c .Về á loại hợp đồng thông dụng
3.2.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện nguyên tắc tự do hợp đồng
Nguyên tắc tự do hợp đồng là một trong những nguyên tắc cơ bản, nhất là đối với nền kinh tế hội nhập hiện nay. Do vậy, chúng ta cần thiết phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chế định hợp đồng và nguyên tắc tự do hợp đồng nhằm tạo môi trường pháp lý ổn định góp phần phát triển kinh tế đất nước, theo đó các quy định về hợp đồng trong Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật chuyên ngành phải bảo vệ quyền tự định đoạt và hợp đồng được xác lập trên cơ sở thỏa thuận. Đó là nguyên tắc cơ bản nhất của
pháp luật về hợp đồng, bởi nếu nguyên tắc này không được thực hiện thì pháp luật về hợp đồng không còn đúng nghĩa của nó nữa, đó cũng là nguyên tắc quan trọng nhất của Bộ luật dân sự, là nền tảng để xây dựng và hoàn thiện pháp luật nói chung. Nguyên tắc tự do hợp đồng cũng cần mở rộng đến cả việc áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán nhất là tập quán thương mại quốc tế.
Việc hoàn thiện nguyên tắc tự do hợp đồng trong thời gian tới phải được thực hiện theo các phương hướng cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Đảm bảo sự phát triển các yếu tố kinh tế thị trường với việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Việc hoàn thiện nguyên tắc tự do hợp đồng phải nhằm thúc đẩy và bảo vệ các giao dịch trong đời sống cũng như trong các hoạt động giao lưu dân sự, kinh tế, thương mại bởi đó là tiền đề cũng như là điều kiện cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Trong lĩnh vực hợp đồng, Nhà nước chỉ nên giữ vai trò là người hỗ trợ cho các bên tham gia giao dịch và Pháp luật là “công cụ” để bảo đảm cho các giao dịch đó. Nhà nước không bảo hộ cho các giao dịch trái pháp luật, đạo đức xã hội nên Nhà nước có quyền can thiệp vào các quan hệ hợp đồng nhưng sự can thiệp đó chỉ được thực hiện vì mục đích bảo vệ trật tự công cộng và đạo đức xã hội. Điều này phải được quy định chặt chẽ nhằm tránh sự can thiệp tùy tiện, làm mất đi giá trị địch thực của nguyên tắc tự do hợp đồng.
Thứ hai: Hoàn thiện theo hướng hiện đại hóa các quy tắc áp dụng đối với hợp đồng
Pháp luật hợp đồng Việt nam mặc dù hòan thiện theo xu hướng đơn giản hóa hệ thống và việc tiếp cận pháp luật về hợp đồng nhưng các quy định về hợp đồng vẫn phải mở ra khả năng vận dụng kỹ thuật hiện đại của công nghệ – thông tin vào phương thức và hình thức xác lập, thực hiện giao
dịch, đảm bảo triệt để trong việc áp dụng nguyên tắc tự do hợp đồng trên thực tế.
Thứ ba: Cần đảm bảo tính thống nhất và hệ thống của pháp luật quốc gia về Hợp đồng
Trong quá trình xây dựng pháp luật hợp đồng, chúng ta nên loại trừ các quy định chồng chéo hay xung đột trong nội tại hệ thống các quy định pháp luật về hợp đồng, đồng thời lấp đầy những khoảng trống, thiếu hụt còn tồn tại. Các quy định có tính chất điều chỉnh chung (lex general) chỉ nên quy định trong Bộ luật dân sự. Bộ luật dân sự tuy không có giá trị tối thượng như Hiến pháp nhưng nó lại là bộ luật gốc điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội trong cuộc sống hàng ngày vì vậy nó có tính ổn định cao. Do vậy, các quy định có tính chất chung cần có tính khái quát cao, thể hiện triệt để quyền tự do hợp đồng để bảo đảm tính ổn định của Bộ luật dân sự bởi tính ổn định của Bộ luật dân sự là rất quan trọng vì nó tạo được niềm tin vào môi trường pháp lý của mỗi quốc gia. Các loại hợp đồng chuyên biệt nên được quy định chủ yếu trong các văn bản pháp luật chuyên ngành với tính chất là luật riêng (lex special). Trong Bộ luật dân sự chỉ nên quy định về một số loại hợp đồng chuyên biệt có tính rất ổn định. Các loại hợp đồng chuyên biệt nếu đã được quy định ở Bộ luật dân sự thì sẽ không quy định ở một văn bản pháp luật khác để tránh chồng chéo không cần thiết (trừ một số các quan hệ hợp đồng được ghi nhận khái quát trong Bộ luật dân sự thì phải được thể chế hóa trong các văn bản pháp luật chuyên ngành song sự hướng dẫn này về cơ bản nhất định phải phù hợp với những nguyên tắc, định hướng của Bộ luật).
Thứ tư: Pháp luật về hợp đồng của Việt Nam nói chung, nguyên tắc tự do hợp đồng nói riêng phải xích lại gần các quy định, các nguyên tắc chung về hợp đồng của các nước trên thế giới và khu vực cũng như không thể xa
rời các quy định của WTO thông qua khả năng cân nhắc, tiếp thu những kinh nghiệm và thông lệ quốc tế.