Phòng CBSX

Một phần của tài liệu hiện trạng áp dụng lean và giải pháp giảm thiểu lãng phí, nâng cao năng suất (công ty cổ phần may tây đô – cần thơ) (Trang 61)

1. Chất lượng công việc và hiệu quả là mục tiêu số 1. 2. Thực hiện theo CNNV-HDCV_biểu mẫu.

3. CBMH – TCKT – SĐ vi tính:

- Nghiêm túc làm việc theo hệ thống làm đúng ngay từ đầu.

- Đảm bảo tất cả các mã hàng đưa vào sản xuất phải đồng bộ và kịp thời theo quy trình thời gian chuẩn bị đơn hàng.

- Đảm bảo việc kiểm soát chặt chẽ tất cả các mã hàng (hết sức chú ý đơn hàng thêu, in và wash) bắt đầu đưa vào sản xuất đến khi xuất hàng không để xảy ra sai sót, chờ đợi.

SVTH: Nguyễn Hữu Nghiệm 46 4. Tận tụy chuẩn bị hoàn chỉnh đơn hàng (ở lại đến khi nào chuẩn bị xong thì về, không giới hạn thời gian). Vì chúng tôi đã thấu hiểu những điều mong đợi của đơn vị không để Xí nghiệp lãng phí một giây phút nào do chậm trễ tài liệu kỹ thuật, sơ đồ và lệnh sản xuất.

5. Khi lập kế hoạch sản xuất phải xác định độ phức tạp của đơn hàng (kết cấu của sản phẩm và sản lượng) có phù hợp với đơn giá gia công không nhằm thuyết phục khách hàng xem xét và điều chỉnh lại đơn giá.

4.4.7. Kho nguyên liệu & phụ liệu

1. Chất lượng công việc và hiệu quả là mục tiêu số 1. 2. Thực hiện theo CNNV-HDCV-biểu mẫu.

3. Thủ kho, phụ kho nguyên liệu & phụ liệu:

- Nghiêm túc là việc theo hệ thống làm đúng ngay từ đầu.

- Đảm bảo tất cả các mã hàng khi chuyển về kho phải nhanh chóng giám định, lên biên bản kịp thời cho các bộ phận liên quan.

- Đảm bảo việc giám định khổ vải, chất lượng nguyên phụ liệu kỹ, không để xảy ra sai sót ảnh hưởng đến các bộ phận liên quan và sản xuất của Xí nghiệp.

4. Tận tụy với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao (ở lại đến khi nào xong việc thì về không giới hạn thời gian). Vì chúng tôi đã thấu hiểu những điều mong đợi của đơn vị không để Xí nghiệp lãng phí một giây phút nào do giám định không kịp hoặc do việc cung cấp nguyên phụ liệu không đồng bộ kịp thời.

SVTH: Nguyễn Hữu Nghiệm 47

4.4.8. Chính sách 5s

1. CBNVV phải mặc đồng phục đúng ngày quy định và đeo thẻ đầy đủ. Phải sử dụng đầy đủ trang bị bảo hộ cá nhân bao gồm: nón, khẩu trang, dép đi trong xưởng và sử dụng đủ các phương tiện bảo hộ (còng an toàn, kính bảo hiểm…) 2. Không mang thức ăn, những vật dụng cá nhân không có liên quan đến công việc

vào nơi làm việc.

3. Xung quanh khu vực làm việc phải được vệ sinh sạch sẽ. Mỗi vị trí công nhân làm việc trong tổ phải có bao để đựng rác và đựng chai nước uống.

4. Thiết bị phải được vệ sinh sạch sẽ đầu giờ, cuối giờ. Thiết bị không sử dụng phải có bao che phủ, vệ sinh sạch và tấm lót chân vịt có cắm kim để hút dầu. 5. Các vật kim loại phải được ghi rõ họ tên, tổ và cột dây cố định. Không sử dụng

dao lam, dao máy cắt tay trên chuyền. Kim may tay (nếu có) phải để vào trong hộp kín và cất giữ trong tủ / ngăn kéo.

6. Phụ liệu phải để gọn gàng tại một vị trí cố định. Phụ liệu phải ghi rõ tên mã hàng, chỉ sang cuộn phải ghi ký hiệu màu theo cuộn chỉ gốc. Phụ liệu thừa phải nhập trả ngay sau khi kết thúc mã hàng.

7. Phải thu hồi đầy đủ các phần kim gãy. Bảng quản lý kim gãy phải được ghi đầy đủ các nội dung.

8. Mọi thiết bi, phương tiện, sản phẩm để đúng nơi quy định, không lấn chiếm vạch ranh giới thoát nạn, che lấp tủ điện hoặc phương tiện PCCC. Không để sản phẩm chạm đất. Không nằm, ngồi lên sản phẩm.

9. Tiêu chuẩn kỹ thuật, bảng màu, sản phẩm mẫu của mã hàng đang sản xuất phải được treo ngay tại tổ để dễ nhìn thấy, dễ lấy. Bảng hướng dẫn bước công việc khó phải treo tại máy may bước công việc đó.

10.Công nhân phải đeo bao tay khi sản xuất màu trắng. Không để lẫn lộn sản phẩm màu trắng với sản phẩm màu khác.

SVTH: Nguyễn Hữu Nghiệm 48 11.Mẫu rập các loại phải ghi rõ tên mã hàng và tập trung vào một khu vực nhất

định.

12.Để sản phẩm gọn gàng, đúng biển báo quy định. Xung quanh khu vực làm việc phải vệ sinh sạch sẽ. Chỉ vụn, giấy vụn,...phải được bỏ vào bao đựng rác.

13.Phải sử dụng thước đo thông số còn hiệu lực hiệu chuẩn. Nếu sử dụng vạch đo sẵn thì vạch đo đó phải có chữ ký xác nhận chính xác của người có thẩm quyền. 14.Không để xe vận chuyển, giá kiểm hóa hay sản phẩm lấn vạch ranh giới thoát

nạn, che lấp tủ điện, phương tiện PCCC.

15.Chỉ sử dụng viết chì, ghi nhận số liệu kiểm hóa đầy đủ. Kéo bấm phải được ghi rõ họ tên, tổ và cột dây cố định.

16.Bảng quản lý vật kim loại nguy hiểm.

17.Sự an toàn, tinh thần làm việc hòa nhã với mọi người.

4.4.9. Điều hành xí nghiệp và phân xưởng

1. Chất lượng công việc và hiệu quả là mục tiêu số 1. 2. Thực hiện theo CNNV-HDCV_biểu mẫu.

3. Cùng với nhóm Kaizen:

- Linh hoạt khi chuyển đổi đơn hàng.

- Tập trung vào tổ có năng suất thấp nhất.tập trung xử lý các BCV có năng suất thấp nhất.

- 1 giờ/ 1lần xử lý các BCV có năng suất thấp nhất.

4. Tận tụy chuẩn bị hoàn chỉnh đơn hàng trong PCLĐ & ghép BCV, sơ đồ chuyển (ở lại đến khi nào xong mới về không giới hạn thời gian). Họp tổ giao kế hoạch, mục tiêu cụ thể cho từng người lao động.

5. Đi đứng dứt khoát, nhanh nhẹn. Bám sát người lao động để đạt cho bằng được mục tiêu đã đề ra. Khi tổ không đạt kế hoạch trong giờ từng bước:

- Lấy số và đôn dốc năng suất.

SVTH: Nguyễn Hữu Nghiệm 49 - Yêu cầu nhóm thao tác và kỹ thuật chuyền phải xử lý.

- Hoán đổi lao động trong tổ và giữa các tổ cho phù hợp với năng suất và tay nghề.

- Tiếp tục sinh hoạt với công nhân về hệ số lương. - Cho thi đua năng suất tập thể tổ hoặc nhóm BCV.

- Tiếp tục nhận bàn giao CBC từ nhóm Kaizen và duy trì năng suất đã đạt được.

- Khi đã áp dụng tất cả các phương pháp nêu trên nhưng vẫn không đạt hiệu quả thì cho tăng ca cục bộ tại BCV không đạt năng suất.

6. Trung thực trong công việc và phải nghiêm túc chấp nhận, giải quyết các vấn đề do khách hàng góp ý. Nắm được kế hoạch để phân công nhiệm vụ cho các bộ phận phối hợp tốt với nhau khi lên hàng mới.

7. Quyết tâm nâng cao năng lực quản lý điều hành, nâng cao chất lượng công việc nhằm loại bỏ lãng phí để đạt được các mục đặt ra và chúng tôi cũng mong đợi sự đồng hành của Phòng CBSX về đơn giá gia công phải phù hợp với kết cấu và sản lượng của từng mã hàng.

4.4.10. Chính sách chất lượng 1. Chính sách chất lượng: 1. Chính sách chất lượng:

Chính sách chất lượng của Công ty là: Làm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng và luôn luôn cải tiến chất lượng. Đó là cách duy nhất để Công ty duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh.

2. Các mục tiêu của chất lượng:

- Đảm bảo cung cấp cho khách hàng những sản phẩm thỏa mãn yêu cầu đã thỏa thuận bằng cách giảm bớt tỉ lệ sản phẩm không phù hợp, giảm bớt những khiếu nại của khách hàng. Đổi mới trang thiết bị, thường xuyên đầu tư công nghệ hiện đại tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng

SVTH: Nguyễn Hữu Nghiệm 50 yêu cầu của khách hàng, phù hợp với nhu cầu của thị trường trong từng giai đoạn.

- Đảm bảo thực hiện tốt công tác đào tạo đội ngủ công nhân viên để có đủ nhân lực và nghiệp vụ kỹ thuật cần thiết thực hiện tốt công việc được giao. Để thực hiện mục tiêu trên, toàn thể CB CNV Công Ty Cổ Phần May Tây Đô cam kết xây dựng và áp dụng một hệ thống chất lượng có hiệu lực và hiệu quả, thường xuyên cải tiến hệ thống chất lượng, phát triển sự hợp tác của mọi thành viên trong Công ty, đảm bảo tuân thủ mọi yêu cầu của tiêu chuẩn ISO-9001: 2000

4.5. Các bước để lên một đơn hàng

Các bước trên được thể hiện rõ trong phần “Phụ lục 2 các bước để lên đơn hàng”

4.6. Các bước để cân bằng chuyền

1. Tìm tổng thời gian hoàn thành sản hoàn chỉnh: cộng thời gian của tất cả các công đoạn: A

2. Tìm tổng thời gian của chuyền trong 01 giờ: B=(Số CN/ chuyền) *60 phút 3. Tính định mức của chuyền trong một giờ: B/A = C

4. Lấy định mức này áp dụng cho tất cả các công đoạn

5. Tìm thời gian cần cho tất cả các công đoạn: TGCĐ x C = D 6. Tìm thời gian dư hoặc thiếu của các CĐ: 60 phút – D = E

7. Lấy CĐ có thời gian dư hỗ trợ cho các CĐ thiếu thời gian theo các nguyên tắc cuả hệ thống CBC

CHUẨN BỊ MÃ HÀNG

RẢI CHUYỀN CÂN BẰNG

CHUYỀN

SVTH: Nguyễn Hữu Nghiệm 51

4.7. Cải tiến năng suất chuyền may

1. Thảo luận và thực hiện việc cần bằng chuyển cùng với chuyền trưởng

2. Cân bằng chuyền sớm nhất sau khi hàng ra chuyền 2 ngày (thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào đơn hàng dài hay ngắn)

3. Các công đoạn ghép nhau phải cùng bậc thợ

4. Các công đoạn ghép với nhau phải cùng thiết bị (chủng loại, cự li, chân vịt, loại chỉ, màu chỉ…)

5. Ưu tiên ghép các công đoạn trong cùng nhóm

6. Hoán đổi công đoạn và công nhân sao việc thực hiện thao tác và công việc cho ra hiệu quả nhất

7. Đảm bảo mức lương công nhân sao cho ít nhất và tối thiểu là bằng với trước khi khi cân bằng chuyền.

4.8. Khi chuyển khai một mã hàng mới

1. Nhóm Kaizen: chuẩn bị tính kế hoạch luồn chuyền, chia sẽ kế hoạch, bấm giờ khi nhóm chuẩn bị hướng dẫn tập công đoạn khó cho công nhân, nếu thời gian không đạt thì nên xét đến vấn đề bố trí them lao động trong chuyền hỗ trợ lên hàng.

2. Nhóm cơ điện: chuẩn bị máy trước khi lên chuyền không để lãng phí xảy ra do không đủ máy, sai kỹ thuật, máy móc hoạt động bất bình thường,… 3. Tổ Trưởng: chuẩn bị bán thành phẩm luồn chuyền, sắp xếp, sắp xếp công

nhân tập luyện các công đoạn khó, giao kế hoạch và hối thúc nâng suất cho công đoạn lôi kéo và những công đoạn còn mã hàng cũ

4. Nhóm chuẩn bị - hướng dẫn: hướng dẫn luồn chuyền theo kế hoạch, tập luyện ba bước công đoạn khó (có kế hoạch)

Để đạt được kế hoạch tốt

1. Tổ trưởng: họp tổ để giao kế hoạch hối thức và xử lý nâng suất theo NĐSX 2. Tổ phó: cung câp bán thành phẩm vào chuyền theo vốn trong ngày, vét

chuyền sạch không để ảnh hưởng đến nâng suất thấp.

3. Nhóm Kaizen: phân công lao động và ghép bước công việc hợp lý, phối hợp với nhóm Thao tác, Kỹ thuật, Tổ trưởng đặt hàng cho những bước công việc có nâng suất thắp để đạt kế hoạch giao, hội ý xử lý nhanh khi có vấn đề phát sinh trên chuyền

4. Nhóm cơ điện: phản ứng nhanh khi có tính hiệu đèn, không để lãng phí xảy ra do hư hỏng máy.

SVTH: Nguyễn Hữu Nghiệm 52 5. Kỹ thuật- Thao tác: hướng dẫn theo phiếu đặt hàng Kaizen có hiệu quả, hướng dẫn các thao tác cơ bản cho công nhân, loại bỏ thao tác thừa, giảm thời gian chế tạo sản phẩm

6. Đốc công: chỉ huy 5 nhóm để đạt hiểu quả tốt nhất.

4.9. 10 thao tác cơ bản trong khi tác nghiệp

1. Tư thế ngồi sản xuất: Lưng – Mông – Chân phải tạo thành 1 góc 900 2. Độ ngồi cao hợp lý là khủy tay phải nằm trên bàn may.

3. Sắp xếp để bán thành phẩm hợp lý.

4. Không bao giờ để bán thành phẩm vượt quá 1 tầm tay. 5. Luôn luôn lấy bán thành phẩm bằng hai tay.

6. Thao tác nào có thể làm bằng chân thì tuyệt đối không làm bằng tay. 7. Loại bỏ thao tác thừa.

8. Thực hiện thao tác chuẩn (thao tác hợp lý).

9. Người làm công đoạn trước tuyệt đối không tạo ra thao tác thừa cho người làm công đoạn sau.

10.Thao tác xong tới đâu kiểm tra ngay và sửa chữa liền (nếu sản phẩm chưa đạt chất lượng).

4.10. Hướng dẫn công việc cung cấp bán thành phẩm chuyền may 4.10.1. Mục đích 4.10.1. Mục đích

Để kiểm soát dung lượng bán thành phẩm tại mỗi vị trí trong chuyền may.

4.10.2. Yêu cầu

4.10.2.1. Định nghĩa vốn trong chuyền:

Vốn trong chuyền = vốn lưu động + vốn dự trữ

- Vốn lưu động (sơ mi) = ½ năng suất mục tiêu ngày/ chuyền - Vốn lưu động (quần) = Năng suất mục tiêu ngày/ chuyền - Vốn dự trữ = ½ năng suất mục tiêu ngày/ chuyền

Gọi A là năng suất mục tiêu ngày/ chuyền - Vốn trong chuyền (sơ mi) = 1A

SVTH: Nguyễn Hữu Nghiệm 53 - Vốn trong chuyền (quần) = 1.5A

4.10.2.2. Khống chế vốn bán thành phẩm trong chuyền may

- Xí nghiệp may 1 (sơ mi)

Hàng đơn giản: dung lượng bán thành phẩm trong chuyền

0.5A < Vốn trong chuyền ≤ 1A

VD: Năng suất mục tiêu chuyền may/ ngày XN1 là 700 sp ngày thì vốn trong chuyền là: 350 < Vốn trong chuyền ≤ 700

Hàng phức tạp: (Do phòng chuẩn bị sản xuất và Kaizen hệ thống xác nhận) thì dung lượng bán thành phẩm trong chuyền: 1A < Vốn trong chuyền ≤ 1.5A VD: Năng suất mục tiêu của chuyền may/ ngày XN1 là 400 sp ngày thì vốn trong chuyền là: 400 < Vốn trong chuyền ≤ 600

- Xí nghiệp 2 (quần tây)

Dung lượng bán thành phẩm trong chuyền: 1A < Vốn trong chuyền ≤ 1.5A VD: Năng suất mục tiêu chuyền may/ ngày XN2 là 500 sp ngày thì vốn trong chuyền là 500 < Vốn trong chuyền ≤ 750

4.10.2.3. Cách tính vốn trong chuyền

Lấy số bán thành phẩm đã cung cấp trừ đi số lượng sản phẩm may ra = số còn lại, đó chính là vốn trong chuyền.

VD: Năng suất may ra: 800sp/ ngày, đến cuối ngày may đến số 300 (stt), xưởng cắt đang cung cấp BTP đến số: 1750sp. Như vậy, BTP bị tồn = 1750-300=1450 > 800 sp: KHÔNG ĐẠT

4.10.3. Tổ chức thực hiện 4.10.3.2. Đối với thống kê cắt 4.10.3.2. Đối với thống kê cắt

Làm “Bảng cung cấp bán thành phẩm chuyền may” khi lên mã hàng mới giao cho Tổ Phó/ Tổ Trưởng (người đặt bán thành phẩm trước 2 ngày)

4.10.3.3. Đối với Tổ Trưởng

Căn cứ vào “Bảng cung cấp bán thành phẩm chuyền may_ Phụ lục 3a”, người đặt bán thành phẩm phải đặt hàng cho xưởng cắt (theo mẫu “phiếu đặt hàng cắt_ Phụ

SVTH: Nguyễn Hữu Nghiệm 54

lục 3b: phiếu đặt hàng cắt) trước 2 ngày sản xuất, để xưởng cắt chuẩn bị bán thành phẩm. Giao “phiếu đặt hàng cắt” trước 11h 00 mỗi ngày cho Tổ Trưởng cắt.

4.10.3.4. Đối với công nhân vận chuyển bán thành phẩm lên chuyền may

Nhân viên vận chuyển bán thành phẩm nhận “ Phiếu đặt hàng cắt” từ Tổ trưởng cắt để phân hàng lên từng chuyền theo đúng số lượng đã đặt và giao hàng ít nhất ½ số lượng đặt vào buổi chiều hôm trước ngày vào chuyền và giao đúng số cong lại trước 9h ngày hôm sau (ngày vào chuyền). Giao hàng đúng người đặt, coa ký xác nhận và tắt công tắc đèn đúng tổ đã giao hàng để thể hiện hàng đã giao (nếu có).

VD: Phiếu đặt hàng cắt Tổ 5

Ngày cắt 15/06 ngày vào chuyền 17/06 thì chậm nhất vào buổi chiều ngày 16/06, nhân viên vận chuyển bán thành phẩm phải vận chuyển ít nhất ½ số lượng bán thành phẩm (đồng bộ) vào đúng chuyền giao cho người đặt, có ký xác nhận và tắt công tắc đền Tổ 5 (nếu có), số lượng còn lại phải được giao đồng bộ trước 9h ngày 17/06.

4.10.3.5. Quy định gắn thẻ trực quan

- Những mã hàng nào chưa nhận hồ sơ chưa gắn

- Đã nhận hồ sơ nhưng chưa cắt: gắn

Một phần của tài liệu hiện trạng áp dụng lean và giải pháp giảm thiểu lãng phí, nâng cao năng suất (công ty cổ phần may tây đô – cần thơ) (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)