Tình hình quản lý, sử dụng đất đa

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2010 2014 (Trang 55)

K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất đa

Sau khi có Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai 2013, công tác quản lý Nhà nước về đất đai được tăng cường và đi vào nề nếp, pháp luật đất đai đã đi vào cuộc sống, ý thức của người sử dụng đất từng bước được nâng lên. Các nội dung cơ bản về quản lý Nhà nước về đất đai được thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả. Đến nay, toàn Thành phố đã hoàn thành cơ bản công tác đo đạc lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các khu vực đất đô thị; công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết các tranh chấp kịp thời, công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện đúng định kỳ. Công tác lập, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn Thành phố ngày càng được chú trọng, chất lượng được nâng cao là cơ sở pháp lý cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đúng quy định của pháp Luật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị; trật tự an toàn xã hội.

3.1.3.1. Thực hiện việc ban hành các văn bản chỉ đạo về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long đã ban hành nhiều Văn bản nhằm tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo, làm căn cứ pháp lý trong việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn toàn Thành phố.

Ngoài ra UBND thành phố Hạ Long còn ban hành trên 9000 các Quyết định và Văn bản khác liên quan đến công tác quản lý đất đai.

3.1.3.2. Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện chỉ thị 364/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), địa giới hành chính (ĐGHC) của Thành phố và các phường, được khoanh định cắm mốc cố định ngoài thực địa, hồ sơ ĐGHC đã giao cho Ủy ban nhân dân các cấp quản lý với 20 phường.

Trong quá trình thực hiện Nghị định 102/CP ngày 27/12/1993 của Chính phủ về thành lập thành phố Hạ Long; Nghị định số 111/2003/NĐ-CP ngày 01/10/2003 của Chính phủ về thành lập phường Tuần Châu, Hùng Thắng thuộc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 thành phố Hạ Long; Nghị định 58/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới một số phường, thuộc thành phố Hạ Long các hồ sơ ĐGHC thành phố Hạ Long và các phường liên quan đã được điều chỉnh bổ sung và cắm mốc theo quy định. Tuy nhiên, riêng tuyến địa giới hành chính giáp với Biển Đông giáp huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng chưa được ký kết với các địa phương của thành phố Hải Phòng, do vậy thành phố Hạ Long chờ giải quyết, thống nhất xong về đường địa giới sẽ bổ sung và hoàn thiện sau.

3.1.3.3. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, đánh giá phân hạng đất

* Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính

Từ năm 1997 đến hết năm 2000, được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hạ Long đã tổ chức đo đạc bản đồ địa chính trên phạm vi hành chính của 18 phường, tài liệu đo vẽ được đưa vào sử dụng kịp thời phục vụ cho công việc quản lý sử dụng đất và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Sau khi tiếp nhận 2 xã Đại Yên và Việt Hưng thuộc huyện Hoành Bồ, năm 2003, Ủy ban nhân dân Thành phố đã chủ động trích ngân sách địa phương tổ chức đo đạc tiếp khu vực đất chuyên dùng và đất dân cư của hai xã để tiện việc quản lý sử dụng đất. Đến nay, Thành phố đã hoàn thành công tác đo đạc bản đồ địa chính đất nông nghiệp tại phường Hà Phong và đo đạc bản đồ địa chính đất lâm nghiệp trên địa bàn cho tổ chức, hộ gia đình ở các phường Việt Hưng, Đại Yên, Hà Khẩu. Tuy nhiên, việc sử dụng bản đồ địa chính chưa đạt hiệu quả cao do bản đồ không được chỉnh lý biến động thường xuyên, diện tích đo vẽ trước kia chỉ thực hiện trong khu dân cư còn diện tích đất canh tác và đất rừng chủ yếu được tổ chức đo vẽ về sau. Do vậy việc lồng ghép, tiếp biên giữa các loại bản đồ đo vẽ ở các thời điểm khác nhau gặp nhiều vướng mắc bất cập. Hiện nay các bản đồ đo từ năm 1997- 2000 đã biến động nhiều do đó chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay, vì vậy cần có phương án đo chỉnh lý bổ sung, biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài liệu quý giá này.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

* Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất

Từ năm 2000 đến nay trên địa bàn Thành phố đã xây dựng được các loại: + Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000: 03 bộ tỷ lệ 1/25000

+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005: 05 bộ tỷ lệ 1/25000 + Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010: 05 bộ tỷ lệ 1/25000

+ Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2003-2010: 05 bộ tỷ lệ 1/25000 + Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2020: 05 bộ tỷ lệ 1/25000

+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000 của 20 phường, mỗi đơn vị 02 bộ + Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của 20 phường, mỗi đơn vị 04 bộ + Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của 20 phường, mỗi đơn vị 04 bộ + Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của 20 phường.

* Công tác khảo sát, đánh giá, phân hạng đất

Trong thời gian qua, được sự quan tâm giúp đỡ của các Bộ, Ngành Trung ương, tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện đánh giá, phân hạng đất đai, xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng của tỉnh và 14 huyện, thành phố, thị xã trong đó có thành phố Hạ Long đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1989/QĐ-UB ngày 17/6/2005.

3.1.3.4. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được Thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện từ quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2020, quy hoạch ngành, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của 20 phường, xã và Thành phố, quy hoạch chi tiết các dự án. Kết quả đã thực hiện xong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 20 phường, xã thời kỳ 2006 đến 2010; Thành phố thời kỳ 2004 đến 2010. Năm 2013 phê duyệt quy hoạch sử dụng đất của Thành phố đến 2020 và năm 2014 phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của thành phố theo Luật Đất đai 2013. Các quy hoạch chi tiết được thực hiện cơ bản theo đúng trình tự quy định và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tổng thể đã được phê duyệt. Việc thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế họach sử dụng đất đã góp phần tích cực trong công tác quản lý đất đai của Thành phố nhất là trong công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 chuyển mục đích sử dụng đất, phục vụ thu hút đầu tư các dự án, tăng nguồn thu cho ngân sách và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Tuy nhiên, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng cần được các đơn vị tư vấn nghiên cứu, tính toán kỹ để khắc phục những tồn tại các dự án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đảm bảo chất lượng tốt hơn về tính ổn định, tính đồng bộ và tính khoa học.

3.1.3.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Từ khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đã có những chuyển biến tích cực. Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích cơ bản đúng trình tự, đúng đối tượng, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Kết quả từ năm 2010 đến 2014 toàn Thành phố đã thực hiện giao đất, cho thuê đất, cho 216dự án của các tổ chức với diện tích 2354,3 ha, để phục phụ xây dựng các dự án kinh tế, xã hội, các khu dân cư đô thị, an ninh, quốc phòng, tôn giáo, tín ngưỡng. (Bảng 3.1)

Bảng 3.1. Tổng hợp các dự án giao đất, cho thuê đất của tổ chức trên địa bàn thành phố Hạ Long từ năm 2010-2014

Năm giao, cho thuê

đất

Giao đất Cho thuê đất Tổng số

công trình giao đất, cho thuê đất Tổng diện tích giao đất, cho thuê đất Số công trình, dự án Diện tích (ha) Số công trình, dự án Diện tích (ha) 2010 24 89,8 13 83 37 172,8 2011 24 179,2 14 56,9 38 236,1 2012 31 21,1 30 715,4 61 736,5 2013 17 24,2 15 339,6 32 363,8 2014 13 24,3 35 820,8 48 845,1 Tổng cộng 109 338,6 107 2015,7 216 2354,3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 Việc thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất trái pháp luật và giải tỏa thực hiện công trình được tiến hành thường xuyên. Song vấn đề thu hồi đất của hộ gia đình để xây dựng, cải tạo chỉnh trang đô thị thuộc các dự án trọng điểm vẫn còn chậm do nhiều nguyên nhân về định giá đất còn thấp, công tác đền bù còn chưa hợp lý và thống nhất, thời gian đền bù, giải tỏa kéo dài làm chậm tiến độ đầu tư và trong cùng một thời gian có nhiều dự án triển khai trên địa bàn với quy mô đáng kể.

3.1.3.6. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Công tác đăng ký quyền sử dụng đất: thành phố Hạ Long thực hiện đo đạc bản đồ và tổ chức đăng ký quyền sử dụng đất tập trung từ năm 1997 đến nay, chủ yếu là đất dân cư. Từ khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành đến nay việc đăng ký đã có nhiều chuyển biến tích cực, việc kê khai đăng ký lần đầu đã đạt 95% tổng số đối tượng cần đăng ký.

- Công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính: thành phố Hạ Long đã lập xong hồ sơ địa chính dạng giấy từ năm 1997 đến năm 2003 cho toàn bộ 20 phường, xã trên địa bàn Thành phố bao gồm bản đồ địa chính, sổ mục kê, sổ địa chính, hồ sơ lưu của từng thửa đất lập trong quá trình quản lý, theo số liệu thống kê số lượng sổ mục kê, sổ địa chính của 20 phường, xã. Việc lập và quản lý hồ sơ địa chính ở cả Thành phố, phường nhìn chung là tốt không bị mất mát, thất lạc và rách nát, song việc chỉnh lý biến động trên hồ sơ địa chính đôi lúc chưa kịp thời, việc lưu trữ hồ sơ còn chưa khoa học, việc lập và quản lý hồ sơ địa chính chưa có đủ điều kiện vật chất và lực lượng để thực hiện theo công nghệ số.

- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: theo số liệu thống kê số giấy chứng nhận cần cấp lần đầu trên toàn Thành phố là 63273 giấy, tính đến 31/12/2014 đã cấp GCN lần đầu được 62115giấy đạt 98,17%. Tỷ lệ cấp giấy lần đầu đạt kết quả cao thể hiện sự quyết tâm của chính quyền địa phương trong công tác quản lý đất đai và đem lại quyền lợi chính đáng cho người dân. Kết quả cụ thể như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả cấp giấy CNQSDĐ trên địa bàn thành phố Hạ Long (tính đến 31/12/2014)

STT Loại Đất Tổng diện tích cần cấp theo hiện trạng (ha) Tổng số giấy cần cấp theo hiện trạng Diện tích đã cấp tính đến nay Số giấy đã cấp tính đến nay Diện tích (ha) Tỷ lệ% Số giấy Tỷ lệ% I Nhóm đất Nông nghiệp 4244,2 6701 3019,64 71,15 5975 89,17 1 Đất sản xuất nông nghiệp 1201,27 5503 879,93 73,25 5198 94,46 2 Đất Lâm Nghiệp 2177,33 785 2139,71 98,1 777 98,98 3 Đất Nuôi trồng thuỷ sản 865,6 413 0 0 0 0,00 4 Đất làm muối 5 Đất nông nghiệp khác

II Nhóm đất phi Nông nghiệp 1843,6 56572 1768,14 95,64 56140 99,24

1 Đất ở tại Nông thôn

2 Đất ở tại Đô thị 1843,6 56572 1768,14 95,64 56140 99,24

3 Đất SX, KD phi nông nghiệp 4 Tín ngưỡng

5 Đất phi nông nghiệpkhác 6 Đất có mặt nước chuyên dùng

Tổng 6087,8 63273 4787,78 78,65 62115 98,17

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50

3.1.3.7. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Hạ Long (tính đến 1/1/2014) STT Mục đích sử dụng loại đất Diện tích (ha) cấu % Tổng diện tích tự nhiên 27195,03 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 9453,74 34,76

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1346,60 4,95

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 721,95 2,65

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 475,57 1,75

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 0,00

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm HNK 246,38 0,91

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 624,65 2,30

1.2 Đất Lâm nghiệp LNP 6985,58 25,69 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1674,95 6,16 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 5016,66 18,45 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 293,97 1,08 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1120,62 4,12 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 0,94 0,00

2 Đất phi nông nghiệp PNN 16557,65 60,88

2.1 Đất ở OTC 2239,86 8,24

2.1.1 Đăt ở tai nông thôn ONT 0,00

2.1.2 Đất ở đô thị ODT 2239,86 8,24

2.2 Đất chuyên dùng CDG 11356,85 41,76

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 46,97 0,17

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 1165,62 4,29

2.2.3 Đất an ninh CAN 19,23 0,07

2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 2983,69 10,97

2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 7141,34 26,26

2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN 3,60 0,01

2.4 Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 73,16 0,27

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 2884,14 10,61

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,04 0,00

3 Đất chưa sử dụng CSD 1183,64 4,35

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 111,15 0,41

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 709,40 2,61

3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 363,09 1,34

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 Thực hiện quy định của Luật Đất đai năm 2003, Luật đất đai 2013 và các Nghị định, Thông tư thi hành Luật Đất đai việc thống kê, kiểm kê đất đai hàng năm và 5 năm đã được Thành phố chỉ đạo thực hiện nghiêm túc. Đang tiến hành công tác kiểm kê đất đai năm 2014. Theo kết quả thống kê năm 2013 thì tổng diện tích tự nhiên của Thành phố đến 1/1/2014 là 27.195,03 ha, chi tiết như sau: diện tích đất nông nghiệp là 9453,74 ha chiếm 34,76%, diện tích đất phi nông nghiệp là 16.557,65 ha chiếm 60,88%, diện tích đất chưa sử dụng là 1.183,64 ha chiếm 4,35%. (Bảng 3.3)

Thành phố đã tổ chức thực hiện kiểm kê quỹ đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo Chỉ thị 31/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ, với kết quả: Tổng số tổ chức trên sử dụng đất trên địa bàn

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2010 2014 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)