Cơ sở thực tiễn và tính pháp lý về giải quyết khiếu, tố cáo về đất đai ở

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2010 2014 (Trang 34)

Vit Nam

1.3.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và công tác chỉ đạo về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, gắn với việc xây dựng bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh. Các Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và đến Hiến pháp năm 2013 đều ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân và quy định việc khiếu nại, tố cáo phải được xem xét và giải quyết nhanh chóng, trong thời hạn pháp luật quy định. Vì vậy, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản pháp luật để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.

Nhằm thể chế hóa quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, vững chắc, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 chủ nghĩa, Nhà nước ta đã ban hành Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998. Luật này đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2004, 2005. Năm 2010 ban hành Luật Tố tụng hành chính. Năm 2011, đã ban hành Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo. Năm 2013 ban hành Luật Tiếp công dân. Cùng với đó là các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hành Luật.

Trước tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai trong những năm gần đây không ngừng gia tăng và diễn biến phức tạp, Đảng và Nhà nước ban hành thêm nhiều văn bản để chỉ đạo, xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân với mục tiêu giải quyết kịp thời, dứt điểm không để khiếu nại vượt cấp, diễn biến phức tạp, khiếu nại đông người kéo dài.

Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai đang là một thách thức đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Giải quyết dứt điểm, có hiệu quả vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Đổi mới công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, tiếp nhận ý kiến phản hồi từ tổ chức, cá nhân để hoàn thiện và xây dựng hệ thống quản lý đất đai (thể chế, bộ máy tổ chức), quan tâm thấu đáo lợi ích thiết thực của người dân để giải quyết tranh chấp khiếu nại, tố cáo về đất đai đạt hiệu quả cao, góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị xã hội là vấn đề cấp bách, là yêu cầu đang đặt ra hiện nay đối với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

1.3.1.2. Việc ban hành các văn bản pháp luật của Nhà nước quy định về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai của các cơ quan hành chính Nhà nước

Để cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và tạo cơ sở pháp lý cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai từ năm 2004, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật từ Luật đến các Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư hướng dẫn và các văn bản quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan hành chính Nhà nước để áp dụng giải quyết các khiếu nại, tố cáo về đất đai. Các văn bản đã được ban hành qua các thời kỳ, thể hiện sự thay đổi về cơ chế chính sách, theo hướng minh bạch, ngày càng có lợi hơn cho người dân, nhằm phù hợp với thực tiễn của từng giai đoạn và hướng đến sự thống nhất, khắc phục sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản pháp luật quy định

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 về vấn đề này.

Hệ thống các văn bản pháp luật của cơ quan HCNN có thẩm quyền tại địa phương từ Nghị quyết đến Quyết định, Chỉ thị, Hướng dẫn được ban hành để cụ thể hóa việc thực hiện công tác giải quyết KN, TC về đất đai tại địa phương.

1.3.1.3. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai hiện nay

Đề tài đề cập đến việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Hạ Long của các cơ quan hành chính Nhà nước theo trình tự, thủ tục quy định của Luật Đất đai 2013, Luật khiếu nại 2011, Luật tố cáo 2011 và các văn bản hướng dẫn.

- Về giải quyết khiếu nại:

Như chúng ta đã biết, theo Luật Khiếu nại, tố cáo trước đây khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì đầu tiên công dân, cơ quan, tổ chức phải khiếu nại đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có cán bộ, công chức có hành vi hành chính ( khiếu nại lần đầu). Có thể nói đây là một yêu cầu có tính bắt buộc đối với mọi trường hợp khiếu nại hành chính theo trình tự khiếu nại mà Luật khiếu nại quy định. Nhìn chung, việc quy định trình tự khiếu nại như vậy là cứng nhắc, không phù hợp với thực tế và yêu cầu hội nhập quốc tế, nó chưa tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Đồng thời ở khía cạnh khác việc quy định có tính bắt buộc đối với mọi khiếu nại lần đầu phải thông qua con “ đường hành chính” như vậy đã vô tình làm tăng thên một số lượng lớn công việc cho các cơ quan hành chính nhà nước, trong khi công việc các cơ quan này đang có dấu hiệu của sự quá tải

Với quan điểm xây dựng trình tự khiếu nại đơn giản, công khai, dân chủ và có hiệu quả; phát huy quyền dân chủ của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện có kết quả quyền khiếu nại; góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị và trật tự xã hội; qua đó thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà Nhà nước. Đồng thời để khắc phục những hạn chế, bất cập của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 Luật khiếu nại, tố cáo trước đây, Luật khiếu nại 2011 đã có những thay đổi mạnh mẽ về trình tự khiếu nại theo hướng công khai, dân chủ, đơn giản và nhanh chóng hơn, với cơ chế khiếu nại linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cao nhất cho người khiếu nại. Theo cơ chế này khi vụ việc khiếu nại hành phát sinh, công dân, cơ quan, tổ chức có quyền chọn lựa cách giải quyết mà mình cho là hiệu quả, cụ thể là khiếu nại trực tiếp đến người có quyết định, hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính, không nhất thiết cứ phải khiếu nại tới người có quyết định, hành vi hành chính như trước đây; đồng thời cho phép công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ kiện hành chính ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình khiếu nại…. Với tinh thần đó Luật khiếu nại đã quy định rõ trình tự khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính. Việc quy định trình tự khiếu nại vừa tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, cơ quan, tổ chức trong việc lựa chọn hình thức giải quyết có hiệu quả hơn khiếu nại của mình, đề cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tạo cơ hội tự sửa chữa của người có quyết định hành chính, hành vi hành chính khi bị khiếu nại và hơn hết là tạo ra cơ chế giải quyết khiếu nại khách quan công khai, minh bạch và kịp thời hơn. Đối với trường hợp người khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án thì Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo quy định của Luật Tố tụng hành chính. (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật – Bộ tư pháp, 2012b)

Theo quy định hiện hành, thẩm quyền giải quyết khiếu nại cụ thể và trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại được quy định tại Luật Khiếu nại năm 2011. (Quốc hội, 2011a)

- Về giải quyết tố cáo:

Việc giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì thẩm quyền giải quyết tố cáo được xác định theo nguyên tắc: tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thì thẩm quyền giải quyết tố cáo được quy định như sau: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý được giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Tố cáo có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ quan thì các cơ quan có trách nhiệm phối hợp để xác định thẩm quyền giải quyết hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên quyết định giao cho một cơ quan chủ trì giải quyết; tố cáo có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan thì cơ quan thụ lý đầu tiên có thẩm quyền giải quyết.

Theo quy định hiện hành, thẩm quyền giải quyết tố cáo cụ thể và trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo được quy định tại Luật Tố cáo năm 2011. (Quốc hội, 2011b)

1.3.1.4. Cơ sở pháp lý liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

- Hiến pháp 1993;

- Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998; - Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;

- Luật Khiếu nại, Tố cáo sửa đổi ngày 15 tháng 6 năm 2004; - Luật Khiếu nại, Tố cáo sửa đổi ngày 29 tháng 11 năm 2005;

- Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 - Luật tố tụng hành chính ngày 24 tháng 11 năm 2010;

- Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011; - Luật Tố cáo ngày 11 tháng 11 năm 2011;

- Nghị định 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ hướng dẫn Luật khiếu nại;

- Nghị định 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ hướng hướng dẫn Luật tố cáo;

- Thông tư 06/2013/TT-TTCP 30/9/2013 của Thanh tra Chính Phủ quy định quy trình giải quyết tố cáo;

- Thông tư 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính Phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính;

- Luật tiếp công dân ngày 25 tháng 11 năm 2013; - Hiến pháp 2013;

- Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

- Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất;

- Nghị định 45/2014/NĐ-CP 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

- Nghị định 46/2014/NĐ-CP 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

- Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Nghị định 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính Phủ hướng dẫn Luật Tiếp công dân;

- Thông tư 07/2014/TT-TTCP 31/10/2014 của Thanh tra Chính Phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh;

- Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2010 2014 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)