Bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra ở lợn

Một phần của tài liệu phân lập và xác định đặc tính sinh học của vi khuẩn salmonella tại một số trang trại lợn nuôi theo quy mô công nghiệp ở miền bắc (Trang 26 - 30)

Mầm bệnh sau khi nhiễm vào đường tiêu hố, nhanh chóng đi vào hệ lâm ba của ruột gây viêm sưng hạch, từ đó vào hệ tuần hồn, gây bại huyết, làm cho lá lách sưng to, lúc ñầu do tụ máu, về sau do tăng sinh, sản sinh nội ñộc tố, gây viêm hoại tử gan và hạch.

Bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra ở lợn có 2 dạng chủ yếu:

Thể nhiễm trùng huyết do S.choleraesuis chủng kunzendorf gây ra và thể viêm ruột do S. typhimurium.

2.3.1. Thể nhiễm trùng huyết do S.choleraesuis chủng kunzendorf

Bệnh phó thương hàn lợn thể nhiễm trùng máu xảy ra chủ yếu ở lợn sau cai sữa do S. choleraesuis chủng Kunzendorf gây nên (Laval, 2000) với các triệu chứng lâm sàng điển hình như bỏ ăn, ủ rũ, thích nằm tập trung lại với nhau ở góc chuồng tối hay chui vào ổ rơm, thân nhiệt tăng cao 41 – 42oC. Mí mắt sưng mọng có nốt tím bầm, viêm kết mạc. Khi bị biến chứng, gây viêm phổi, ho khan, có dịch đờm. Xuất huyết lấm tấm dưới da, tụ lại thành những vết ñỏ thẫm trên

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………… 18

da bụng và tai. Sau 3 – 4 ngày bị mắc bệnh, lợn ỉa chảy có màu vàng. Trong các ổ dịch, tỷ lệ lợn bệnh chết ở mức cao, tỷ lệ những con ốm khơng cố định, thường dưới 10% trong tổng ñàn.

Hiện tượng ỉa chảy xuất hiện sau 2 – 3 ngày, rồi kéo dài cho ñến khi lợn chết hoặc khỏi bệnh. Phân bài xuất nhiều lần trong ngày, sau đó phân chảy ra liên tục, phân có màu vàng, vàng xám, vàng nâu ở lợn con, còn ở lợn trưởng thành phân nhão, phân nước có lẫn máu. Lợn gầy sút nhanh (Laval, 2000).Trên da lợn trưởng thành mắc bệnh cũng xuất hiện các mảng da bị đỏ, hoặc tím bầm ở vùng bụng, tai, bẹn,… sau đó xuất hiện chứng viêm phổi, lợn ho, thở dốc. Những lợn như vậy thường bị chết do chứng viêm phổi thứ phát 15 ngày sau khi bị bệnh. Tỷ lệ lợn chết ở lợn bị bệnh thể á cấp tính khoảng 40 – 45%. Lợn bị bệnh thường mang trùng và đều đặn thải mầm bệnh ra ngồi theo phân, nhưng khó phát hiện một cách chính xác (Laval, 2000).

Bệnh tích đại thể:

Khi mổ khám lợn bệnh, những bệnh tích đại thể quan sát được bao gồm: Các vết tím xanh ở rìa tai, trên bề mặt da bụng, bẹn, chân và đi; nhồi huyết ở lớp niêm mạc dạ dày; lách sưng to nhưng nhẹ hơn gan, khi cắt ngang thấy tổ chức lách có màu tím. Gan sưng to,tụ máu,trên bề mặt gan xuất hiện những nốt hoại tử nhỏ màu trắng, tế bào gan cứng lại. Phổi bị cứng và xung huyết tràn lan.

Bệnh tích vi thể:

Dấu hiệu biến đổi bệnh tích vi thể là do Salmonella gây ra là ở hạch lympho màng treo ruột: Sưng, xung huyết, xuất huyết và có điểm hoại tử màu xám, trên bề mặt gan thấy xuất hiện điểm hoại tử mơ bào. Những biến đổi bệnh tích vi thể ở lợn do Salmonella gây ra là không hề trùng lặp với bất cứ bệnh nào khác ở lợn.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………… 19

Chẩn đốn:

Chẩn đốn bệnh phó thương hàn thể nhiễm trùng máu do S. choleraesuis chủng Kunzendorf gây nên không thể chỉ dựa trên các triệu chứng lâm sàng đơn lẻ, vì các triệu chứng lâm sàng của bệnh giống như nhiều triệu chứng nhiễm trùng khác ở lợn như bệnh nhiễm trùng do Streptoccocus, bệnh đóng dấu lợn.

2.3.2. Thể viêm ruột do S. typhimurium

Bệnh phó thương hàn thể viêm ruột thường do các serotyp S.typhimurium

gây ra ở lợn con từ sau cai sữa ñến khoảng 4 – 6 tháng tuổi. Các thể bệnh hay gặp là cấp tính hoặc mãn tính (Laval, 2000).

Triệu chứng:

Triệu chứng lâm sàng xuất hiện từ từ, một trong những triệu chứng ñầu tiên và quan trọng là ỉa chảy. Thời kỳ nung bệnh thường từ 3 – 4 ngày. Phân ban đầu nhão sau đó chuyển sang thể nước màu vàng, lẫn máu và chất nhầy. Lợn ốm bỏ ăn, thường uống nhiều nước. ðợt sốt ñầu tiên kéo dài chừng một tuần, tiếp theo một thời kỳ không sốt mấy ngày, rồi lại tiếp tục sốt. Ở một số lợn ốm thấy bị viêm khớp, chân bị què, ñứng khơng vững, đi xiêu vẹo. Ngồi triệu chứng tiêu chảy, lợn ốm cịn bị viêm phổi, lợn ho, thở gấp, nước mũi chảy nhiều. Hầu hết lợn bệnh bình phục nếu được điều trị kịp thời, nhưng chủ yếu chuyển sang thể mãn tính kéo dài vài tháng. Tỷ lệ lợn chết dao động từ 40% – 50%. Số con cịn sống sót chậm lớn, cịi cọc. Những lợn khỏi bệnh thường mang trùng và thải mầm bệnh ra ngồi mơi trường (Laval, 2000).

Bệnh tích đại thể:

Bệnh tích thường thấy ở ruột, nhất là ruột già. Trong thể cấp tính, niêm mạc ruột thấm máu tràn lan, khi cắt ra trơng giống như mỡ và có thể có màng giống như sợi huyết phủ ở trên, lách sưng to và dai như cao su.

Trong thể mạn tính, bệnh tích đặc biệt là thối loét ở niêm mạc ruột. Những mụn loét to hay nhỏ, màu vàng xanh hoặc xám, chứa ñầy một thứ bã

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………… 20

đậu, xung quanh có bờ đỏ và nhẵn. Van hồi manh tràng bị loét cúc áo, có phủ một lớp màng (Trương Văn Dung và Yoshihara Shinobu, 2002).

Bệnh tích vi thể:

Sự hoại tử nơng hay sâu trên bề mặt của lớp tế bào biểu mô ruột là những bệnh lý vi thể ñặc trưng của thể viêm ruột; có trường hợp thấy nổi gồ lên khỏi niêm mạc xung huyết của ruột những hạt tròn như hạt ñậu màu trắng vàng. Phần đầu lơng nhung trong hồi tràng bị teo ngắn lại. ða số trường hợp thấy mảng peyer bị loét dưới ñáy như phủ một lớp tổ chức hoại tử màu vàng trắng, niêm mạc dạ dày có điểm chảy máu rải rác, có một số loét nhỏ tập trung ở bờ cong nhỏ. Gan xung huyết, trên bề mặt gan có thể thấy những nốt u nhỏ (áp xe) mang tính đặc trưng cho thể bệnh khơng giống với điểm hoại tử trong thể nhiễm trùng huyết.

Chẩn đốn:

+ Chẩn đốn lâm sàng: Ở thể viêm ruột của bệnh phó thương hàn, căn cứ vào các triệu chứng điển hình như viêm ruột và dạ dày ở lợn con từ sau cai sữa ñến 4 tháng tuổi. ðồng thời, dựa vào kết quả nuôi cấy, phân lập vi khuẩn trên môi trường pepton và kiểm tra di ñộng trên môi trường thạch và xét nghiệm huyết thanh học.

+ Chẩn đốn phân biệt với bệnh hồng lỵ, chứng viêm ruột do

Campylobacter (PHE), bệnh viêm ruột hoại tử, bệnh viêm dạ dày ruột (Transmission Gasto Enteritis – TGE), bệnh tiêu chảy ở lợn do E.coli. Một số tác nhân gây tiêu chảy do vi rút như RotavirusCoronavirus gây viêm ruột, bệnh dịch tả lợn, các loại ký sinh trùng như cầu trùng Coccidia.

- Ở bệnh phó thương hàn, thân nhiệt lợn ốm vẫn giữ cao (41 – 42oC) trong suốt thời gian lợn bị ỉa chảy, điều đó hồn toàn khác với bệnh hồng lỵ. Hiện tượng tím tái nhiều khu vực trên da lợn bị bệnh phó thương hàn cũng khác với lợn bị bệnh hồng lỵ. Ở lợn bị bệnh hồng lỵ, phân có màu xám, xám – đen, đen, đen nâu, hiện tượng này khơng có ở lợn bị bệnh phó thương hàn. Lách ở lợn bị

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………… 21

bệnh hồng lỵ khơng bị sưng và khơng có những biến đổi đặc trưng. Màng niêm mạc ruột ở lợn bị bệnh hồng lỵ thường phủ một lớp biểu bì hoại tử, hiện tượng này khơng có ở lợn bị bệnh phó thương hàn.

Một phần của tài liệu phân lập và xác định đặc tính sinh học của vi khuẩn salmonella tại một số trang trại lợn nuôi theo quy mô công nghiệp ở miền bắc (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)