Tại phân xƣởng 1 bao gồm các dây chuyền tạo sợi, dây chuyền dệt và dây chuyền tráng màng, các công việc tại phân xƣởng này có tính quyết định đến các khâu còn lại và vì yêu cầu kỹ thuật cao của các công đoạn. Chất lƣợng manh (sợi) ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng, mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng.
Công ty nên thƣờng xuyên tổ chức nâng cao tay nghề công nhân. Đặc biệt, dây chuyền dệt sợi là nơi cần có những công nhân dày dặn kinh nghiệm và phản ứng nhanh nhạy do yêu cầu xử lý tình huống đứt sợi, phải nối lại nhanh chóng.
Hình 5.1. Công nhân tráng màng (trái) và công nhân dệt (phải).
Phân xƣởng 2 gồm dây chuyền in, tạo ống sản phẩm và may, dây chuyền đóng bao, ép kiện. Các công đoạn này sinh ra nhiều phế thải vì vậy cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề vệ sinh tại đây tránh trƣờng hợp gây khó khăn trong quá trình di chuyển, ảnh hƣởng đến an toàn lao động.
Yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm
Để tránh tình trạng nhầm lẫn đặc tính kỹ thuật đối với các loại sản phẩm khác nhau, tại phân xƣởng sản xuất cần trang bị một bảng chỉ dẫn yêu cầu của sản phẩm hiện đang sản xuất trong thời gian đó. Bảng chỉ dẫn này gồm màu sắc, hình ảnh, kích cỡ manh…và sẽ đƣợc thay đổi trƣớc khi chuyển sang loại sản phẩm khác. Cách này không những giúp các cán bộ dễ dàng kiểm soát mà còn giúp công nhân nhận dạng đƣợc những sai sót trong trƣờng hợp nhầm lẫn về yêu cầu kỹ thuật.
Chất lƣợng sản phẩm
Chất lƣợng bao bì của công ty phụ thuộc nhiều vào chất lƣợng nguyên liệu. Vì thế, phòng kỹ thuật-KCS có nhiệm vụ phải thực hiện nghiêm ngặt khâu kiểm tra nguyên liệu đầu vào gồm hạt nhựa, mực in, giấy Kraft, dung môi. Nếu phát hiện có yêu cầu kỹ thuật nào không đúng theo yêu cầu trong hợp đồng cần nhanh chóng báo với phòng kế hoạch đổi hàng, đảm bảo nguyên liệu cho quá trình sản xuất, tuyệt đối tránh tình trạng sau khi đƣa vào sản xuất mới phát hiện chƣa đạt tiêu chuẩn.
Nhân viên KCS nên tiến hành liên tục kiểm tra các bán thành phẩm trên từng dây chuyền nhằm kịp thời phát hiện lỗi ngăn chặn kịp thời hạn chế tối đa phế phẩm. Phòng kỹ thuật- KCS cần không ngừng nghiên cứu các phƣơng pháp kỹ thuật mới giúp giảm hao hụt nguyên liệu, thời gian sản xuất và giảm lƣợng năng lƣợng tiêu thụ trong sản xuất mà vẫn đảm bảo chất lƣợng sản phẩm