Tính chất của nền kinh tế

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tự do hợp đồng trong pháp luật việt nam (Trang 37)

Trước đây nền kinh tế nước ta được xây dựng và phát triển dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, tồn tại dưới hai hình thức là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, trong đó sở hữu toàn dân giữ vai trò chủ đạo. Phù hợp với cơ cấu kinh tế này là cơ chế quản lý hành chính bao cấp. Theo cơ chế này, nền kinh tế phải được tổ chức và quản l‎ý theo phương pháp kế hoạch hóa tập trung cao độ và đòi hỏi phải có sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Ký kết và thực hiện hợp đồng trong giai đoạn này trở thành “nghĩa vụ” và phụ thuộc vào chỉ tiêu của Nhà nước. Tính kế hoạch đã biến những hợp đồng kinh tế trở thành công cụ đắc lực để xây dựng và thực hiện kế hoạch Nhà nước. Cơ chế quản l‎y kinh tế thời kỳ này có những đặc trưng cơ bản là:

(i) Cơ sở kinh tế được thiết lập trên nền tảng của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất; Nhà nước thiết lập thành phần kinh tế XHCN với hai hình thức sở hữu: tòan dân và tập thể. Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất không được thừa nhận

(ii) Nhà nước quản lý vi mô nền kinh tế, can thiệp quá sâu vào các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch chi tiết với chế độ cấp phát và giao nộp theo quan hệ hiện vật, trở thành “ông chủ” của một “doanh nghiệp” khổng lồ, dẫn đến các đơn vị kinh tế không có quyền tự chủ trong kinh doanh

(iii) Quy luật giá trị hầu như không được tính tới, các giá trị như đất đai, tư liệu sản xuất, sức lao động…không được coi là hàng hóa.

Do cơ chế quản l‎ý và tính chất của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ nên dẫn đến hậu quả là các quyền của công dân trong hoạt động sản xuất kinh doanh không được coi trọng và tất nhiên không có khái niệm

quyền tự do kinh doanh và nguyên tắc tự do hợp đồng, vì thế, cũng không được khẳng định trong các quan hệ hàng hóa – tiền tệ.

Ngày nay, nước ta đang xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế này cũng có những đặc trưng riêng, đó là:

(i)Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa đa hình thức sở hữu với nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Nhà nước tạo nên sự bình đẳng cho các thành phần kinh tế này trước pháp luật. Các doanh nghiệp tự do cạnh tranh để tồn tại và phát triển.

(ii) Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế, không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà chỉ tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi để các cá nhân, tổ chức tự do tham gia hoạt động.

(iii) Nhà nước đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho các chủ thể pháp luật (sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, sản xuất cho ai…) đều là công việc của các nhà kinh doanh. Công cụ tác động vào các hoạt động kinh doanh đó không phải là kế hoạch Nhà nước mà là đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, là nhu cầu của xã hội.

Với một nền kinh tế thị trường như vậy thì tự do hợp đồng tất yếu phải trở thành nguyên tắc trong hoạt động của các nhà kinh doanh. Tuy nhiên, kinh tế thị trường có các mô hình khác nhau. Ở Mỹ có mô hình thị trường tự do. Ở Châu âu có mô hình kinh tế thị trường - xã hội. Ở Việt Nam có kinh tế thị trường nhưng lại được quản lý theo định hướng XHCN và vì vậy mức độ tự do của việc ký kết hợp đồng cũng phải khác nhau. Ở Mỹ sự tự do được ghi nhận ở mức độ cao hơn các nước Tây Âu. Ở Việt Nam mức độ tự do kinh doanh không giống như ở các nước có kinh tế thị trường phát triển theo hướng TBCN. Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định

rằng, tính chất của nền kinh tế có ảnh hưởng rất lớn tới việc ghi nhận nội dung của nguyên tắc tự do hợp đồng.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tự do hợp đồng trong pháp luật việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)