Về hình thức hợp đồng kinh tế

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tự do hợp đồng trong pháp luật việt nam (Trang 62)

Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 quy định: Hình thức hợp đồng là văn bản hoặc tài liệu giao dịch như công văn, chào hàng, đơn đặt hàng, điện báo, điện tín (điều 1, 11 – Pháp lệnh). Thông tư số 108/TT-PC của Trọng tài kinh tế Nhà nước ngày 19/05/1990 hướng dẫn kýkết và thực hiện hợp đồng kinh tế (theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 và Nghị định 17-HĐBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế) quy định: “Hợp đồng kinh tế được ký kết bằng văn bản hoặc bằng tài liệu giao dịch. Hợp đồng ký kết bằng văn bản tức là hai bên cùng k‎ý hoặc một bên ký trước, bên khác ký sau nhưng cùng ký trên một văn bản. Hợp đồng ký kết bằng tài liệu giao dịch chỉ bao gồm những loại tài liệu như công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng. Như vậy có thể hiểu các hình thức giao dịch khác như thư từ, điện thoại, giấy giới thiệu, giấy biên nhận, biên lai, hóa đơn, vé tàu xe, sổ tiết kiệm,… không được xem là tài liệu giao dịch để k‎ý kết hợp đồng kinh tế, mà chỉ có ý nghĩa làm chứng cứ trong quan hệ hợp đồng kinh tế, đã được ký kết bằng văn bản hoặc bằng tài liệu giao dịch, công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng. Cụ thể: Điều 6- Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và Điều 4- Nghị định 17/HĐBT quy định các bên có quyền thỏa thuận việc làm chứng thư hợp đồng kinh tế. Khi cả hai bên thấy cần làm chứng thư

hợp đồng kinh tế hoặc khi một bên yêu cầu, bên kia chấp thuận thì các bên đưa hợp đồng kinh tế đến làm chứng thư tại một cơ quan công chứng nhà nước hoặc tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh. Quy định về hình thức hợp đồng kinh tế như vậy là cứng nhắc, không phù hợp.Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với sự đa dạng và phức tạp về chủ thể, về sở hữu, về đối tượng hợp đồng…thì việc quy định hình thức bằng văn bản hoặc tài liệu giao dịch được giới hạn như công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng là quá hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế hiện nay. Trên thực tế, có rất nhiều hợp đồng được ký kết giữa các pháp nhân dù là với mục đích kinh doanh mà không tuân thủ các yêu cầu về hình thức thì cũng không được coi là hợp đồng kinh tế, các tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng này sẽ được giải quyết theo thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Công văn số 11-KHXX ngày 23/01/1996 của TANDTC hướng dẫn Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế đã quy định: Sự cam kết bằng miệng giữa pháp nhân với pháp nhân trong giao dịch quan hệ kinh tế không được coi là kinh tế, vì không đúng hình thức hợp đồng do pháp luật quy định. Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng thì TAND sẽ giải quyết theo quy định tại Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Việc hướng dẫn của TANDTC như vậy là không phù hợp vì một hợp đồng có bản chất là giao dịch kinh tế thì dù có vi phạm về mặt hình thức thì những hợp đồng này vẫn phải thuộc thẩm quyền của Tòa kinh tế chứ không thể chuyển sang Tòa dân sự được, bởi vì một hợp đồng kinh tế không thể và không bao giờ trở thành hợp đồng dân sự chỉ vì vi phạm các quy định về hình thức của hợp đồng.

Trong điều kiện phát triển kỹ thuật thông tin hiện nay, các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian thường dùng phương tiện thông tin hiện đại để giao dịch, ký kết hợp đồng. Do vậy, nếu chỉ quy định hình thức của hợp đồng là văn bản và một số tài liệu giao dịch là không phù hợp mà cần thiết

phải quy định bao quát hơn: ký kết dưới hình thức văn bản (theo nghĩa rộng) và bằng lời nói.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tự do hợp đồng trong pháp luật việt nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)