các bộ phận P. Kỹ Thuật, Phòng Cắt, Kế Hoạch Công Ty, Kho…để nắm bắt tình hình & chuẩn bị nguyên phụ liệu, Tài liệu gập mẫu, Tiến độ cắt, …để thực hiện kế hoạch chi tiết.
- Họp triển khai kế hoạch chi tiết xuống từng Phó Quản Đốc, Tổ, Nhóm, bộ phận liên quan để chuẩn bị phục vụ sản xuất
- Chuẩn bị thiết bị máy móc theo yêu cầu của đơn hàng thông qua phòng cơ điện
- Giám sát đôn đốc các bộ phận và đưa các yêu cầu phục vụ kịp tiến độ sản xuất (P. Cơ điện, P. kỹ thuật, P. cắt, P. kế hoạch, kho…)
- Tổ chức sản xuất phù hợp theo từng đơn hàng, phù hợp với năng lực sản xuất của nhà máy. Sắp xếp hàng hoá & vệ sinh nhà máy sạch sẽ gọn gàn ngăn nắp.
- Đáp ứng mọi vật tư nguyên liệu cho các chuyền may, bộ phận mình quản lý - Chỉ đạo kiểm tra nhóm thống kê nhà máy lập báo cáo rõ ràng chính xác: từ
khâu cắt, vô chuyền, ra chuyền, giao hàng, nâng suất, doanh thu,…điều hành công việc phù hợp hay báo cáo hỗ trợ khi cần thiết.
- Đưa ra các yêu cầu và kiểm tra thực hiện như: tiến độ cắt, giao nhận hàng, vô chuyền, ra chuyền, các thiết bị phục vụ sản xuất, nguyên vật liệu,… đáp ứng sản xuất. Báo cáo Giám Đốc Sản Xuất giải quyết các khó khăn hay hỗ trợ khi cần
- Họp rút kinh nghiệm và chấn chỉnh lại tất cả các lỗi và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất để đạt nâng suất giao hàng và chất lương cao nhất.
- Theo dõi và giám sát số lượng thực hiện thực hiện từng chuyền để cân đối sản xuất
- Linh động giải quyết các sự cố phát sinh trong sản xuất như: công nhân vắng, công đoạn thừa thiếu, hàng chưa đạt, sai phạm kỹ thuật…
SVTH: Nguyễn Hữu Nghiệm 58 - Đôn đốc và thống kê số lượng kế hoạch và thực hiện giao hàng hoang thành
đầy đủ kịp tiến độ xuất hàng.
4.11.1.5. Các yêu cầu kiểm định nhà máy
- Vệ sinh, ngăn nắp, gọn gang, hàng hoá tránh các lối thoát hiểm, dụng cụ PCCC, tủ điện…có kẻ sơn và mũi tên.
- Các vật dụng kim loại phải cố định, (kéo lớn nhỏ, Dùi) hay bảo quản trong các hộp đựng (dùi, kẹp vải, dao, thước, các chân vịt, cự gá,…)
- Các thiết bị máy 1K, 2K, VS, Kan-sai, Khuy nút…ki sử dụng phải có chắn bảo hiểm.
- Quản lý kim gảy theo đúng qui định của phòng cơ điện. Các kim gảy & chưa sử dụng tuyệt đối không để trên chuyền. Thực hiện đầy đủ các báo cáo rõ rang theo biểu mẫu in sẵn.
4.11.2 Chức năng quyền hạn Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật xưởng
- Căn cứ vào kết hoạch sản xuất do Giám Đốc Xưởng giao, lập kế hoạch triển khai đơn hàng cho KT Xưởng, Quản Đốc, Kaizen đúng tiến độ.
- Nghiên cứu tài liệu KT, mẫu mã để nắm bắt triển khai kỹ thuật đơn hàng nhanh chóng chính xác.
- Duyệt và góp ý sản phẩm mẫu của kỹ thuật chuyền, kiểm tra góp ý mẫu đầu chuyền
- Giám sát & kiểm tra đôn đốc công việc, giải quyết các phát sinh về nghiệp vụ KT không làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, hổ trợ sản xuất năng xuất - Tổng hợp thông tin phản hồi (theo các mẫu báo cáo qui định) từ các kỹ thuật
xưởng, QC,… Nhanh chóng tìm hiểu sự việc và đề ra biện pháp ngăn chặn, sử lý không để sản xuất gián đoạn. (có ghi biển bản xử lý vụ việc)
- Làm việc trực tiếp với Phòng Thiết Kế- Kỹ Thuật để giải quyết các phát sinh nghiệp vụ kỹ thuật
- Kiểm tra giám sát thực hiện đúng qui trình tác nghiệp cắt và bàn cắt - Đại điện nhà máy tiếp thu các ý kiến góp ý từ khách hàng.
4.11.3. Chức năng quyền hạn Thống kê - giao nhận
- Chịu sự điều động trực tiếp từ Quản Đốc Xưởng
SVTH: Nguyễn Hữu Nghiệm 59 • Cập nhật số lượng bán thành phẩm vào chuyền
• Cập nhât số lượng hàng thành phẩm từng giờ & doanh thu
• Cập nhật sô lượng hàng kiểm đạt giao hoàn thành, hàng chưa đạt tồn đọng trên chuyền
- Giao nhận hàng Wash, hàng thành phẩm • Cập nhật số lượng giao nhận hàng Wash
• Cập nhật số lượng giao nhận hàng thành phẩm với hoàn thành - Báo cáo theo dõi & giám sát công tác giao nhận giữa các bộ phận
• Báo cáo cập nhật có luỹ kế số lượng hàng ngày đầy đủ, chi tiết size màu, mã hàng, …để đối chiếu thiếu đủ một cách chính xác
• Liên hệ đối chiếu thừa hàng Wash, in thêu, nguyên phụ liệuphụ vụ cho sản xuất,… giữa các bộ phận để báo cáo cho Quản đốc hỗ trợ kịp thời
- Tổng hợp báo cáo nhân sự trong ngày cho phòng nhân sự về việc tăng ca, xin nghĩ, chuyển đổi công tác…
4.11.4.Chức năng quyền hạn của Kaizen hệ thống
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất do Giám Đốc Xí Nghiệp giao. Lập kế hoạch triển khai đơn hàng cho TT, KTC, TP, QC chuyền đúng tiến độ
- Kiểm tra, đôn đốc tiến độ theo yêu cầu của kế hoạch sản xuất gồm: vào chuyền, ngày cuốn chuyền, ngày xuất hàng,… để phân công giám sát TT, KT,TP thực hiện các bước công việc chuẩn bị sản xuất
- Cân đối nhân sự phù hợp theo mã hàng & điều tiết nhân sự qua lại giữa các chuyền mình phụ trách
- Họp triển khai kỹ thuật cùng phòng kỹ thuật, kỹ thuật trưởng, TT, QC, QA nắm rõ các yêu cầu để thực hiện các đơn hàng (góp ý sản xuất, lưu ý máy móc, tài liệu kỹ thuật,…)
- Làm sơ đồ nhánh cây, sơ đồ chuyền dựa vào nhân sự và thời gian định mức thực hiện
- Lắp ghép các công đoạn may phù hợp nhân sự và tay nghề từng chuyền may, tính toán ra được định mức từng công đoạn theo từng giờ
- Giám sát & đôn đốc công việc, giải quyết các vấn đề phát sinh làm anh hưởng đến nhịp độ sản xuất, hỗ trợ sản xuất tăng nâng suất
SVTH: Nguyễn Hữu Nghiệm 60
4.11.5.Kiểm soát quá trình chuẩn bị sản xuất (QA). 4.11.5.1. Mục đích
Qui định cách thức thống nhất triển khai quá trình cắt tại xí nghiệp nhằm đảm bảo quá trình được thực hiện theo trình tự khoa học, trong điều kiện được kiểm soát nhằm đáp ứng các yêu cầu đã đề ra.
4.11.5.2. Quy trình kiểm soát
Bộ phận này phải kiểm soát quá trình đi của giá trị từ khâu tiếp nhận đến khi thống kê giao nhận với đối tác. (chi tiết xem bảng Phụ lục 4: Lưu đồ chi tiết về quá trình kiểm soát dòng giá)
4.11.6.Chức năng quyền hạn Tổ trưởng chuyền may 4.11.6.1. Yêu cầu chung
- Chấp hành tốt mọi Nội Qui & Qui Định của công ty cũng như nhà máy đã đề ra.
- Sắp xếp, thực hiện tốt mọi công tác được giao. Tăng ca khi có nhu cầu. - Phục tùng mọi sự điều động, phân công của cấp trên, nghỉ phải xin phép và
báo trước để sắp xếp công việc và nhân sự thay thế, không ảnh hưởng đến công việc.
- Có tinh than trách nhiệm, giải quyết sự việc nhanh nhẹn, linh hoạt, dứt khoát. Theo đuổi công việc hoàn tất và hiệu quả.
- Có tác phong đạo đức gương mẫu, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, luôn cố gắng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để cùng tiến bộ.
- Kết hợp cùng P.KT+ QĐ…, mạnh dạn tạo điều kiện nâng cấp tay nghề công nhân làm nhiệm vụ kế thừa hoặc thay thế khi có nhu cầu.
SVTH: Nguyễn Hữu Nghiệm 61
4.11.6.2. Trách nhiệm
- Chịu sự điều hành trực tiếp của QĐ & PQĐ để đáp ứng sản xuất
- Nhận kế hạch sản xuất & triển khai tổ chức sản xuất. chịu trách nhiệm về