Về các nguyên tắc ký kết hợp đồng

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tự do hợp đồng trong pháp luật việt nam (Trang 69)

Trong giao kết hợp đồng, BLDS năm 1995 cũng đã chính thức ghi nhận các nguyên tắc cơ bản như sau: “Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: Tự do giao kết hợp đồng, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng” (Điều 395 – BLDS 1995). Có thể khẳng định, đây là những nguyên tắc cơ bản trong giao kết hợp đồng, thể hiện bản chất của quan hệ dân sự và được áp dụng chủ yếu cho chế định giao dịch dân sự. Theo đó, tự do hợp đồng được xem là nguyên tắc quan trọng nhất khi các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng. Cụ thể: “Quyền tự do cam kết, thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm. Trong giao lưu dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào. Mọi cam kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên” (Điều 7,Chương I, Phần thứ nhất - BLDS 1995).

Tự do cam kết, thỏa thuận là cốt lõi tạo nên nội dung giao dịch. Những cam kết, thỏa thuận này thể hiện ý chí của chủ thể tham gia vào các giao dịch dân sự. Bởi vậy, ý chí của các chủ thể là yếu tố cơ bản của giao dịch dân sự. Nên, nếu giao dịch dân sự không có nội dung rõ ràng thì

“không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn căn cứ vào ‎ ý chí chung của các bên để giải thích điều khoản đó” (Điều 408, BLDS) hoặc trong một số trường hợp phải “dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết” (Điều 676, BLDS).

Những điều luật trên đã đánh dấu bước phát triển hoàn thiện của pháp luật dân sự về giao dịch dân sự ở nước ta. Đó là việc khẳng định quyền tự do giao kết của chủ thể. Nhìn lại các văn bản pháp luật trước khi có Bộ luật dân sự mà tập trung nhất là pháp lệnh hợp đồng dân sự ngày 7/5/1991 đã chưa phản ánh được đầy đủ nội dung của quyền tự do tham gia giao dịch dân sự, hay tự do “kết ước” của chủ thể để tạo ra một phạm vi tự do hoạt động của mỗi người. Tuy nhiên, tự do cam kết thỏa thuận phải không trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tự do hợp đồng trong pháp luật việt nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)