Một số quy định khác liên quan

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tự do hợp đồng trong pháp luật việt nam (Trang 71)

Trong Bộ luật dân sự đã có những quy định thông thoáng trên cơ sở tôn trọng bản chất của hợp đồng bằng việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc tự do khi giao kết hợp đồng. Ví dụ: Đối với hợp đồng mua bán tài sản: Chất lượng của vật mua bán do các bên thỏa thuận (khoản 1, điều 423); Giá cả do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên …(khoản 1, điều 424); Phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật (khoản 3, điều 424); Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thỏa thuận…(khoản 1, điều 425); Các bên thỏa thuận về địa điểm giao tài sản, nếu không có thỏa thuận khác thì áp dụng quy định tại điều 289 của Bộ luật (điều 426).

Không những thế, nguyên tắc tự do hợp đồng còn được thể hiện trong các quy định về sửa đổi, chấm dứt hợp đồng. Ví dụ: (i) khi sửa đổi hợp đồng: Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc sửa đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (khoản 1, điều 417); hoặc, (ii) khi chấm dứt hợp đồng: Một trong các căn cứ để chấm dứt hợp đồng dân sự là “theo thỏa thuận của các bên” (khoản 2, điều 418). Nhìn chung, các quy định về hợp đồng của Bộ luật dân sự về cơ bản đã phản ánh các quan hệ nghĩa vụ, đồng thời cũng phù hợp với các nguyên tắc chung của pháp luật dân sự là bảo đảm pháp lý cho các nhu cầu trao đổi, lưu thông hàng hóa, tài sản và cung ứng dịch vụ của các chủ thể . Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, Bộ luật dân sự đã bộc lộ những hạn chế nhất định, trong đó có các quy định về chế định hợp đồng. Điều này đã ảnh hưởng ít nhiều tới nguyên tắc tự do hợp đồng.

2.2.2.2. Những hạn chế của Bộ luật dân sự năm 1995 liên quan đến nguyên tắc tự do hợp đồng đến nguyên tắc tự do hợp đồng

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tự do hợp đồng trong pháp luật việt nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)