Khắc phục những hạn chế của pháp luật liên quan đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tự do hợp đồng trong pháp luật việt nam (Trang 133)

c .Về á loại hợp đồng thông dụng

3.2.2.4.Khắc phục những hạn chế của pháp luật liên quan đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng.

việc ký kết và thực hiện hợp đồng.

Quan hệ đối ngoại của Việt Nam ngày càng phát triển đa dạng, quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra ở nhiều cấp độ, nhiều tầng nấc: có quan hệ hợp tác song phương, quan hệ hợp tác nhiều bên, quan hệ hợp tác trên quy mô toàn thế giới, quan hệ hợp tác khu vực, quan hệ vùng, hợp tác tiểu vùng, quan hệ cấp Nhà nước, cấp chính phủ, quan hệ giữa các doanh nghiệp, quan hệ kinh tế-dân sự có yếu tố nước ngoài. Thực tế cho thấy từ giữa những năm 90, đặc biệt là từ năm 1995 trở lại đây, nước ta đã thu được những thành tựu to lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đã, đang và sẽ là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế: gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A (ASEAN) năm 1995; bắt đầu thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) từ 01/01/1996; Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) từ 12/1998. Bên cạnh đó, Việt Nam còn là một trong những thành viên sáng lập Diễn đàn Hợp tác A-Âu (ASEM) từ 03/1996, là thành viên của Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp, đã chính thức gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu A- Thái Bình Dương (APEC) từ 11/1998, tham gia hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000...

Có thể khẳng định rằng, những thành tựu trên đã góp phần tích cực nâng cao vị thế quốc tế, thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Theo đó, chính sách về mở cửa thị trường, tự do buôn bán hàng hóa, thương mại dịch vụ, bảo vệ sở hữu trí tuệ gắn với thương mại, đầu tư và hàng loạt các giao dịch pháp l ‎

ý khác …đang

được quan tâm, các quan hệ hợp đồng vì thế ngày càng được mở rộng, phong phú và đa dạng hơn bao giờ hết vì nó là hình thức pháp lý của các

quan hệ hàng hóa - tiền tệ. Mặt khác, quan hệ kinh tế quốc tế trong điều kiện hiện tại được quy về sự tương tác và liên kết chính sách, hài hòa các hệ thống pháp luật về kinh tế giữa các nhà nước. Do đó, nước ta cần thiết phải điều chỉnh, sửa đổi Pháp luật, nhất là pháp luật về hợp đồng sao cho hài hòa với môi trường pháp luật trên thế giới, bởi “hài hòa pháp luật về kinh tế trên quy mô khu vực và thế giới là một xu hướng không thể đảo ngược” [32, tr. 19] Có thể nói, mặc dù BLDS năm 2005 đã ra đời song bản thân Bộ luật mới cùng với hệ thống pháp luật chuyên ngành hiện nay vẫn chưa hoàn thiện, còn nhiều hạn chế và thiếu sót, do đó chưa thật sự tạo được hành lang pháp l‎ý để khuyến khích các chủ thể tích cực tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng. Trước yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống, xuất phát từ mục tiêu đảm bảo nguyên tắc tự do hợp đồng, Nhà nước ta cần xây dựng và thực hiện một số các giải pháp cơ bản sau :

Thứ nhất, Nhà nước cần tạo cơ chế pháp lý thông thoáng (đơn giản hoá thủ tục) cho các chủ thể pháp luật tham gia hoạt động kinh doanh thực sự (Quyền tự do thành lập doanh nghiệp).

Đây là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng trong hệ thống các quyền tự do kinh doanh. Nó là cơ sở và là một trong những điều kiện để đảm bảo nguyên tắc tự do hợp đồng được thực hiện trên thực tế. Nói đến quyền tự do thành lập và đăng k‎ý kinh doanh chúng ta hiểu rằng đây là quyền của cá nhân hay pháp nhân trong việc tạo lập tư cách pháp lý thông qua các thủ tục thành lập, đăng ký kinh doanh. Không ai có quyền ngăn cản trái phép quyền thành lập và đăng ký kinh doanh của họ. Cơ quan nhà nước phải tạo điều kiện bảo đảm cho họ thực hiện quyền của mình. Gắn liền với quyền thành lập và đăng ký kinh doanh là quyền tự do lựa chọn ngành nghề, hình thức tổ chức và địa điểm kinh doanh. Khi đã tiến hành đăng ký kinh doanh (được công nhận tư cách pháp lý) thì lúc đó các chủ thể mới có

tư cách của nhà kinh doanh và mới được phép tiến hành các hoạt động kinh doanh như: sản xuất, trao đổi, mua bán, thực hiện các dịch vụ…

Mặc dù pháp luật hiện hành đã ghi nhận và bảo đảm ở mức độ nhất định quyền tự do thành lập doanh nghiệp nhưng trong một số các quy định về quyền tự do thành lập doanh nghiệp hiện nay còn nhiều bất cập cần phải nhận thức và xem xét lại. Hệ thống pháp luật về doanh nghiệp có cơ cấu không bình thường. Đó là cơ cấu hệ thống văn bản các luật về doanh nghiệp được sắp xếp theo tính chất sở hữu hay thành phần kinh tế của các nhà đầu tư (góp vốn thành lập doanh nghiệp). Trong khi đó, tự do và bình đẳng trong đầu tư thành lập doanh nghiệp đặt ra yêu cầu là chỉ cho phép sự phân biệt doanh nghiệp theo dấu hiệu về hình thức pháp lý của tổ chức kinh doanh. Với việc phân biệt này, điều không tránh khỏi trong lập pháp và quản lý kinh tế là sự phân biệt đối xử về các điều kiện và khả năng gia nhập thị trường của các chủ đầu tư khác nhau khi họ thành lập doanh nghiệp, như vấn đề về giấy phép đầu tư, giấy phép kinh doanh, các quy định về ngành nghề đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh… Tất cả những tư duy pháp lý chia cắt và khác biệt thể hiện trong các luật về doanh nghiệp đang hiện hành đã tạo tiền đề tư tưởng cho sự phân biệt đối xử của công quyền vào các đối tượng quản lý khác nhau như: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, sự chia cắt về pháp luật doanh nghiệp giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài đã không chỉ vi phạm nguyên tắc bình đẳng trong kinh doanh mà thực sự là vật cản đáng kể đối với việc Việt Nam tham gia vào hội nhập kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, các quy tắc, thủ tục hành chính rườm rà, sách nhiễu sẽ làm mất cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư bởi các hợp đồng đã được đàm phán song chưa được ký kết vì chưa đủ điều kiện và (hoặc) chưa hoàn tất các thủ tục pháp lý (giấy tờ, tài liệu, chữ ký, con dấu…). Đây là một trong những nguyên nhân căn bản gây rủi ro cho

các doanh nghiệp và khiến họ “cầm chừng” trong giao kết hợp đồng, làm “tắc nghẽn” nguồn mạch giao lưu kinh tế – xã hội của đất nước.

Thực trạng trên cho thấy, chúng ta phải thiết lập một hệ thống pháp luật thông thoáng, tạo cơ sở pháp lý cho các cá nhân, tổ chức được tự do tham gia hoạt động kinh doanh. Như vậy, nguyên tắc tự do hợp đồng mới được đảm bảo. Với mục tiêu này, Nhà nước cần tiếp tục xây dựng triệt để cơ chế “một dấu, một cửa”, hạn chế việc cấp giấy phép từ Trung ương; bảo đảm để các quy định mới, các quy định sửa đổi, bổ sung, thay thế không được hồi tố; nếu có thì phải có thời gian hợp lý để doanh nghiệp chuyển đổi, trách các quy định áp dụng ngay, thay đổi thường xuyên và khó dự đoán. Việc cấp phép, chứng chỉ hành nghề, hạn ngạch nên thông qua các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội doanh nghiệp…với sự giám sát của cơ quan Chính phủ. Các quy định pháp luật tránh chung chung, bất bình đẳng, mâu thuẫn, chồng chéo và khó thực thi…(đảm bảo tính thống nhất của pháp luật về doanh nghiệp). Cụ thể: phải luật hóa một loạt các nguyên tắc pháp lý và khái niệm khoa học (những vấn đề mà ở các quốc gia khác được coi là hiển nhiên và không cần tồn tại dưới dạng quy phạm) về pháp luật doanh nghiệp để tạo tiền đề cho sự áp dụng thống nhất pháp luật trong tương lai, đó là những vấn đề như trách nhiệm hữu hạn, trách nhiệm vô hạn, vấn đề đối nhân, đối vốn…Bên cạnh đó, cần phải bổ sung, sửa đổi các vấn đề liên quan đến tài sản và tài sản góp vốn, các mô hình quản trị công ty…Điều quan trọng là chúng ta phải khắc phục và đi đến xóa bỏ sự phân biệt đối xử về các điều kiện gia nhập thị trường của mọi loại nhà đầu tư, ghi nhận đầy đủ và cụ thể hơn nữa hình thức pháp lý của tổ chức kinh doanh (loại hình doanh nghiệp) để các nhà đầu tư có điều kiện tự do trong việc quyết định đầu tư của mình, tạo điều kiện cho các chủ thể pháp luật trong và ngoài nước có cơ sở, điều kiện hợp pháp tham gia hợp tác trên cơ sở “tự do khế ước”.

Thứ hai, pháp luật cần quy định chi tiết nhằm giải qu‎yết thấu đáo mối quan hệ giữa pháp luật về hợp đồng với điều lệ, quy chế của Doanh nghiệp, tổ chức, pháp nhân… cũng như các điều kiện giao dịch mà các Doanh nghiệp thường tự ban hành hoặc thông qua một thủ tục nhà nước như phê chuẩn, đăng k‎ý…

Trong nền kinh tế thị trường, đây là một trong những vấn đề rất thực tế mà pháp luật về hợp đồng phải quan tâm. Ở nhiều nước, điều lệ, quy chế và các điều kiện giao dịch được coi là một phần của hợp đồng, nhất là trong điều kiện các thỏa thuận trong hợp đồng không rõ ràng hoặc thậm chí không có thỏa thuận về vấn đề đó. Các điều kiện giao dịch thường được các công ty lớn, có các loại giao dịch thường lặp đi lặp lại sử dụng (Ví dụ: Các công ty viễn thông, các công ty điện lực, các công ty bảo hiểm và các ngân hàng thương mại…). Thực tế, có nhiều quốc gia đã hợp thức hóa các điều kiện giao dịch bằng một thủ tục của nhà nước như đăng k‎ý hoặc phê chuẩn… và khi đó nó được coi như là một nguồn luật đối với các giao dịch của công ty đó.

Ở Việt Nam, mặc dù Luật doanh nghiệp có thể hiện các vấn đề trên song thực tế nội dung này vẫn chưa được quy định chi tiết và bảo đảm thực sự trong các văn bản pháp luật. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể khi tham gia k‎ý kết hợp đồng, Nhà nước cần bổ sung các quy định về giá trị của Điều lệ, quy chế và điều kiện giao dịch của doanh nghiệp trong mối quan hệ với pháp luật về hợp đồng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sự gia tăng các giao dịch và sự chuyên môn hóa của các Doanh nghiệp ngày càng lớn. Do vậy, xu hướng hiện nay là người ta làm cho các giao dịch được thuận tiện, nhanh chóng hơn bằng nhiều cách, trong đó có việc định ra các điều lệ, quy chế và điều kiện giao dịch. Để đảm bảo an toàn pháp l‎ý cho các giao dịch, pháp luật cần làm rõ mối quan hệ giữa giữa pháp luật về hợp đồng với điều lệ, quy chế và các điều kiện giao dịch, mặt khác

Nhà nước nên định ra các thể thức để hợp thức hóa như đăng k‎ý, phê chuẩn các điều lệ, quy chế và điều kiện giao dịch. Các thủ tục này rất có ý nghĩa vì có thủ tục Nhà nước nên các đơn vị sẽ cẩn thận hơn trong việc ban hành ra điều lệ, quy chế và điều kiện giao dịch. Mặt khác, nó là cơ sở, là căn cứ pháp lý để các chủ thể pháp luật khi tham gia giao dịch có quyền tự do lựa chọn, quyết định ký kết hay không k‎ý kêt hợp đồng. Như vậy, giữa chúng có mối liên hệ biện chứng, cùng tác động và hỗ trợ lẫn nhau. Đây cũng là một trong những phương pháp bảo đảm nguyên tắc tự do hợp đồng.

Thứ ba, pháp luật cần ghi nhận chặt chẽ và đảm bảo hơn về Quyền sở hữu tư liệu sản xuất nhằm phát huy khả năng giao kết và thực hiện hợp đồng trên thực tế đối với các chủ thể pháp luật.

Đối với nguyên tắc tự do hợp đồng thì vai trò của quyền sở hữu tư liệu sản xuất càng có vai trò quan trọng. Theo logic của hợp đồng thì không ai có thể mua bán, trao đổi hàng hóa, nếu không xác định được sở hữu của người bán đối với tài sản là đối tượng của hợp đồng. Quan hệ hợp đồng chính là sự vận động tự do của vốn và hàng hóa (hợp đồng là hình thức của quan hệ hàng hóa tiền tệ xét dưới góc độ kinh tế). Suy cho cùng thì bản chất của hợp đồng là sự vận động của quan hệ sở hữu. Thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nước ta hiện nay đã khẳng định vai trò của quyền tư liệu sản xuất đối với quyền tự do hợp đồng. Các quan hệ kinh tế hiện nay đã phát triển sống động, đa dạng (thông qua hợp đồng) trên các lĩnh vực của nền kinh tế trong nước cũng như nước ngoài; giữa các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau; giữa các nhà kinh doanh trong nước với các thương gia nước ngoài. Tuy nhiên, với thực tế phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, vấn đề về sở hữu tư liệu sản xuất ở nước ta vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định cần thiết phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, như: (i) Hạn chế trong việc quy định về các hình thức sở hữu ( Mặc dù chúng ta đã ghi nhận các hình thức sở hữu như: sở hữu toàn dân, sở hữu

của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, sở hữu hỗn hợp, sở hữu chung nhưng chúng ta lại không ghi nhận một hình thức sở hữu quan trọng đó là sở hữu pháp nhân). Để tạo lập tính độc lập về kinh tế cũng như pháp lý để pháp nhân thực hiện được quyền tự chủ, tính năng động trong hoạt động kinh doanh đồng thời giúp pháp nhân thực hiện được chế độ trách nhiệm hữu hạn của mình, Nhà nước ta cần thiết phải ghi nhận hình thức này , theo đó làm rõ mối quan hệ trong quyền sở hữu đối với tài sản giữa thành viên với pháp nhân – sự tách bạch giữa tài sản của pháp nhân và tài sản của thành viên pháp nhân; (ii) chưa thực sự xác định được chủ sở hữu đích thực trong Doanh nghiệp nhà nước (mặc dù Luật doanh nghiệp nhà nước 2003 ra đời đã khắc phục một phần tình trạng trên song hiện nay vẫn không tránh khỏi vấn đề khó khăn khi xác định chủ sở hữu thực sự của một DNNN vì có nhiều cơ quan nhà nước tham gia thực hiện chức năng của chủ sở hữu Nhà nước như Bộ chủ quản thì có quyền thành lập, giải thể doanh nghiệp, quyết định tổ chức nhân sự, kế hoạch kinh doanh; Bộ tài chính thì quản lý về vốn và tài sản; Bộ lao động và thương binh xã hội quản lý lao động và tiền lương. Sự chồng chéo này sẽ dẫn đến mất tự chủ kinh doanh cho các DNNN). Để doanh nghiệp nhà nước có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh, chúng ta cần phải khẳng định dứt khoát là Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước là hai chủ thể pháp lý độc lập và mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước giống như mối quan hệ giữa thành viên công ty và công ty (Nhà nước ở vị trí của nhà đầu tư cũng giống như thành viên công ty trong công ty đối vốn là người đã đầu tư (góp vốn) để hình thành nên pháp nhân công ty). Như vậy, khi doanh nghiệp nhà nước được thành lập chính thức, tất cả vốn và tài sản của Nhà nước đầu tư sẽ chuyển thành vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước, trở thành tài sản của doanh nghiệp nhà nước. Nếu không xác định cơ chế pháp lý như vậy thì

doanh nghiệp nhà nước trên thực tế và về pháp lý sẽ không thể có tư cách pháp nhân thực sự để tồn tại trên thương trường và thực hiện triệt để nguyên tắc tự do hợp đồng với tư cách là thực thể pháp lý độc lập hành động theo các tín hiệu thị trường.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tự do hợp đồng trong pháp luật việt nam (Trang 133)