Xây dựng nhất quán pháp luật hợp đồng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tự do hợp đồng trong pháp luật việt nam (Trang 124)

c .Về á loại hợp đồng thông dụng

3.2.2.2. Xây dựng nhất quán pháp luật hợp đồng ở Việt Nam

Theo Từ điển Tiếng Việt năm 2003 của Trung tâm khoa học và ngôn ngữ thì thuật ngữ “ thống nhất” được hiểu là “việc hợp thành một khối, làm cho khớp lại với nhau”.

Bàn về vấn đề này, Ph.Ăng-ghen đã viết: “Pháp luật không những phải phù hợp với điều kiện kinh tế chung và không chỉ là sự biểu thị điều kiện chung đó mà còn phải là một sự biểu thị nhất quán từ bên trong để không tự phủ nhận mình bởi những mâu thuẫn nội tại” (C.Mac và Ph. Ăngghen, tập 37, tr.418). .

Theo Phó giáo sư, Tiến sỹ luật học Võ Khánh Vinh - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật thì “ một trong những vấn đề cốt lõi nhất của kỹ thuật lập pháp là phải đảm bảo cấu trúc mang tính hệ thống, tức là đảm bảo tính thống nhất, cân đối mối liên hệ bên trong và

sự phụ thuộc lẫn nhau trong tất cả các bộ phận hình thành hệ thống tính nhất quán về logíc trong cách diễn đạt của người làm luật”.

Theo Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Đào Trí ÚC – Viện trưởng Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật thì chúng ta có thể đánh giá một hệ thống pháp luật đúng đắn và hiệu quả dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn như: “tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và công nghệ trong quá trình lập pháp" [42, tr. 17]. Theo đó, phải đảm bảo: sự phát triển đồng bộ giữa các ngành luật; sự thống nhất, loại trừ mọi mâu thuẫn, chồng chéo hay trùng lắp trong bản thân hệ thống để đảm bảo một cơ chế điều chỉnh hiệu quả.

Tóm lại, để xây dựng được một hệ thống các quy định nhất quán và phản ánh đúng bản chất khách quan của các quan hệ hợp đồng, tránh những mâu thuẫn không đáng có về mặt lý luận cũng như thực tiễn nhằm tiến tới điều chỉnh một cách có hiệu quả đối với các quan hệ và xây dựng được cơ chế pháp lý vững chắc, khoa học và tin cậy cho mọi chủ thể tham gia quan hệ thì bên cạnh việc thống nhất pháp luật hợp đồng ở Việt Nam trên cơ sở tôn trọng bản chất của hợp đồng, thống nhất pháp luật hợp đồng của Việt Nam phải nằm trong một chỉnh thể thống nhất với toàn bộ hệ thống pháp luật có liên quan (đảm bảo về mặt lý luận), phải phù hợp với thực tiễn kinh tế- xã hội Việt Nam trong nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN, đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa thương mại (đảm baỏ về mặt thực tiễn).

Như vậy, để tạo cơ sở thuận lợi cho các quan hệ pháp luật, nhất là quan hệ về hợp đồng đồng thời đảm bảo giá trị đích thực của nguyên tắc tự do hợp đồng thì chúng ta cần thiết phải xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất, đặc biệt trong lĩnh vực hợp đồng. Việc thống nhất pháp luật hợp đồng phải đảm bảo trên hai phương diện cơ bản: (i) thống nhất về hình thức (thống nhất trong phân chia ngành luật, trong bố cục luật và thống

nhất trong ngôn ngữ, khái niệm pháp luật); (ii) thống nhất về nội dung luật (thống nhất, đồng bộ trong nội dung các quy định pháp luật, tức là các quy định này không được mâu thuẫn, chồng chéo, loại trừ lẫn nhau mà phải tạo thành một hệ thống có tính hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội).

Ngoài ra, xét một cách tổng thể thì thống nhất pháp luật còn bao gồm cả việc đảm bảo thống nhất trong hoạt động giải thích và áp dụng pháp luật, trên cơ sở logic và khoa học.

Mặc dù việc xây dựng pháp luật hợp đồng thống nhất ở Việt Nam không phải dễ dàng song sự “thống nhất” này nhất thiết phải thực sự toàn diện, khách quan và khoa học. Cụ thể:

Thứ nhất: Một số các nguyên tắc ký kết cơ bản đã quy định trong văn bản pháp luật gốc về hợp đồng (Bộ luật dân sự năm 2005) thì không nên quy định lại ở trong các văn bản pháp luật chuyên ngành.

Các nguyên tắc cơ bản trong giao kết hợp đồng (nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng) đã từng được quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 395), sau đó được kế thừa trong văn bản gốc về hợp đồng là Bộ luật dân sự mới năm 2005 (Điều 389). Song, việc đề cập lại nội dung của các nguyên tắc này trong các văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn Bộ luật một mặt sẽ không đảm bảo về kỹ thuật lập pháp; mặt khác, sẽ gây nên sự bất cập và thiếu thống nhất trong các văn bản luật, làm ảnh hưởng tới việc thực hiện nguyên tắc tự do hợp đồng trên thực tế, do sự nhận thức vấn đề sai lệch xuất phát từ chính các quy định của pháp luật thực định.

Ví dụ: Trong Luật thương mại năm 2005 vẫn nhắc lại các nguyên tắc cơ bản đã được ghi nhận tại điều 4, điều 5, điều 389 của Bộ luật dân sự năm 2005. Tuy nhiên, trong Luật xây dựng lại không có một điều nào quy

định các nguyên tắc cơ bản, kể cả trong mục 2, chương VI quy định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng cũng không thấy bóng dáng của các nguyên tắc này. Chính sự không thống nhất, không tập trung trong các văn bản pháp luật sẽ làm cho một số người hiểu máy móc và sai lệch tinh thần của pháp luật hợp đồng nói chung, nguyên tắc tự do hợp đồng nói riêng (Luật xây dựng không ghi nhận các nguyên tắc cơ bản có nghĩa là không nhất thiết phải tuân thủ sự tự do, tự nguyện và bình đẳng khi ký kết hợp đồng). Như vậy, chúng ta cần phải tạo cơ chế pháp luật thống nhất để mọi người đều hiểu rằng trong quan hệ hợp đồng, các chủ thể tham gia ký kết đương nhiên phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc cơ bản đó. Do đó, nhà làm luật chỉ nên quy định các nguyên tắc đặc thù trong các văn bản pháp luật chuyên ngành nhằm điều chỉnh về hợp đồng trong lĩnh vực chuyên biệt. Các nguyên tắc cơ bản đã được ghi nhận trong Bộ luật dân sự 2005 thì không nhất thiết phải quy định lại trong các văn bản pháp luật chuyên ngành.

Thứ hai: Cần phải xây dựng chuẩn mực khái niệm hợp đồng chung Mặc dù Bộ luật dân sự 2005 chủ yếu tập trung sửa đổi, bổ sung ở các điều khoản chi tiết về hợp đồng dân sự. Tuy nhiên, việc duy trì chữ “dân sự” trong khái niệm “giao dịch dân sự” và “hợp đồng dân sự” trong điều kiện xây dựng chế định hợp đồng thành chế định chuẩn mực áp dụng chung cho các quan hệ dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động... đã thể hiện phần nào những hạn chế còn tồn tại của chế định này.

Với mục tiêu xây dựng các quy định của Bộ luật dân sự để điều chỉnh chung cho tất cả các quan hệ về hợp đồng thì trước hết, khái niệm về hợp đồng trong Bộ luật dân sự cần phải thể hiện được tinh thần ấy. Theo đánh giá của các chuyên gia trong nước và quốc tế thì khái niệm về hợp đồng dân sự trong Bộ luật dân sự 2005 mang tính khái quát cao và tương ứng với khái niệm chung về hợp đồng của các nước. Vì vậy, có thể coi đây

là khái niệm chung về hợp đồng. Tuy nhiên, để mở rộng ngoại diên của khái niệm này, cần thiết phải bỏ thuật ngữ dân sự đằng sau thuật ngữ hợp đồng trong khái niệm đó.

Ngoài ra, các quy định về hợp đồng trong Bộ luật cũng cần nhất quán nội dung trên - tức là quy định về hợp đồng nói chung chứ không đề cặp đến hợp đồng dân sự như hiện nay để đảm bảo tính thống nhất và nguyên tắc tự do hợp đồng.

Thứ ba : Phải quán triệt hơn nữa tư tưởng: những quy định mang tính đặc thù, riêng biệt phải được điều chỉnh ở văn bản pháp luật chuyên ngành chứ không được quy định xen kẽ, trà trộn trong một đạo luật gốc điều chỉnh những vấn đề và những nguyên tắc pháp lý chung.

Do vậy, nên xác định dứt khoát rằng, Bộ luật dân sự là Bộ luật gốc quy định về hợp đồng, còn các luật chuyên ngành thì tập trung vào xử lý tính đặc thù của các quan hệ pháp luật chuyên ngành. Hiện nay, mặc dù BLDS 2005 ở nước ta đã có quy định chi tiết các điều khoản về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự song chưa thể hiện triệt để được tính thống nhất của chế định hợp đồng theo quan điểm: xây dựng chế định nghĩa vụ và hợp đồng thành nền tảng chung, điều chỉnh các quan hệ hợp đồng được xác lập trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thoả thuận và tự chịu trách nhiệm. Ví dụ: Các quy định về hợp đồng liên quan đến nhà ở và quyền sử dụng đất – một chế định riêng về đất đai thuộc phạm vi điều chỉnh của luật chuyên ngành lại vẫn được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005. Quy định trên đã làm cho chế định hợp đồng trở nên phân tán và mất tập trung.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tự do hợp đồng trong pháp luật việt nam (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)