Giảm bớt sự can thiệp của các cơ quan công quyền vào quá trình ký kết hợp đồng.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tự do hợp đồng trong pháp luật việt nam (Trang 128)

c .Về á loại hợp đồng thông dụng

3.2.2.3. Giảm bớt sự can thiệp của các cơ quan công quyền vào quá trình ký kết hợp đồng.

quá trình ký kết hợp đồng.

Trước đây, mảng pháp luật kinh tế chưa được phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Sự điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ kinh tế xuất phát từ quan điểm: Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là một nền kinh tế đơn nhất với sự

thống trị của sở hữu xã hội chủ nghĩa (hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể). Hình thức sở hữu tập thể được coi là hình thức quá độ để chuyển lên hình thức sở hữu toàn dân. Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là một nền kinh tế được tổ chức theo phương pháp kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp. Yếu tố tổ chức-kế hoạch và yếu tố tài sản là hai yếu tố luôn luôn tồn tại trong các quan hệ kinh tế. Quan hệ tổ chức-kế hoạch được gọi là quan hệ dọc. Các quan hệ này thể hiện chủ yếu trong quá trình kế hoạch hóa. Chúng phát sinh từ các hoạt động lập kế hoạch, giao kế hoạch, cân đối kế hoạch, thực hiện kế hoạch, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Quan hệ ngang là quan hệ phát sinh giữa các đơn vị kinh tế thể hiện đặc trưng bằng hình thức pháp lý là hợp đồng kinh tế. Hợp đồng ở các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung không còn là hợp đồng theo nghĩa truyền thống vì nói đến hợp đồng là nói đến sự tự do thỏa thuận. Hợp đồng kinh tế trước đây thuần tuý là hợp đồng kế hoạch. Khi kế hoạch được coi là pháp luật thì việc thiết lập các quan hệ hợp đồng không dựa theo nguyên tắc tự do ý chí mà trở thành nghĩa vụ. Các đơn vị kinh tế có nghĩa vụ ký kết hợp đồng kinh tế. Như vậy hành vi giao dịch kinh tế lúc này trở thành hành vi mang tính tổ chức-kế hoạch và hệ quả của nó là việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng vừa được coi là một cơ chế tư pháp vừa là cơ chế hành chính. Trọng tài kinh tế nhà nước được nhà nước thành lập ra để quản lý chế độ hợp đồng kinh tế và để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng kinh tế. Sự can thiệp trực tiếp của quyền lực Nhà nước vào hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh của đơn vị kinh tế, hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý kinh tế gần như hoà nhập vào một lĩnh vực thống nhất đã làm cho nguyên tắc tự do hợp đồng không có chỗ đứng, do vậy hợp đồng không còn giữ đúng giá trị đích thực của nó trong giai đoạn nền kinh tế bao cấp trước đây.

Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế ở nước ta đang có những thay đổi cả về lượng và về chất. Ngày nay các quan hệ pháp luật trở nên vô cùng đa dạng và phong phú. Các quan hệ dọc vẫn còn tồn tại nhưng phạm vi của chúng ngày càng bị thu hẹp. Từ quản lý theo kiểu kế hoạch tập trung Nhà nước ta chuyển sang quản lý bằng kế hoạch định hướng, bằng chính sách, pháp luật và các đòn bẩy kinh tế. Các thủ tục hành chính cản trở công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật dần dần phải bị xóa bỏ.

Như vậy, có thể thấy kinh tế thị trường là nền kinh tế của những quan hệ hình thành và phát triển theo chiều ngang theo nguyên tắc tự do ý chí, thỏa thuận, bình đẳng và cùng có lợi. “Hợp đồng hóa” các quan hệ pháp luật đang là xu hướng tất yếu trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Mọi quan hệ giao dịch đều cần đến hình thức pháp lý là hợp đồng. Nếu thiếu hợp đồng thì nền kinh tế nước ta không thể vận hành một cách bình thường. Hơn nữa, trong xu thế quốc tế hóa pháp luật hợp đồng, chúng ta không thể không đề cao vai trò của hợp đồng trong các quan hệ kinh tế quốc tế, cũng như trong các quan hệ kinh tế trong nước.

Trong thời gian qua, mặc dù pháp luật về hợp đồng được xây dựng trên cơ sở tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên nhưng trong các quy định cụ thể Nhà nước vẫn can thiệp không cần thiết vào nguyên tắc này, như quy định qúa nhiều nội dung cơ bản của hợp đồng, hình thức bắt buộc của hợp đồng, khái niệm trái pháp luật được giải thích quá rộng… Để tránh sự sự can thiệp không cần thiết này, Nhà nước ta cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, Pháp luật về hợp đồng nói riêng nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể pháp luật được “tự do giao kết” hợp đồng, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mới. Cụ thể :

Thứ nhất, pháp luật về hợp đồng không nên liệt kê một cách cứng nhắc nội dung cơ bản, điều khoản chủ yếu của hợp đồng nói chung. Mặc dù những quy định mang tính đặc thù sẽ được thể hiện cụ thể trong các văn bản pháp luật chuyên ngành song không nhất thiết mọi quan hệ cũng buộc phải quy định quá chi tiết, tỉ mỉ…(vì chính sự liệt kê sẽ dẫn đến quy định thiếu). Quy định quá cụ thể này một mặt sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do thỏa thuận, tự do quyết định nội dung của hợp đồng của các bên và làm hạn chế tính linh hoạt của hoạt động kinh tế, thương mại, dân sự; mặt khác, có thể làm ảnh hưởng tới sự an toàn pháp lý cho các bên trong quan hệ hợp đồng, khi một bên muốn rũ bỏ nghĩa vụ thực hiện hợp đồng bằng cách viện lý do hợp đồng chưa được xác lập do thiếu một trong các điều khoản chủ yếu…Do vậy, nếu xét thấy một số quan hệ có khả năng quy định được theo hướng “mở” mà lại đảm bảo nguyên tắc tự do hợp đồng, đảm bảo sự thông thoáng của pháp luật thì chúng ta nên áp dụng phương thức này (quy định khái quát, chung chung) hoặc nếu có liệt kê thì chỉ liệt kê một số điều khoản đặc trưng của loại hợp đồng đó - mà thiếu những điều khoản đó thì hợp đồng không thể giao kết được để định hướng cho các bên thỏa thuận về những nội dung chi tiết của hợp đồng.

Thứ hai, pháp luật về hợp đồng phải tôn trọng các thỏa thuận, quyền tự định đoạt của các chủ thể tham gia hợp đồng, nhất là trong điều kiện nó được thực hiện để thể hiện tinh thần tôn trọng nguyên tắc tự do hợp đồng và với mục tiêu thúc đẩy các giao dịch trong điều kiện nền kinh tế thị trường.

Để đảm bảo nguyên tắc này, Nhà nước không nên can thiệp qúa sâu vào quan hệ giao dịch của các bên. Nhà nước chỉ nên quản l‎ý hành chính về mặt kinh tế (quản l‎ý ơ tầm vĩ mô) chứ không nên áp đặt ý chí của mình để

gò ép các cá nhân, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhau bằng một chế tài cứng nhắc trên cơ sở một giao dịch hoàn toàn mang tính tự

nguyện - theo bản chất của nó. Quy định như vậy là trái với logic và giá trị đích thực của hợp đồng.

Ví dụ: Quy định về các điều khoản bắt buộc của hợp đồng, về phạt vi phạm; về khung phạt đối với từng loại hợp đồng, từng vi phạm cụ thể (đã từng được quy định trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và vẫn tồn tại ở một số văn bản pháp luật hiện hành khác). Trong các văn bản pháp luật chuyên ngành về sau chúng ta không nên xây dựng theo hướng này, vô hình chung sẽ làm cản trở, hạn chế nguyên tắc tự do hợp đồng.

Thứ ba : Nhà nước nên loại bỏ thủ tục hành chính trung gian trong quan hệ hợp đồng.

Thực tế các quy định của pháp luật cho thấy Nhà nước vẫn có hành vi can thiệp không cần thiết vào quá trình giao kết hợp đồng.

Ví dụ : Đối với hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 5, điều 38 và khoản 5, điều 62 của Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính Phủ quy định chi tiết về Sở hữu công nghiệp thì Hợp đồng chỉ được đăng ký khi đã được Bộ trưởng Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường phê duyệt.

Quy định trên rõ ràng không đảm bảo nguyên tắc tự do hợp đồng. Mặc dù các chủ thể đã tiến hành trao đổi, bàn bạc và cùng đi đến quyết định giao kết hợp đồng song ý muốn của họ chưa chắc đã được chấp nhận vì hợp đồng đó - kết quả của sự tự do và bày tỏ ý chí lại phải được sự xem xét, phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Để tạo đà cho sự phát triển kinh tế xã hội, sự thịnh vượng của nền văn hóa, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế mới- nền kinh tế tri thức- đang dần định hình tại Việt Nam thì việc tạo hành lang pháp lý cho hoạt động này được phát huy mạnh mẽ là một việc làm thiết thực. Theo đó, pháp luật nước ta phải tạo điều kiện thuận lợi “thông thoáng và cởi mở” theo định hướng XHCN bằng cách đảm bảo thực hiện có hiệu quả nguyên

tắc tự do hợp đồng, nhất là trong lĩnh vực chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Với tinh thần đó, Pháp luật sở hữu trí tuệ nên bãi bỏ quy định về thủ tục phê duyệt hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tự do hợp đồng trong pháp luật việt nam (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)