Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2010 2014 (Trang 49)

K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Hạ Long nằm ở vị trí Tây Bắc vịnh Bắc Bộ, có trục Quốc lộ 18A đi qua; cách Hà Nội 165km về phía Tây, cách cửa khẩu Quốc tế Móng Cái 180km về phía Tây Nam, với bờ biển dài trên 50 km (Với tọa độ địa lý: Từ 20055’ đến 21005’ vĩ đỗ Bắc; Từ 106050’ đến 107030’ kinh độ Đông).

Hình 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Hạ Long

Phía Bắc - Tây Bắc giáp Huyện Hoành Bồ,

Phía Nam thông ra biển qua Vịnh Hạ Long và Thành phố Hải Phòng, Phía Đông - Đông Bắc giáp thành phố Cẩm Phả,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố Hạ Long là 27.195,03 ha. Thành phố Hạ Long gồm có 20 phường, Thành phố vừa là một đơn vị hành chính, vừa là thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh, một tỉnh lớn nằm trong tam giác trọng điểm kinh tế phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Vị trí địa lý của Thành phố Hạ Long có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội. Với những lợi thế về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và cảng biển, đặc biệt cảng khách Hòn Gai, cảng nước sâu Cái Lân cho phép Thành phố giao lưu quan hệ quốc tế với nhiều nước trên thế giới và các huyện, tỉnh, Thành phố trong cả nước.

3.1.1.2. Địa hình

Hạ Long là Thành phố ven biển vịnh Bắc Bộ, có địa hình đa dạng và phức tạp, gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt (đồi núi, ven biển, hải đảo).

3.1.1.3. Khí hậu

Thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, một năm có 2 mùa, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Là vùng ven biển với hệ thống đảo và đồi núi nên khí hậu của Hạ Long bị chi phối mạnh mẽ của biển.

3.1.1.4. Thủy văn

Các sông chính chảy qua địa phận Thành phố gồm có sông Diễn Vọng, sông Vũ Oai, sông Man, sông Trới đổ vào vịnh Cửa Lục và sông Míp đổ vào hồ Yên Lập.

Vùng biển Hạ Long chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3,6 m.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất.

Căn cứ vào đặc điểm địa hình, sự hình thành và cấu tạo của đất, đất đai thuộc Thành phố Hạ Long được phân thành các nhóm đất chính như sau:

Đất cát ven biển (C), đất mặn (M), Đất phù sa (P), đất mùn vàng đỏ trên núi (HV), đất vàng đỏ (FV), đất Glây (G), đất xám (X), đất nhân tác (NT).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

- Tài nguyên nước:

Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp ở Hạ Long rất hạn chế và đặc biệt khó khăn về mùa khô.

+ Tài nguyên nước mặt: Hạ Long nằm trong vùng có mưa lớn bình quân 1800 - 2000 mm/năm, do địa hình dốc, các sông suối nhỏ và ngắn đều từ trên núi cao đổ thẳng xuống vịnh Hạ Long nên nguồn nước mặt phụ thuộc rất lớn vào các mùa trong năm, về mùa khô nguồn nước dễ bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt.

+ Tài nguyên nước ngầm: trữ lượng ít

- Tài nguyên rừng:

Theo kết quả rà soát để quy hoạch đất lâm nghiệp năm 2014 thì diện tích đất có rừng của Thành phố Hạ Long 5.951,4 ha trong đó: rừng phòng hộ là 4074,0 ha (rừng ngập mặn (phòng hộ ven biển) là 426,2 ha); rừng sản xuất 1630,0 ha; rừng đặc dụng 247,4 ha.

Bên cạnh đó là tài nguyên thực vật của vịnh Hạ Long rất phong phú, đặc trưng với tổng số loài thực vật sống trên đảo, núi đá khoảng trên 1.000 loài, với rất nhiều loài quý hiếm trong đó có 7 loài được Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới phát hiện và cho vào danh sách bảo vệ.

- Tài nguyên biển:

Biển ở Hạ Long có những đặc điểm riêng biệt về địa hình địa mạo, không những có tiềm năng lớn về du lịch mà còn là vùng biển có tiềm năng phong phú về khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, phát triển cảng biển, giao thông đường thuỷ và công nghiệp sửa chữa đóng mới tàu biển.

- Tài nguyên khoáng sản:

Thành phố Hạ Long có nhiều loại tài nguyên khoáng sản, tập chung chủ yếu là than đá và một số vật liệu xây dựng khác như đá vôi, đất sét và cao lanh.

- Tài nguyên nhân văn:

Thành phố Hạ Long là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, nằm trong cái nôi sản sinh ra giai cấp công nhân Việt Nam, có tinh thần hiếu học, năng động, sáng tạo, có nguồn lao động dồi dào, có đội ngũ khoa học lớn mạnh,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 công nhân có tay nghề cao nòng cốt tiếp thu khoa học công nghệ mới áp dụng sản xuất.

- Tài nguyên du lịch :

+ Du lịch cảnh quan: Cảnh quan biển - đảo Vịnh Hạ Long là tài nguyên du lịch nổi trội, có sức cạnh tranh nhất.

+ Du lịch sinh thái: Hạ Long tập trung hầu hết các hệ sinh thái của vùng biển nhiệt đới như: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới...

+ Du lịch văn hóa:Lịch sử phát triển 250 triệu năm của Vịnh Hạ Long - Cát bà và Vịnh Bái Tử Long không chỉ là minh chứng hùng hồn cho quá trình biến động của vỏ trái đất, bằng chứng về sự xâm thực của nước biển ở các thời kỳ khác nhau mà còn là dấu ấn thăng trầm của người Việt cổ trước nhiều thách thức như: thiên tai, giặc dã. Những di chỉ khảo cổ như: di chỉ Soi Nhụ, di chỉ cái Bèo, di chỉ thương cảng cổ Vân Đồn đã thể hiện sự tồn tại của nhiều tầng văn hoá tại khu vực này, điển hình nhất là nền văn hoá Hạ Long. Di tích lịch sử văn hóa: Cụm di tích lịch sử - Văn hoá - Danh thắng Núi Bài Thơ nằm ở Trung tâm Thành phố, một mặt tiếp giáp với đất liền, một mặt tiếp giáp với biển, độ cao 187,9 m, rộng 226,413 m2. Ngoài ra còn các Làng nghề truyền thống, làng chài…

- Tài nguyên bãi tắm:

So với các đỉểm du lịch lân cận như Bái Tử Long hay Trà Cổ – Vĩnh Thực thì các bãi tắm của Hạ Long có số lượng, qui mô và chất lượng rất hạn chế tuy nhiên có lợi thế về vị trí. Hiện tại, đã có một số bãi tắm ở Hạ Long được chính thức đưa vào hoạt động. Điển hình là các bãi tắm Thanh niên, bãi tắm Hoàng Gia, bãi tắm Ti Tốp, bãi tắm Tuần Châu.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2010 2014 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)