Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2010 2014 (Trang 41)

Qung Ninh

Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nội dung khiếu kiện chủ yếu vẫn tập trung vào một số lĩnh vực, như: công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, tài định cư, công tác quản lý đất đai, nhà ở, xây dựng, giao đất, giao rừng, kiến nghị về chính sách xây dựng cải tạo lại Chợ truyền thống, việc bố trí sắp xếp các điểm kinh doanh, ngành hàng tại các Chợ, phí thuê điểm kinh doanh tại Chợ, công tác quản lý, khai thác Bãi triều, vấn đề ô nhiễm môi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 trường, hoạt động khai thác khoáng sản,... Nội dung đơn tố cáo tập trung vào các lĩnh vực, như: tố cáo hành vi làm trái của cán bộ khi thi hành công vụ trong lĩnh vực quản lý đất đai, tài chính, ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội của cán bộ làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước, các hành vi làm trái của cán bộ tham gia ứng cử, bầu cử vào Hội đồng nhân dân các cấp. Giai đoạn này, cùng với việc tổ chức thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành, Chỉ thị số 09/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thông báo số 130-TB/TW của Bộ Chính trị, Thông báo số 321/TB-VPCP của Văn phòng Chính Phủ, Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các Chỉ thị của Tỉnh uỷ. Ủy ban nhân dân tỉnh đã thường xuyên chỉ đạo Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, tồn đọng, kéo dài trên địa bàn; khẩn trương, nghiêm túc tổ chức thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về giải quyết khiếu nại, tố cáo. Do đó, tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh đã giảm nhiều qua từng năm, số vụ việc công dân khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương giảm; cơ bản những vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài từ nhiều năm đã được giải quyết dứt điểm, tạo được sự đồng thuận cao trong quần chúng nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tiếp tục được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm, triển khai thực hiện theo đúng quy định của Luật Khiếu nại, Luật tố cáo, Luật tiếp công dân và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo các Biểu tổng hợp về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014 thì từ năm 2010-2014, các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong tỉnh đã tiếp 31712 lượt công dân, với 19215 vụ việc; có 971 lượt đoàn đông người, với 615 vụ việc công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. (Bảng 1.1)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

Bảng 1.1. Tổng hợp công tác tiếp dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Năm 2010-2014) Năm Tiếp dân Tại cơ quan hành chính Nhà nước các cấp Trong đó tiếp Đoàn đông người Lượt tiếp Số vụ KN, TC, Kiến nghị, PA Lượt đoàn số vụ 2010 6954 3548 144 83 2011 6706 3252 208 163 2012 5457 3832 167 77 2013 6104 3750 250 144 2014 6491 4833 202 148 Tổng số 31712 19215 971 615

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo hàng năm của Thanh tra tỉnh)

Tổng số vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính các cấp là 1126 vụ việc, đã giải quyết được 960 vụ việc, đạt tỷ lệ 85,3%. Phân tích từ kết quả giải quyết 960 vụ việc khiếu nại cho thấy: có 61 (6,3%) vụ việc khiếu nại đúng; 768 (81,6%) vụ việc khiếu nại sai; 116 (12,1%) vụ việc khiếu nại đúng một phần. (Bảng 1.2)

Bảng 1.2. Tổng hợp công tác giải quyết khiếu nại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Năm 2010-2014) Năm Tổng số vụ KN thuộc thẩm quyền giải quyết Tổng số vụ KN đã giải quyết Kết quả giải quyết KN đúng KN sai KN có đúng, có sai 2010 282 254 14 216 24 2011 137 128 4 99 25 2012 102 93 4 81 8 2013 140 112 4 98 10 2014 465 373 35 289 49 Tổng số 1126 960 61 768 116

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 Tổng số vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính các cấp là 270 vụ việc, đã giải quyết được 233 vụ việc, đạt tỷ lệ 86,3%. Phân tích kết quả giải quyết 233 vụ việc tố cáo cho thấy: có 45 (19,3%) vụ việc tố cáo đúng; 145 (62,2%) vụ việc tố cáo sai; 43 (18,5%) vụ việc tố cáo có đúng một phần. (Bảng 1.3)

Bảng 1.3. Tổng hợp công tác giải quyết tố cáo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Năm 2010-2014) Năm Tổng số vụ TC thuộc thẩm quyền giải quyết Tổng số vụ TC đã giải quyết Kết quả giải quyết TC đúng TC sai TC có đúng, có sai 2010 61 56 15 34 7 2011 61 55 6 39 10 2012 44 43 5 28 10 2013 44 39 9 21 9 2014 60 40 10 23 7 Tổng số 270 233 45 146 43

(Nguồn:Tổng hợp báo cáo hàng năm của Thanh tra tỉnh)

Có nhiều nguyên nhân làm phát sinh khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào các nguyên nhân sau đây: Có sự biến động lớn về chủ sử dụng đất và khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất: Chiến tranh khốc liệt trong 30 năm, tiếp theo đó là chiến tranh Biên giới gây nên sự xáo trộn lớn về nơi cư trú cùng với những chính sách đất đai theo yêu cầu của từng thời kỳ cách mạng đã dẫn đến những biến động lớn về chủ sử dụng đất. Mặc dù pháp luật về đất đai (Luật Đất đai năm 1993 và Luật Đất đai 2003) không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai nhưng nhiều người vẫn tranh chấp hoặc khiếu nại đòi đất cũ của mình. Có vụ việc trải

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 qua nhiều thời kỳ thực hiện chính sách đất đai, hồ sơ tài liệu phân tán, hiện trạng đất thay đổi nhiều nên khó khăn trong xác định nguồn gốc đất, trong khi đó hệ thống pháp luật chưa đồng bộ dẫn đến việc áp dụng thiếu nhất quán.

Sự bất cập của hệ thống chính sách pháp luật về đất đai: Từ sau khi pháp luật đất đai có đầy đủ các quyền, việc nắm bắt kịp thời các quy định pháp luật của cán bộ và người dân còn hạn chế, việc hiểu các quy định pháp luật cũng không đầy đủ và quan niệm về chế độ sở hữu tư nhân về đất đai trong nhân nhân dân vẫn còn tồn tại. Việc ban hành văn bản pháp luật về đất đai theo từng giai đoạn lịch sử, phát triển của đất nước nên thiếu đồng bộ và còn chồng chéo, thiếu công bằng, người hưởng chính sách sau được hưởng lợi hơn người hưởng chính sách trước (có một số do chây ì, không chấp hành pháp luật được lợi hơn người chấp hành nghiêm pháp luật), từ đó dẫn đến so bì, khiếu kiện.

Công tác giải phóng mặt bằng có nhiều bất cập: Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền của Nhà nước với tư cách là đại diện sở hữu toàn dân về đất đai và quyền của người sử dụng đất đã được pháp luật công nhận, dẫn tới nhấn mạnh quyền thu hồi đất của Nhà nước, nhấn mạnh việc tạo vốn từ quỹ đất mà chưa quan tâm đầy đủ lợi ích chính đáng của người sử dụng đất, đặc biệt trong việc định giá đất bồi thường, xử lý mối tương quan giữa giá đất thu hồi với giá đất tái định cư (thu hồi theo giá Nhà nước quy định quá thấp, giao đất tái định cư lại theo gần sát giá thị trường). Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích của xã hội với lợi ích của những người có đất bị thu hồi, thường chỉ nhấn mạnh đến tính cấp thiết của việc giải phóng mặt bằng để có được dự án, chưa chú ý những vấn đề xã hội nảy sinh sau khi thu hồi đất, dẫn tới không bảo đảm điều kiện tái định cư, không có phương án tích cực về giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi, nhất là đối với nông dân không còn hoặc ít đất sản xuất hoặc những người không còn việc làm như nơi ở cũ. Vẫn còn tình trạng không chấp hành đúng các quy định của Nhà nước về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Quỹ đất tái định cư còn khó khăn, đặc biệt đối với khu vực đô thị lớn như thành phố Hạ Long. Cơ chế chính sách của Luật Đất đai 2003 còn nhiều bất cập chậm được điều chỉnh, đặc biệt là chính sách hỗ trợ đất nông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 nghiệp trong khu dân cư, tiếp giáp khu dân cư và đất nông nghiệp trong phạm vi địa giới hành chính phường, đây là chính sách bất cập nhất khó áp dụng vào thực tế, gây nhiều bức xúc cho nhân dân, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chậm tiến độ đối với thu hồi đất nông nghiệp. Theo Luật 2003 cách thức để nhà đầu tư có đất để thực hiện dự án được phân thành hai trường hợp, một là theo quy trình Nhà nước thu hồi đất hai là cơ chế chuyển đổi đất đai tự nguyện trên cơ sở nhà đầu tư thương thảo với người sử dụng đất để nhận quyền sử dụng đất thông qua chuyển nhượng, thuê hoặc góp vốn dẫn sự khác biệt rất lớn về quyền lợi được hưởng của người dân đặc biệt khi các dự án gần nhau gây nên sự so sánh, khiếu nại và không đồng tình của người dân.

Các biện pháp chế tài để triển khai thực hiện các kết luận, quyết định đã có hiệu lực pháp luật chưa đủ mạnh, làm cho kết luận, quyết định giải quyết chưa được thực hiện nghiêm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

Chương 2

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2010 2014 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)