Vị trí của nguyên tắc tự do hợp đồng

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tự do hợp đồng trong pháp luật việt nam (Trang 26)

Có thể khẳng định, các nguyên tắc tự do, nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc hợp tác, nguyên tắc thiện chí và trung thực là những nguyên tắc cơ bản, không thể thiếu trong giao kết hợp đồng. Nó là nền tảng pháp lý, là tư tưởng chỉ đạo bao trùm và có giá trị bắt buộc chung đối với các chủ thể khi tham gia quan hệ hợp đồng. Do đó, sự tồn tại của các nguyên tắc cơ bản trong pháp luật hợp đồng là khách quan bởi nó thể hiện nhu cầu không thể thiếu trong sự điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập sự ổn định và kích thích sự phát triển kinh tế-xã hội trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Không những thế, các nguyên tắc này còn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, xét theo phép duy vật biện chứng là mối liên hệ phổ biến

giữa các sự vật và hiện tượng. Trong khoa học pháp lý nói chung, mối liên hệ này được hiểu là mối liên hệ nội tại và tất yếu. Nó tồn tại trong một thể thống nhất, trong đó giữa chúng có sự tác động qua lại và ràng buộc lẫn nhau. Ví dụ: Để xem xét, nhận định quan hệ hợp đồng đó có tuân thủ triệt để nguyên tắc tự do hay không thì trước hết chúng ta phải nhận biết được trong quan hệ đó, giữa các chủ thể đó có sự phân biệt đối xử sang hèn về địa vị, về thành phần kinh tế, có sử dụng bạo lực khi giao kết hợp đồng không? (nguyên tắc bình đẳng) hoặc khi tiến hành giao kết hợp đồng, các bên có thông báo cho nhau biết về thực trạng của đối tượng giao kết không? (nguyên tắc thiện chí và trung thực)…Ngược lại, để xác định nguyên tắc thiện chí và trung thực thì ta phải phân tích xem khi tiến hành giao kết hợp đồng, các bên có hoàn toàn tự do ý chí và bày tỏ ý chí không? (nguyên tắc tự do hợp đồng)…

Qua ví dụ trên, chúng ta thấy rõ trong các quan hệ hợp đồng luôn có sự tồn tại, đan xen giữa các nguyên tắc, có nghĩa là muốn thực hiện triệt để nguyên tắc này thì phải thực hiện tốt các nguyên tắc còn lại. Thực tế, các nguyên tắc này có giá trị bổ sung, hỗ trợ chặt chẽ cho nhau, cùng mục đích đảm bảo hiệu quả cho các hoạt động pháp luật liên quan đến hợp đồng.

Tuy nhiên, khi xem xét mối liên hệ biện chứng giữa các nguyên tắc cơ bản của hợp đồng, chúng ta có thể khái quát chúng thành nhiều mối liên hệ: bên trong và bên ngoài, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu…Qua đó, chúng ta khẳng định rằng: nguyên tắc tự do là nguyên tắc có vị trí, vai trò quan trọng, có tính quyết định trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản khi giao kết hợp đồng. Điều này được thể hiện ở hai khía cạnh cơ bản sau:

(i) Tự do hợp đồng là nguyên tắc thể hiện bản chất đích thực của hợp đồng (tự do thể hiện ‎ý chí và thống nhất ý chí của hai hay nhiều bên)

Đây là nguyên tắc cơ bản xuyên suốt quá trình giao kết hợp đồng vì khi nói đến hợp đồng người ta hiểu ngay đó là sự thể hiện ýchí và sự thống nhất ý chí của các bên. Điều đó có nghĩa là các bên tham gia quan hệ hợp đồng có quyền tự do bày tỏ ý chí của mình (loại trừ sự áp đặt, cưỡng bức của bất cứ tổ chức, cá nhân nào). Pháp luật hợp đồng Việt Nam cũng như các hệ thống pháp luật về hợp đồng trên thế giới đều không bảo hộ các hợp đồng được giao kết trên cơ sở lừa dối, đe dọa và cưỡng bức…Do vậy, mọi giao kết hợp đồng không là kết quả của sự tự do bày tỏ ý chí và sự thống nhất của các ý chí ấy thì đều trở nên vô hiệu. Việc ghi nhận và tôn trọng thực hiện nguyên tắc tự do hợp đồng là một trong các phương thức thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đồng thời tạo sự bình ổn và trật tự xã hội.

(ii) Nguyên tắc tự do hợp đồng là tiền đề cho việc thực hiện các nguyên tắc khác.

Nói đến tự do hợp đồng là nói tới việc các chủ thể (cá nhân, pháp nhân, các thực thể pháp lý khác) có quyền thông qua hợp đồng để thỏa mãn các yêu cầu của mình. Nói cách khác, tự do hợp đồng là tự do thỏa thuận để làm bất cứ việc gì mà mình muốn, trừ những công việc mà pháp luật hoặc đạo đức xã hội cấm. So với các nguyên tắc khác thì nguyên tắc tự do ký kết là nguyên tắc cơ bản, then chốt vì trong nhiều trường hợp, nếu không có tự do hợp đồng thì các nguyên tắc khác cũng không có nhu cầu để tồn tại, không có cơ hội để được thực hiện. Ví dụ, nếu như hoạt động ký kết hợp đồng không được tự do, tức là nếu một công việc nào đó bị cấm làm, một hàng hóa nào đó bị cấm lưu thông thì các chủ thể sẽ không được tiến hành và khi công việc đó không được tiến hành, hàng hóa đó không được mua bán trên thương trường thì tất nhiên nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc trung thực…cũng không được đặt ra.

Khi các hợp đồng về các hàng hóa, giao dịch đó bị cấm thì không ai được làm và khi không ai được làm thì cũng không cần gì đến yêu cầu về

tính bình đẳng, về tính hợp tác, về tính trung thực trong sự ứng xử giữa các bên tham gia hợp đồng nữa. Chính vì vậy, có thể nói rằng nguyên tắc tự do hợp đồng là nền tảng của các nguyên tắc khác, là tiền đề cho các nguyên tắc khác tồn tại và thực thi trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tự do hợp đồng trong pháp luật việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)